Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất trong khai thác quặng sắt và đề xuất giải pháp phục hồi đất tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái (Trang 64 - 76)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ liên quan đến

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1. Bản đồ huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có vị trí như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn) - Phía Đông Bắc giáp huyện Võ Nhai

- Phía Tây giáp huyện Phú Lương

- Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình

- Phía Đông giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Huyện Đồng Hỷ nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên, cực phát triển phía Bắc của vùng Thủ đô, là trung tâm giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, y tế của Vùng, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Thái Nguyên. Nằm gần đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, có quốc lộ 1B, quốc lộ 17, tỉnh lộ 273, 272, 269B, 269C, 269D và mạng lưới đường liên huyện khá hoàn chỉnh tạo thuận lợi trong giao lưu, vận chuyển và trao đổi hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc.

Với vị trí địa lý như vậy, huyện Đồng Hỷ có điều kiện thuận lợi về địa lý kinh tế trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa địa phương với các huyện lân cận, với các khu kinh tế trong và ngoài tỉnh và với các khu công nghiệp lớn ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên… để đẩy nhanh phát triển kinh tế trong tương lai.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Đồng Hỷ có địa hình mang đặc điểm chung của vùng miền núi, đó là địa hình chia cắt, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển và phân thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng Đông Bắc: Có địa hình núi cao, chia cắt mạnh, tạo ra nhiều khe suối hiểm trở, có độ cao trung bình khoảng 120 m so mới mực nước biển. Đất đai vùng này chủ yếu được sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc.

- Vùng Tây Nam: Có địa hình đồi núi thấp, xen kẽ các cánh đồng, độ cao trung bình dưới 80 m so với mực nước biển. Đất đai thích hợp cho phát triển các cây lương thực, cây công nghiệp.

- Vùng ven sông Cầu: Là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, nhiều cánh đồng rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn - Khí hậu:

Khí hậu của Đồng Hỷ nhìn chung khá ôn hòa, phù hợp cho phát triển nông lâm nghiệp, huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa trong năm. Những đặc điểm cơ bản của khí hậu được trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Nhiệt độ, ẩm độ không khí và lượng mưa bình quân theo tháng của Đồng Hỷ

Tháng Nhiệt độ (oC) Ẩm độ không khí (%)

Lượng mưa (mm)

1 16,4 78,0 19,6

2 18,4 82,3 28,0

3 20,3 85,6 49,4

4 24,1 84,4 87,8

5 27,1 81,6 261,7

6 28,9 81,7 265,0

7 29,1 82,9 381,2

8 28,4 84,7 273,4

9 27,6 81,6 224,7

10 25,7 81,0 82,8

11 21,3 76,7 56,3

12 18,4 77,1 18,4

Bình quân/tổng 23,8 81,6 1.748,3

(Nguồn: Trạm Khí tượng Thủy văn Thái Nguyên, 2014 - 2018) Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 7 là 29,1oC) với tháng lạnh nhất (tháng 1 là 16,4oC) là 12,7oC, nhiệt độ trung bình năm là 23,8oC. Ẩm độ không khí khá cao, bình quân 81,6 %. Tổng lượng mưa trong năm 1.748,3 mm, tháng mưa ít nhất là 12 và 1, lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.

Nhìn chung, khí hậu vùng nghiên cứu tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm.

- Thủy văn:

Địa hình chia cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có hệ thống sông suối, ao hồ phong phú. Phần lớn sông suối ở huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc sông Cầu, mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2. Trên địa bàn huyện có các hệ thống sông suối chính sau:

- Sông Cầu: Là sông lớn nhất, chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh giới phía Tây dài 47 km. Sông cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất khu vực ven sông, là đường giao thông thủy thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa hỗ trợ cho đường bộ.

- Các hệ thống suối lớn: Tổng chiều dài của các con suối chảy qua địa bàn huyện khoảng 28 km. Trong đó: Suối Linh Nham bắt nguồn từ Võ Nhai chảy qua Văn Hán, Khe Mo, Hóa Thượng đổ ra sông Cầu; suối Thác Lạc chảy từ Trại Cau đổ ra sông Cầu, dài khoảng 19 km.

Ngoài ra, còn có nhiều suối nhỏ, ao hồ, phai, đập góp phần cung cấp một lượng nước khá lớn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt.

