Ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến tính chất đất khu vực mỏ 74 3.3. Đánh giá khả năng cải tạo đất sau khai thác quặng sắt của một số loài thực vật tại khu vực mỏ sắt Trại Cau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất trong khai thác quặng sắt và đề xuất giải pháp phục hồi đất tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái (Trang 88 - 114)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Hoạt động khai thác quặng sắt ảnh hưởng đến môi trường đất của khu vực mỏ sắt Trại Cau

3.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến tính chất đất khu vực mỏ 74 3.3. Đánh giá khả năng cải tạo đất sau khai thác quặng sắt của một số loài thực vật tại khu vực mỏ sắt Trại Cau

3.2.3.1. Tính chất lý hóa tính của đất ở các vị trí có cự ly khác nhau so với khu vực khai trường

a, Tính chất vật lý đất

Số liệu phân tích các mẫu đất ở tầng 0 - 20 cm và 20 - 40 cm ở 5 vị trí được trình bày ở bảng 3.8 cho thấy:

- Dung trọng của đất ở tầng mặt (0 - 20 cm) nằm trong khoảng 1,23 - 1,34 g/cm3 và tầng dưới (20 - 40 cm) từ 1,24 - 1,37 g/cm3. Dung trọng đất ở các vị trí xa dần khu vực khai thác mỏ có xu hướng giảm dần và ở cự ly từ 200 m trở lên là thấp nhất so các cự ly gần hơn.

- Độ xốp đất nằm trong khoảng 48,1 - 52,1 %. Độ xốp đất ở tầng đất mặt (0 – 20 cm) cao hơn tầng dưới (20 - 40 cm). Độ xốp đất ở các vị trí càng xa dần khu vực khai thác mỏ càng có xu hướng tăng dần và ở cự ly từ 100 m trở lên là cao hơn so các cự ly gần hơn. Theo phân loại độ xốp đất thì dưới 50 % là đất xốp ít và gây bất lợi sinh trưởng cho cây trồng.

Bảng 3.8. Một số tính chất lý học đất ở các vị trí so với khu vực khai trường

TT

Cự ly so với khu vực khai thác

mỏ

Tầng đất (cm)

Dung trọng (g/cm3)

Độ xốp (%)

Thành phần cơ giới (%) Cát

(>0,02mm)

Limon (0,002- 0,02mm)

Sét (<0,002

mm) 1 Ngay khai trường 0 - 20 1,34 48,1 45 43 12

20 - 40 1,37 47,1 33 45 22

2 Cách 50 m 0 - 20 1,34 47,9 46 44 10

20 - 40 1,36 47,3 32 48 20

3 Cách 100 m

0 - 20 1,27 50,6 44 40 16

20 - 40 1,28 50,0 39 40 21

4 Cách 150 m 0 - 20 1,24 51,8 47 40 13

20 - 40 1,25 51,4 41 39 20

5 Cách 200 m 0 - 20 1,23 52,1 45 42 13

20 - 40 1,24 51,8 42 40 18

LSD0,05 0 - 20 0,05 1,32 - - -

CV(%) 0 - 20 2,10 1,40 - - -

- Thành phần cơ giới ở tầng đất mặt (0 - 20 cm) chủ yếu là đất thịt pha cát và đất thịt nhẹ. Cự ly đến 200 m so khu vực khai thác mỏ có thành phần cơ giới không khác nhau. Thành phần cơ giới đất ở tầng dưới (20 - 40 cm) chủ yếu là đất thịt trung bình, thịt pha cát và đất thịt nặng.

b, Tính chất hóa học đất

Số liệu phân tích hóa tính đất ở các mẫu đất ở tầng 0 - 20 cm và 20 - 40 cm ở 5 vị trí được trình bày ở bảng 3.9.

Số liệu phân tích đất ở bảng 3.9 và hình 3.10 cho thấy về tổng thể, ở các vị trí có cự ly khác nhau so với khu vực khai trường là khác nhau, cụ thể như sau:

- pH của đất: pH trong các mẫu đất nghiên cứu đều thấp, giá trị biến động từ 5,21 - 5,36. Như vậy đất đai khu vực nghiên cứu mang tính axit, chua. Mẫu đất tầng dưới thường có pH thấp hơn tầng mặt. Điều này cho thấy hoạt động khai thác quặng sắt tại khu vực đã ảnh hưởng đến độ pH tại đây, làm pH giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, càng xa

khu vực khai thác pH đất có xu hướng cao hơn nhưng vẫn không chắc chắn ở mức thống kê 95 %.

