Kết quả về mặt định tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao năng lực giải bài toán hóa học (Trang 150 - 219)

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.2. Kết quả về mặt định tính

Chúng tôi đã phát phiếu điều tra (phụ lục 5) đến 113 HS : lớp thực nghiệm (57 HS) và lớp đối chứng (56 HS). Để có thể so sánh NLGBTHH của HS các lớp TN và ĐC, chúng tôi tính điểm trung bình bằng cách lấy tổng của các tích (số phiếu x số hạng) chia cho tổng số phiếu. Điểm trung bình càng lớn thì NLGBTHH càng cao. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 3.18 và bảng 3.19.

Bảng 3.18. Ý kiến về mức độ thành thạo các kĩ năng giải BTHH của HS

Số TT

Kĩ năng

Mức độ thành thạo (điểm trung bình)

TN ĐC

1 Sử dụng ngôn ngữ hóa học 3.60 3.09

2 Viết và cân bằng phương trình phản ứng 3.81 3.50 3 Xây dựng các công thức tính tóan liên quan đến

các chất ở những phản ứng hóa học quan trọng

3.11 2.48

4 Phân tích và tóm tắt đề 3.12 2.36

5 Xây dựng tiến trình luận giải (các bước giải) 2.70 2.48 6 Phát hiện và giải quyết vấn đề của bài toán 3.16 2.64

7 Tính toán 3.70 3.30

Bảng 3.19. Ý kiến về mức độ thành thạo năng lực giải BTHH của HS Số

TT

Dạng bài toán

Mức độ thành thạo (điểm trung bình)

TN ĐC

1 Bài toán cơ bản 3.45 3.04

2 Bài toán biến dạng 2.81 2.04

3 Bài toán tổng hợp 2.81 2.36

4 Bài toán trắc nghiệm 3.12 2.73

Từ kết quả điều tra cho thấy: NLGBTHH của HS lớp TN tốt hơn so với lớp ĐC.

Một số kĩ năng quan trọng như phân tích và tóm tắt đề, phát hiện và giải quyết vấn đề, xây dựng công thức tính toán liên quan đến các chất trong phản ứng ... được nâng cao.

- Ý kiến nhận xét của các giáo viên tham gia dạy thực nghiệm

Các GV tham gia dạy thực nghiệm đều khẳng định các biện pháp nâng cao NLGBTHH của đề tài nghiên cứu thực sự đã giúp HS hứng thú hơn rất nhiều trong

học tập, hiệu quả dạy học được nâng lên rõ rệt. Các em đã nhận diện và giải được các dạng toán thường gặp. Kĩ năng quan sát, phân tích của HS, đặc biệt khả năng tư duy, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề được tăng lên rất nhiều. HS đã biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt và sáng tạo hơn, giải được các bài tóan biến dạng và tổng hợp.

Một vài biện pháp, chẳng hạn kĩ năng xây dựng sơ đồ ngược để định hướng giải một cách logic, các GV đều nhận xét là hay tuy nhiên nhiều HS vẫn chưa quen, cần phải có nhiều thời gian để rèn luyện hơn. HS yếu kém gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân tích đề bài, định hướng giải...Một số bộ phận HS còn lười biếng. Do đó cần tăng cường rèn luyện và kiểm tra thường xuyên thì các biện pháp mới thực sự có hiệu quả.

Qua kết quả về mặt định lượng cũng như định tính, chúng tôi nhận thấy khả năng giải BTHH của các em ở lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Điều đó đã khẳng định các biện pháp nâng cao NLGBTHH cho HS lớp 12 THPT của chúng tôi là đúng đắn, có tính khả thi.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Ở chương này, chúng tôi đã trình bày:

1. Mục đích thực nghiệm: Nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp nâng cao năng lực giải BTHH cho HS lớp 12 THPT đã đề xuất.

2. Đối tượng thực nghiệm: Chúng tôi đã chọn 10 lớp (5 lớp TN và 5 lớp ĐC) thuộc 4 trường phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bình Dương, với 196 HS lớp thực nghiệm và 194 HS lớp đối chứng.