Nhìn chung, hệ thống sông, suối của huyện phần lớn có độ dốc lớn, lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước hạn chế. Đây là nguyên nhân hạn chế đến việc đầu tư khai thác nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a, Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 toàn tỉnh, có bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000 toàn huyện Đồng Hỷ sau khi có điều chỉnh lại địa giới hành chính tỷ lệ 1/10.000 huyện Đồng Hỷ, thì đất đai trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa: 2.277 ha, chiếm 4,95 % diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã dọc sông Cầu và các sông suối khác.

- Đất bạc màu: 530 ha, phân bố nhiều ở xã Linh Sơn, Nam Hòa, Trại Cau. Phần lớn diện tích đã và đang được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp.

- Đất nâu đỏ trên đá vôi: 480 ha, tập trung ở xã Tân Long, Quang Sơn, Văn Lăng. Loại đất này tốt nhưng bị không, có độ dốc dưới 20o nên thích hợp cho sản xuất nông lâm kết hợp.

- Đất vàng nhẹ trên cát: 4.580 ha có nhiều ở Văn Lăng, Nam Hòa, Tân Long, Hợp Tiến, Trại Cau. Đây là loại đất đồi núi, có độ dốc trên 25o thích hợp cho phát triển trồng rừng.

- Đất nâu vàng phù sa cổ: 1.833 ha. Loại đất này có độ dốc nhỏ hơn 8o thích hợp cho trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất dốc tụ: 5.279 ha, chiếm 11,47 % diện tích phân bố ở các thung lũng và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét và sét vôi: 30.567 ha, chiếm 66,42 % diện tích, phân bố khắp trên địa bàn huyện thích hợp cho phát triển hệ thống cây công nghiệp dài ngày (cây ăn quả, chè...).

Nhìn chung, thổ nhưỡng của Đồng Hỷ khá đa dạng, đất có độ dốc nhỏ hơn 8o khoảng 7.000 ha thích hợp cho trồng cây hàng năm; diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày khoảng 4.500 ha; còn lại chủ yếu cho phát triển lâm nghiệp.

b, Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Địa hình chia cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có hệ thống sông suối, ao hồ phong phú (mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2): sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Lạc, suối Ngàn Me... Phần lớn sông suối đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc sông Cầu, có độ dốc lớn, lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước hạn chế.

Ngoài ra, còn có nhiều suối nhỏ, ao hồ, đập góp phần cung cấp một lượng nước khá lớn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt.

c, Tài nguyên khoáng sản

Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn.

Quặng sắt là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất của Đồng Hỷ, phân bố ở nhiều nơi trên địa bàn huyện. Ngoài quặng sắt, còn quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác ở các vùng phía Đông và phía Bắc của Huyện. Trữ lượng nhỏ, nằm rải rác và hiện đang được khai thác bằng công nghệ thủ công. Quặng Photphorit tập trung ở làng Mới trữ lượng khoảng 20 - 30 vạn tấn.

Khoáng sản vật liệu xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi... trong đó sét xi măng có trữ lượng lớn ở Khe Mo. Ngoài ra, trên địa bàn còn có khá nhiều mỏ sét, cát sỏi dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng... Đáng chú ý là đá vôi, bao gồm đá vôi xây dựng, đá ốp lát, đá vôi xi măng, Dolomit có trữ lượng 220 triệu tấn.

Riêng về quặng sắt, số liệu được trình bày tại bảng 3.2, 3.3, 3.4 và hình 3.2.

- Đến năm 2018 đã có 18 mỏ sắt với 9 doanh nghiệp đầu tư được cấp phép khai thác. Thời hạn khai thác là khác nhau tùy từng mỏ, trong đó mỏ sắt Trại Cau được cấp phép khai thác không thời hạn.

- Tổng diện tích đất cấp cho từng mỏ sắt biến động từ 2,38 - 291,04 ha. Như vậy tổng diện tích của các mỏ sắt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ là 743,92 ha.

- Trữ lượng khai thác của các mỏ: Lớn nhất là mỏ sắt Tiến Bộ tại xã Linh Sơn, Đồng Hỷ là 19.218.300 tấn, tiếp đến là mỏ sắt Trại Cau 13.852.587 tấn. Một số mỏ có trữ lượng bé chỉ vài chục nghìn tấn như Mỏ sắt Văn Hảo, xã Hoá Trung, Hoá Thượng, Đồng Hỷ chỉ có 12.600 tấn. Tổng trữ lượng các mỏ sắt tại Đồng Hỷ đến nay là 42.045.004 tấn.