Bảng 3.9. Một số tính chất hóa học đất ở các vị trí xa dần so với khu vực khai trường

TT Cự ly so với khu vực khai thác mỏ

Tầng đất

(cm) pHKCl

Mùn (%)

N (%)

P205

(%)

K2O (%) 1 Ngay khai trường 0 - 20 5,27 1,92 0,09 0,05 0,65 20 - 40 5,26 1,57 0,08 0,06 0,53

2 Cách 50 m 0 - 20 5,26 2,35 0,12 0,07 0,81

20 - 40 5,21 2,02 0,10 0,05 0,80

3 Cách 100 m 0 - 20 5,30 2,77 0,13 0,08 0,95

20 - 40 5,28 2,15 0,11 0,06 0,73

4 Cách 150 m 0 - 20 5,33 2,98 0,16 0,09 1,01

20 - 40 5,31 2,43 0,12 0,08 0,97

5 Cách 200 m 0 - 20 5,36 2,99 0,17 0,09 1,11

20 - 40 5,34 2,51 0,13 0,08 0,99

LSD0,05 0 - 20 0,49 0,29 0,02 0,01 0,09

CV(%) 0 - 20 4,90 5,98 6,24 9,30 5,08

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5

Ngay khai trường

Cách 50 m Cách 100 m Cách 150 m Cách 200 m

Vị trí lấy mẫu

%

Mùn (%) N (%) P205 (%) K2O (%)

Hình 3.10. Hàm lượng mùn và N, P2O5, K2O trong đất tầng 0 - 20 cm ở các vị trí xa dần so với khu vực khai trường

- Hàm lượng mùn: Kết quả nghiên cứu được cho thấy, hàm lượng mùn trong các mẫu đất nghiên cứu chênh lệch nhau khá lớn. Hàm lượng mùn ở đất ngay tại khai trường chỉ đạt 1,92 % ở tầng mặt và 1,57 % ở tầng dưới. Hàm lượng mùn trong cả hai tầng đất ở các vị trí càng xa mỏ thì càng có xu hướng tăng lên và đạt cao nhất ở cự ly 200 m so với các cự ly gần hơn mỏ, đạt 2,99 % ở tầng mặt. Như vậy cho thấy tác động của khai khoáng phần nào đã ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất.

- Hàm lượng Nitơ (N) tổng số: N bị phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng N tổng số trong các mẫu đất có sự chênh lệch đáng kể. Các mẫu đất nghiên cứu đều có hàm lượng N ở mức thấp đến trung bình. Trong đó, hàm lượng N trong đất vị trí khai trường là nghèo, chỉ đạt 0,08 - 0,09 %.

Càng xa khu khai thác hàm lượng N có xu hướng tăng lên và đạt cao nhất ở cự ly 200 m so với các cự ly gần hơn.

- Hàm lượng Phốt pho (P2O5) tổng số: Cũng như N, P2O5 bị phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng P2O5 trong các mẫu đất nghiên cứu dao động từ 0,05 - 0,09 % và nằm ở mức trung bình so với thang đánh giá. Trong đó, hàm lượng P2O5 trong đất vị trí khai trường là thấp, chỉ đạt 0,05 - 0,06 %. Càng xa khu khai thác hàm lượng P2O5 có xu hướng tăng lên và đạt cao nhất ở cự ly 200 m so với các cự ly gần hơn.

- Hàm lượng Kali (K2O) tổng số: Cũng như N, K2O cũng bị phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Qua kết quả phân tích cho thấy, K2O trong mẫu đất nghiên cứu ở mức trung bình đến khá giàu, dao động trong khoảng từ 0,53 - 1,11 %.

Trong đó, hàm lượng K2O trong đất ở vị trí khai trường là thấp, chỉ đạt 0,53 - 0,65 %.

Càng xa khu khai thác hàm lượng K2O có xu hướng tăng lên và đạt cao nhất ở cự ly 200 m so với các cự ly gần hơn.

c, Kim loại nặng trong đất

Kết quả phân tích mẫu đất ở bảng 3.10 và hình 3.11 cho thấy:

- Hàm lượng Asen tổng số: Hàm lượng As tổng số trong đất không giống nhau tùy thuộc từng vị trí so với khu vực khai trường của mỏ. Hàm lượng As trong đất khu khai trường là cao nhất tương ứng 20,04 mg/kg ở tầng 20 - 40 cm và 20,76 mg/kg ở tầng mặt, vượt QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng As trong đất ở các vị trí xa dần khu khai thác giảm dần và thấp hơn từ cách xa 50 m trở lên so với vị trí ngay khai

trường. Bắt đầu ở vị trí cách mỏ 100 m trở lên, As trong đất không còn vượt quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT.