3. Tiến hành thực nghiệm: Chúng tôi đã thực hiện các bước: soạn giảng các bài học có sử dụng các biện pháp nâng cao NLGBTHH cho HS lớp 12; trao đổi với GV giảng dạy về mục đích, nội dung thực nghiệm, tình hình học tập của HS, kế hoạch thực nghiệm của GV; tiến hành dạy ba bài; sau mỗi bài học cho các lớp TN và ĐC cùng làm một đề kiểm tra, tổng số bài đã làm của HS là 1170 bài; cuối cùng là xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê toán học.

4. Kết quả thực nghiệm:

- Chúng tôi đã tiến hành xử lí số liệu của từng bài kiểm tra bằng cách: Lập các bảng số liệu, biểu diễn bằng đồ thị, biểu đồ, kiểm định giả thuyết thống kê. Từ đó phân tích và đánh giá kết quả về mặt định lượng: HS ở các lớp TN đạt kết quả cao hơn HS các lớp ĐC.

- Thông qua hoạt động của HS trong các giờ học và qua phiếu điều tra về tình hình NLGBTHH của một số HS lớp TN và ĐC, chúng tôi đã phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm về mặt định tính: HS các lớp TN hoạt động sôi nổi, rất hứng thú trong việc học, kĩ năng giải BTHH tốt hơn HS các lớp ĐC.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, các biện pháp được đề xuất trong đề tài là hết sức cần thiết để nâng cao năng lực giải BTHH cho HS lớp 12 THPT, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập cho HS.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, quá trình thực hiện luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau đây:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu về bài toán hóa học: Chúng tôi đã tìm hiểu về:

+ Khái niệm.

+ Ý nghĩa, tác dụng của BTHH, để từ đó nhận thấy việc rèn luyện năng lực giải BTHH cho HS là hết sức cần thiết.

+ Quá trình giải một BTHH diễn ra như thế nào để giúp HS nắm vững các bước giải một bài toán.

+ Phương pháp grap và algorit để vận dụng vào BTHH.

+ Xu hướng của BTHH hiện nay để hướng tới việc xây dựng và chọn lựa hệ thống BTHH phù hợp với giai đoạn dạy học hiện nay.

+ Đặc điểm của BTHH lớp 12 và các dạng toán thường gặp.

- Nghiên cứu về năng lực học tập của HS: Chúng tôi đề cập đến khái niệm về năng lực, năng lực giải BTHH, những năng lực cần có để giải BTHH và con đường hình thành những năng lực đó.

- Tìm hiểu về thực trạng năng lực giải BTHH của HS lớp 12 THPT. Qua phiếu tham khảo ý kiến các GV và bài kiểm tra khảo sát HS, chúng tôi nhận thấy: năng lực giải BTHH của phần lớn HS đang ở mức trung bình, HS còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải toán. Việc rèn luyện cho HS năng lực giải BTHH là hết sức cần thiết.

1.2. Đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực giải BTHH của HS

- Đề xuất các định hướng khi xây dựng các biện pháp nâng cao năng lực giải BTHH cho HS lớp 12. Vì vậy các biện pháp thực sự có cơ sở khoa học và thực tiễn.

- Đề xuất và thử nghiệm 12 biện pháp nâng cao năng lực giải BTHH cho HS lớp 12:

+ Giúp HS nắm vững nắm vững các khái niệm, định luật cơ bản của hóa học, tính chất lý, hóa học của các chất. Chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để truyền thụ kiến thức cho HS. HS đã biết cách học, cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả.

+ Giúp HS xây dựng các công thức tính toán liên quan đến các chất ở những phản ứng hóa học quan trọng. Từ đây hình thành khả năng tự xây dựng công thức tính toán ở những phản ứng hóa học khác của HS.

+ Giúp HS nắm vững phương pháp giải 13 dạng toán quan trong ở lớp 12. Nhờ vậy HS có định hướng để giải các bài toán một cách nhanh chóng.