Số liệu bảng 3.4 cho thấy đã có 7 mỏ/điểm mỏ đã kết thúc khai thác cần phải tiến hành làm các thủ tục đóng cửa mỏ và hoàn thổ. Đáng chú ý là có tới 02 mỏ được cấp phép khai thác nhưng chưa khai thác đã đóng cửa mỏ là Mỏ sắt nghèo Ba Đình, Mỏ sắt Trại Cài 2.

- Chỉ có 4 mỏ đã tiến hành hoàn thổ với diện tích trên 80 ha là Công trường Quang Trung (Trại Cau), mỏ Đông Chỏm Vung, mỏ Hàm Chim và mỏ Gần Đường.

- Còn lại các mỏ khác đều chưa hoặc không tiến hành hoàn thổ.

- Về hiện trạng sử dụng đất sau hoàn thổ: Chỉ có 3 mỏ đã tiến hành trồng keo là Công trường Quang Trung (Trại Cau), mỏ Đông Chỏm Vung và mỏ Hàm Chim.

Đánh giá chung: Số lượng mỏ sắt khá lớn nhưng không tập trung và được quản lý của nhiều doanh nghiệp khác nhau, cho thấy lợi thế so sánh để các doanh nghiệp phát huy tiềm lực cho khai thác tốt. Tuy nhiên, đây cũng là điểm yếu trong công tác quản lý nói chung và cho vấn đề bảo vệ môi trường nói riêng.

Hình 3.2. Bản đồ khoáng sản quặng sắt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các mỏ quặng sắt khai thác trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

TT Tên mỏ Chủ đầu tư Số giấy phép;

Ngày cấp

Thời hạn (năm)

DT khai thác (ha)

Trữ lượng (tấn)

Công suất thiết kế (tấn/năm)

Ghi chú

1 Mỏ sắt Trại Cau, thị trấn Trại Cau, Đồng Hỷ

Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên

1521/ĐC ngày 08/10/1969

Không có thời hạn

291,04 13.852.587 300.000 Đang khai thác 2 Mỏ sắt Tiến Bộ, xã Linh Sơn,

Đồng Hỷ

Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên

676/GP-BTNMT

ngày 31/3/2008 30 67,04 19.218.300 640.610 Đang khai thác 3 Mỏ sắt Đại Khai, xã Minh

Lập, Đồng Hỷ

Công ty Cổ phần Gang thép Gia Sàng

2332/QĐ-UBND

ngày 01/10/2008 12,5 17,00 1.024.400 100.000 Đang khai thác 4 Mỏ sắt Hoá Trung, xã Hoá

Trung, Đồng Hỷ

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đông Á

663/GP-UBND

ngày 02/4/2009 14 12,34 714.930 50.000 Tạm dừng khai thác 5 Mỏ sắt Đông Chỏm Vung, xã

Cây Thị, Đồng Hỷ Công ty Cổ phần Luyện

kim đen Thái Nguyên 932/GP-UBND

ngày 29/4/2009 3 9,62 433.377 144.459 Hết hạn; Đã đóng cửa mỏ 6 Mỏ sắt Nhâu, xã Văn Hán,

Đồng Hỷ

HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công

1231/GP-UBND

ngày 03/6/2009 9,5 84,40 150.000 20.000 Tạm dừng khai thác 7 Mỏ sắt Ngàn Me, xã Tân Lợi,

Đồng Hỷ

HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công

1232/GP-UBND

ngày 03/6/2009 21,5 45,00 1.010.000 50.000 Tạm dừng khai thác 8 Mỏ sắt Tương Lai, xã Hoá

Trung, Đồng Hỷ

HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công

1233/GP-UBND

ngày 03/6/2009 22 25,00 1.232.170 60.000 Tạm dừng khai thác 9 Mỏ sắt Chỏm Vung Tây, xã

Cây Thị, Đồng Hỷ

Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên

2024/GP-UBND

ngày 21/8/2009 10 9,78 359.000 40.978 Tạm dừng khai thác

10 Mỏ sắt Gần Đường, xã Nam

Hoà, Đồng Hỷ Công ty Cổ phần Luyện

kim đen Thái Nguyên 3365/GP-UBND

ngày 17/12/2009 7 2,38 73.300 14.660 Hết hạn; Đã đóng cửa mỏ 11 Mỏ sắt Hoan, xã Cây Thị,