Bảng 3.10. Kim loại nặng trong đất ở các vị trí xa dần so với khu vực khai trường

TT Cự ly so với khu vực khai thác mỏ

Tầng đất (cm)

Hàm lượng kim loại nặng (mg/kg đất)

As Pb Cd Zn Fe

1 Ngay khai trường 0 - 20 20,76 77,22 0,749 200,27 641,85 20 - 40 20,04 71,12 0,879 200,04 639,23

2 Cách 50 m 0 - 20 15,22 66,75 0,528 199,29 539,81

20 - 40 13,09 52,82 0,512 187,54 542,27

3 Cách 100 m 0 - 20 14,14 52,62 0,492 149,65 504,50

20 - 40 13,28 47,48 0,487 150,08 495,46

4 Cách 150 m 0 - 20 11,12 46,94 0,411 147,64 499,41

20 - 40 10,29 47,83 0,423 148,16 428,96

5 Cách 200 m 0 - 20 10,10 36,73 0,389 149,66 340,06

20 - 40 10,01 37,86 0,306 148,96 331,89

QCVN 03-MT:2015/BTNMT 15 70 1,5 200 -

LSD0,05 0 - 20 1,20 2,97 0,10 29,06 -

CV(%) 0 - 20 4,45 2,81 10,16 9,12 -

0 5 10 15 20 25

Ngay khai trường

Cách 50 m Cách 100 m Cách 150 m Cách 200 m Vị trí lấy mẫu

Hàmng As (mg/kg)

0 – 20 cm 20 – 40 cm QCVN 03-MT

Hình 3.11. Hàm lượng kim loại nặng As trong đất ở các vị trí xa dần so với khu vực khai trường

- Hàm lượng Pb tổng số: Hàm lượng Pb tổng số chỉ trong mẫu đất ở khu vực khai trường, đạt 71,12 mg/kg ở tầng 20 - 40 cm và 77,22 mg/kg ở tầng mặt, vượt

QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Còn lại các vị trí xa với mỏ thì hàm lượng Pb đều nằm trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn quốc gia. Càng xa khu vực khai trường của mỏ hàm lượng Pb càng giảm dần và thấp hơn từ cách xa 50 m trở lên so với vị trí ngay khai trường (Hình 3.12).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Ngay khai trường

Cách 50m Cách 100m Cách 150m Cách 200m Vị trí lấy mẫu

Hàmng Pb(mg/kg)

0 – 20 cm 20 – 40 cm QCVN 03-MT

Hình 3.12. Hàm lượng kim loại nặng Pb trong đất ở các vị trí xa dần so với khu vực khai trường

- Hàm lượng Cd tổng số: Hàm lượng Cd tổng số trong đất của tất cả các vị trí đều thấp và thấp hơn quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT cho đất nông nghiệp. Tuy nhiên, mẫu đất ở vị trí khu khai trường vẫn khá cao, 0,749 - 0,879 mg/kg. Càng xa khu vực khai trường của mỏ hàm lượng Cd càng giảm dần và thấp hơn ở cách xa 200 m so với vị trí ngay khai trường (Hình 3.13).

- Hàm lượng Zn tổng số: Hàm lượng Zn tổng số chỉ trong mẫu đất ở khu vực khai trường là vượt QCVN 03-MT:2015/BTNMT, đạt 200,04 mg/kg ở tầng 20 - 40 cm và 200,27 mg/kg ở tầng mặt. Còn lại các vị trí xa với mỏ thì hàm lượng Zn đều nằm trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn quốc gia. Càng xa khu vực khai trường của mỏ hàm lượng Zn càng giảm dần và thấp hơn ở cách xa từ 100 m trở đi so với vị trí ngay khai trường (Hình 3.14).