+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học.

+ Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học.

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích và tóm tắt đề.

+ Rèn luyện kĩ năng xây dựng tiến trình luận giải bằng sơ đồ ngược. Kĩ năng này giúp các em giải nhanh bài toán và phát triển khả năng tư duy logic.

+ Rèn luyện kĩ năng tính toán.

+ Rèn luyện kĩ năng giải nhanh bài toán trắc nghiệm hóa học với những phương pháp mới như sử dụng hình vẽ, sơ đồ, dùng công thức tính nhanh... để giải bài toán giúp HS làm tốt bài trắc nghiệm trong các kì thi tuyển sinh CĐ-ĐH.

+ Rèn luyện kĩ năng tư duy hóa học. Kĩ năng này giúp HS có được phương pháp tư duy đúng đắn và sắc bén.

+ Rèn luyện kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Kĩ năng này giúp HS giải được những bài toán phức tạp, phát triển khả năng quan sát, nhạy bén trước những vấn đề khó khăn trong học tập.

+ Rèn luyện kĩ năng vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức đã học. Kĩ năng này giúp HS giải được các bài toán biến dạng, bài toán tổng hợp và rèn luyện cho HS khả năng ứng phó trước những tình huống mới phát sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống.

- Thiết kế 5 giáo án thực nghiệm có sử dụng các biện pháp nâng cao NLGBTHH cho HS lớp 12 THPT. Trong mỗi giáo án, chúng tôi đã thiết kế các hoạt động thích hợp, giúp HS hiểu và vận dụng các biện pháp thật hiệu quả.

1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành thực nghiệm ở 4 trường THPT thuộc Tp.HCM, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bình Dương với tổng số 390 HS, trong đó có 196 HS lớp TN và 194 HS lớp ĐC.

- Sau mỗi bài học, chúng tôi đã cho các lớp TN và ĐC cùng làm một bài kiểm tra. Các bài kiểm tra được soạn có sự phân hóa trình độ HS với các mức độ: biết, hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao và tổng số bài kiểm tra đã chấm là 1170.

- Phân tích và đánh giá kết quả các bài kiểm tra bằng phương pháp thống kê toán học cho thấy: các lớp TN có kết quả cao hơn các lớp ĐC.

- Để so sánh NLGBTHH của HS lớp TN và ĐC , chúng tôi còn quan sát và ghi nhận thái độ của HS qua các hoạt động trong giờ học, nhận xét của GV tham gia thực nghiệm và qua phiếu điều tra phát cho HS. Kết quả cho thấy: HS các lớp TN có kĩ năng giải BTHH tốt hơn HS các lớp ĐC.

- Kết quả về mặt định lượng và định tính đã chứng minh tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp.

2. Kiến nghị

2.1. Với Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo

- Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường, dành thời gian để luyện tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

- Biên soạn các tài liệu chính khóa về phương pháp dạy HS nâng cao năng lực giải BTHH và phổ biến đến các GV mọi vùng miền.

- Tổ chức tập huấn cho GV các chuyên đề về BTHH.

- Tổ chức sinh hoạt bộ môn liên trường để phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến PPDH về BTHH.

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển năng lực. Đề thi CĐ-ĐH cần có những bài toán phát huy tính linh hoạt, sáng tạo của HS.

2.2. Với các trường Sư phạm và trung học phổ thông

- Tăng cường trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng để dạy HS nâng cao năng lực giải BTHH.

- Các trường THPT cần tiến hành phân loại học lực của học sinh thật chính xác ngay từ đầu năm học. Sau khi đã có kết quả phân loại học lực học sinh, cần lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức cho những học sinh yếu.

- Tổ bộ môn cần sinh hoạt theo chuyên đề, trong đó có các chuyên đề về BTHH.

- Tăng thời gian rèn luyện cho HS, tăng cường kiểm tra đánh giá để kịp thời điều chỉnh cách dạy, cách học cho phù hợp.