Đồng Hỷ

Công ty TNHH Một thành viên Khoáng sản và

Bất động sản Anh Thắng

3447/GP-UBND

ngày 25/12/2009 14 33,78 2.436.050 186.000 Tạm dừng khai thác 12 Mỏ sắt Hàm Chim, thị trấn

Trại Cau, Đồng Hỷ Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên

2068/GP-UBND

ngày 07/9/2010 3 8,63 257.770 85.900 Hết hạn; Đã đóng cửa mỏ 13 Mỏ sắt Văn Hảo, xã Hoá

Trung, Hoá Thượng, Đ. Hỷ

HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công

2936/GP-UBND

ngày 06/12/2010 7,5 36,13 12.600 2.000 Hết hạn; Đã đóng cửa mỏ 14 Mỏ sắt Linh Nham, xã Khe

Mo, xã Linh Sơn, Đồng Hỷ

Công ty TNHH Đông Việt Thái Nguyên

1219/GP-UBND

ngày 17/5/2011 15 22,86 840.000 60.000 Đang khai thác 15 Mỏ sắt San Chi Cóc, xã Cây

Thị, Đồng Hỷ

Công ty cổ phần sản xuất gang Hoa Trung

1256/GP-UBND

ngày 20/5/2011 13 9,90 211.836 20.000 Tạm dừng khai thác 16 Mỏ sắt Trại Cài 2, xã Minh

Lập, Đồng Hỷ

Công ty TNHH Khoáng sản và BDS Anh Thắng

1570/GP-UBND

ngày 24/6/2011 5,75 10,00 22.224 6.000 Hết hạn; Đã đóng cửa mỏ 17 Mỏ sắt Cây Thị, xã Cây Thị,

Đồng Hỷ Công ty cổ phần Kim Sơn 1609/GP-UBND

ngày 28/6/2011 19 23,46 102.878 6.000 Chưa khai thác 18 Mỏ sắt Bồ Cu, xã Cây Thị,

xã Văn Hán, Đồng Hỷ

Công ty Cổ phần luyện kim đen Thái Nguyên

1618/GP-UBND

ngày 28/6/2011 17,5 35,56 93.582 6.000 Đang khai thác

Tổng cộng 743,92 42.045.004

(Nguồn: Sở TN&MT Thái Nguyên)

Bảng 3.3. Các mỏ quặng sắt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ theo doanh nghiệp quản lý

TT Doanh nghiệp quản lý mỏ sắt Số

mỏ Số giấy phép; Ngày cấp Thời gian khai thác (năm)

Diện tích (ha)

1 Công ty cổ phần luyện kim đen Thái Nguyên 5

Mỏ sắt Chỏm Vung Tây, xã Cây Thị, Đồng Hỷ Số 2024/GP-UBND ngày 21/8/2009 10 9,78 Mỏ sắt Deluvi Gần Đường, xã Nam Hoà, Đồng Hỷ Số 3365/GP-UBND ngày 17/12/2009 7 2,38 Mỏ sắt Đông Chỏm Vung, xã Cây Thị, Đồng Hỷ Số 932/GP-UBND ngày 29/4/2009 3 9,62 Mỏ sắt Hàm Chim, thị trấn Trại Cau, Đồng Hỷ 2068/GP-UBND ngày 07/9/2010 3 8,63 Mỏ sắt Bồ Cu, xã Cây Thị, xã Văn Hán, Đồng Hỷ Số 1618/GP-UBND ngày 28/6/2011 18 35,56 2 Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên 2

Mỏ sắt Trại Cau, thị trấn Trại Cau, Đồng Hỷ Số 1521/ĐC ngày 08/10/1969 K.xác định 291,04

- Mỏ Kim Cương

- Mỏ Hòa Bình

- Mỏ Công trường núi Đ

- Mỏ tầng sâu núi Quặng (Quặng Gốc, Deluvi)

- Mỏ công trường Thác Lạc III

- Mỏ Công trường Quang Trung

Mỏ sắt Tiến Bộ, xã Linh Sơn, Đồng Hỷ Số 676/GP-BTNMT ngày 31/3/2008 30 67,04

3 Công ty cổ phần Kim Sơn 1

Mỏ sắt Cây Thị, xã Cây Thị, Đồng Hỷ Số 1609/GP-UBND ngày 28/6/2011 19 23,46

4 Doanh nghiệp tư nhân Anh Thắng 2 Mỏ sắt Trại Cài 2, xã Minh Lập, Đồng Hỷ Số 1570/GP-UBND ngày 24/6/2011 5,7 10,00

Mỏ sắt Hoan, xã Cây Thị, Đồng Hỷ Số 3447/GP-UBND ngày 25/12/2009 14 33,78

5 Cty CP tập đoàn Đông Á 1

Mỏ sắt Hoá Trung, xã Hoá Trung, Đồng Hỷ Số 663/GP-UBND ngày 02/4/2009 14 12,34

6 HTX và vận tải Chiến Công 4

Mỏ sắt Tương Lai, xã Hoá Trung, Đồng Hỷ Số 1233/GP-UBND ngày 03/6/2009 22 25,00 Mỏ sắt Ngàn Me, xã Tân Lợi, Đồng Hỷ Số 1232/GP-UBND ngày 03/6/2009 21,5 45,00 Mỏ sắt Nhâu, xã Liên Minh, Võ Nhai và xã Văn Hán, Đồng

Hỷ Số 1231/GP-UBND ngày 03/6/2009 9,5 84,40

Mỏ sắt Văn Hảo, xã Hoá Trung và Hoá Thương, Đ. Hỷ Số 2936/GP-UBND ngày 06/12/2010 7,5 36,13

7 Công ty CP Gang thép Gia Sàng 1

Mỏ sắt Đại Khai, xã Minh Lập, Đồng Hỷ Số 2332/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 12,5 17,00

8 Công ty TNHH Đông Việt - Thái Nguyên 1

Mỏ sắt Linh Nham, xã Khe Mo, xã Linh Sơn, Đồng Hỷ Số 1219/GP-UBND ngày 17/5/2011 15 22,86

9 Công ty cổ phần sản xuất gang Hoa Trung 1

Mỏ sắt San Chi Cóc, xã Cây Thị, Đồng Hỷ Số 1256/GP-UBND ngày 20/5/2011 13 9,90

Tổng 18 743,92

(Nguồn: Sở TN&MT Thái Nguyên)

Bảng 3.4. Danh sách các mỏ sắt đã kết thúc khai thác và hiện trạng sử dụng đất sau khi kết thúc khai thác

TT Tên điểm mỏ Địa chỉ DT hoàn thổ/Tổng DTmỏ (ha)

Năm hoàn thổ xong

Hiện trạng

SDĐ/năm Ghi chú

1 Quang Trung thuộc Mỏ sắt Trại Cau

TT. Trại Cau,

huyện Đồng Hỷ 73,8/291,04 2013 Trồng keo/năm 2012

Kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ và hoàn thổ 2 Mỏ sắt Đông

Chỏm Vung

Xã Cây Thị, huyện

Đồng Hỷ 9,62/9,62 2017 Trồng keo/năm

2016

Kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ và hoàn thổ 3 Mỏ sắt Hàm Chim TT. Trại Cau,

huyện Đồng Hỷ 3/8,63 2018 Trồng keo/năm

2016

Kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ và hoàn thổ 4 Mỏ sắt Gần Đường Xã Nam Hòa,

huyện Đồng Hỷ 1,41/2,38 2019 Trồng keo/năm 2018

Kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ và hoàn thổ 5 Mỏ sắt nghèo

Ba Đình

Xã Tân Long,

huyện Đồng Hỷ 0/10 Bỏ không Chưa khai thác, đã đóng

cửa mỏ 6 Mỏ sắt Trại Cài 2 Xã Minh Lập,

huyện Đồng Hỷ 0/10 Bỏ không Chưa khai thác, đã đóng

cửa mỏ 7 Mỏ sắt Văn Hảo

Xã Hoá Trung, Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ

0/36,13 Bỏ không Chưa khai thác, đã đóng

cửa mỏ

(Nguồn: Số liệu điều tra 2019)

d, Tài nguyên rừng và thảm thực vật

Năm 2018, toàn huyện có 23.891,0 ha diện tích đất lâm nghiệp có rừng. Độ che phủ của rừng là 47 % song phân bố không đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn huyện, tập trung chủ yếu ở các xã vùng núi cao.

Nhìn chung, địa bàn huyện Đồng Hỷ thảm thực vật khá phong phú và đa dạng về chủng loại, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Do trước đây, rừng bị chặt phá, khai thác tùy tiện nên rừng Đồng Hỷ phần lớn là rừng nghèo, trữ lượng lâm sản thấp và một diện tích đất rừng đã bị mất do chuyển sang đất khai khoáng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất trong khai thác quặng sắt và đề xuất giải pháp phục hồi đất tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)