2.3. Với giáo viên

- Cần có chuyên môn vững vàng và tâm huyết với nghề.

- Không ngừng học hỏi , trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về việc giảng dạy học sinh để nâng cao năng lực chuyên môn.

- Xây dựng hệ thống kiến thức và kĩ năng giải BTHH và sử dụng chúng một cách linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng HS.

- Tăng cường rèn luyện cho HS tư duy độc lập, sáng tạo để chủ động hơn trong việc nâng cao năng lực giải BTHH.

- Tiếp tục nghiên cứu thêm các biện pháp rèn luyện năng lực giải BTHH phù hợp với thực tế dạy học.

Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao năng lực giải bài toán hóa học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông”. Tác giả hi vọng luận văn này sẽ góp phần nâng cao năng lực giải BTHH nói riêng và năng lực học tập của HS nói chung, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.

Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn dạy học đạt kết quả cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Duy Ái (2001), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 11-12 tập II, Nxb Giáo dục.

2. Vũ Ngọc Ban (1993), Phương pháp chung giải các bài toán hóa học PTTH, Nxb Giáo dục.

3. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả , Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM.

4. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông , Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM.

5. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Nxb Đại học Sư phạm Tp.HCM.

6. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Tài liệu tập huấn.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề thi tuyển sinh CĐ-ĐH từ năm 2007 đến 2014.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007),Hóa học 12, Nxb Giáo dục.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007),Hóa học 12 - Sách giáo viên, Nxb Giáo dục.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Phương pháp dạy học hóa học tập I, Nxb Giáo dục.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Phương pháp dạy học hóa học tập II, Nxb Giáo dục.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Phương pháp dạy học hóa học tập III, Nxb Giáo dục.

14. Nguyễn Thạc Cát, Hoàng Minh Chấu, Đỗ Tất Hiển, Nguyễn Quốc Tín (2001), Từ điển hóa học phổ thông, Nxb Giáo dục.

15. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn hóa học, Nxb Giáo dục.

16. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục , Nxb Giáo dục Hà Nội.

17. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông và đại học - Một số vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục.

18. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học hóa học tập I, Nxb Đại học Sư phạm.

19. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS THPT thông qua bài tập hóa học, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục , Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

20. Cao Cự Giác (2012), Một số kĩ thuật giải nhanh trắc nghiệm hóa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Hội Hóa học Việt Nam (2010), Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật.

22. Trần Thành Huế (1996), Một số tổng kết về bài tập hóa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

23. Nguyễn Thanh Khuyến (1998), Phương pháp giải toán hóa học vô cơ, Nxb Giáo dục.

24. Nguyễn Thanh Khuyến (1998), Phương pháp giải toán học học hữu cơ, Nxb Giáo dục.

25. Nguyễn Chí Linh (2009), Sử dụng bài tập để phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh trong dạy học Hóa học ở trường Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.

26. Nguyễn Ngọc Oánh, Cù Thanh Toàn (2014), Kĩ thuật mới giải nhanh bài tập hóa học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

27. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình - sách giáo khoa hóa học phổ thông, ĐHSP Hà Nội.

28. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học tập 1, Nxb Giáo dục.

29. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1997), Lí luận dạy học hóa học tập I, Nxb Giáo dục.

30. Phan Trọng Quý (2006), Hóa học hữu cơ ở trường phổ thông, Nxb Tổng hợp TP.

31. Phan Trọng Quý (2006), Hóa học vô cơ ở trường phổ thông, Nxb Tổng hợp TP.

32. Trần Quốc Sơn (2000), Tài liệu giáo khoa chuyên hóa học 11-12 tập I, Nxb Giáo dục.

33. Lê Trọng Tín (2007), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM.

34. Cao Thị Thặng (1995), Hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học ở trường phổ thông cơ sở, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội.

35. Đặng Xuân Thư, Nguyễn Đăng Đạt, Lê Thị Hồng Hải (2006), Phương pháp giải toán hóa học 12, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao năng lực giải bài toán hóa học (Trang 150 - 219)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)