Hình 3.13. Hàm lượng kim loại nặng Cd trong đất ở các vị trí xa dần so với khu vực khai trường

Hình 3.14. Hàm lượng kim loại nặng Zn trong đất ở các vị trí xa dần so với khu vực khai trường

- Hàm lượng sắt (Fe): Hàm lượng Fe trong các mẫu đất ở cự ly khác nhau đều cao, biến động từ 331,89 mg/kg đến 641,85 mg/kg. Càng gần khu vực khai trường của mỏ thì hàm lượng Fe trong đất ở cả hai tầng đất đều cao và càng xa khu vực khai trường của mỏ hàm lượng Fe càng giảm dần.

d, Đánh giá chung về tính đất ở các vị trí có cự ly khác nhau so với khu vực khai trường Từ số liệu phân tích ở trên cho phép đánh giá:

- Về tính chất vật lý đất: Ở các vị trí càng xa dần khu vực khai thác mỏ, một số tính chất vật lý đất càng có xu hướng tốt hơn và ngược lại, càng gần khu vực khai trường thì càng xấu đi. Cụ thể, ở các vị trí càng xa dần khu vực khai thác mỏ, dung trọng đất có xu hướng giảm dần, độ xốp đất tăng dần. Như vậy có thể thấy hoạt động khai thác mỏ đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến tính chất vật lý của đất.

- Về tính chất hóa học đất: Tương tự như tính chất vật lý đất, ở các vị trí càng xa dần khu vực khai thác mỏ, một số tính chất hóa học đất càng có xu hướng tốt hơn và và ngược lại, càng gần khu vực khai trường thì càng xấu đi. Cụ thể, ở các vị trí càng xa dần khu vực khai thác mỏ, pH đất có xu hướng tăng lên, hàm lượng mùn trong cả hai tầng đất ở các vị trí càng xa mỏ thì càng có xu hướng tăng lên và đạt cao nhất ở cự ly 200 m so với mỏ. Hàm lượng mùn tăng lên kéo theo hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K cũng tăng lên đáng kể. Như vậy có thể thấy hoạt động khai thác mỏ đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến tính chất hóa học của đất.

- Về hàm lượng kim loại nặng: Sự biến động của hàm lượng kim loại nặng trong đất cũng khá giống với thay đổi tính chất lý hóa của đất, ở các vị trí càng xa dần khu vực khai thác mỏ, hàm lượng một số kim loại nặng trong đất càng có xu hướng giảm dần và đạt QCVN 03-MT:2015/BTNMT và ngược lại, càng gần và ngay tại khu vực khai trường thì rất nguy hại. Cụ thể, hàm lượng kim loại năng As, Pb, Cd, Zn đều vượt QCVN 03-MT:2015/BTNMT ở khu vực khai thác mỏ, ngoài khu vực khai trường và nhất là cách từ 100 m trở đi thì không bị ô nhiễm nữa. Như vậy có thể thấy hoạt động khai thác mỏ đã làm ô nhiễm kim loại nặng trong đất. Kết quả nghiên cứu này cũng khá thống nhất với các nghiên cứu của Bùi Thị Kim Anh (2011), Đặng Thị An và cộng sự (2008).

3.2.3.2. Tính chất lý hóa tính của đất tại các khu đất khác nhau của mỏ a, Tính chất vật lý đất

Số liệu phân tích các mẫu đất ở tầng 0 - 20 cm và 20 - 40 cm ở khu đất khác nhau của mỏ được trình bày ở bảng 3.11.

Kết quả phân tích mẫu đất ở bảng 3.11 cho thấy:

- Dung trọng của đất ở tầng mặt (0 - 20 cm) nằm trong khoảng 1,22 - 1,36 g/cm3 và 1,23 - 1,37 g/cm3 ở tầng dưới (20 - 40 cm). Dung trọng đất ở các khu đất khác nhau của khu vực mỏ là tương đối khác nhau. Dung trọng đất ở khu tuyển

quặng, bãi thải đất đá và khu đất vừa hoàn thổ có xu hướng cao hơn đất đồi sát khu khai trường, là vị trí đất còn nguyên rừng tự nhiên và đất khu ruộng lúa. Tuy nhiên khi xử lý thống kê thì vẫn chưa cao hơn chắc chắn.

- Độ xốp đất nằm trong khoảng 45,4 - 53,6 %. Độ xốp đất ở tầng đất mặt (0 - 20 cm) cao hơn tầng dưới (20 - 40 cm). Độ xốp đất ở các vị trí khác nhau của mỏ là khác nhau. Theo phân loại độ xốp đất thì dưới 50 % là đất xốp vừa và gây bất lợi sinh trưởng cho cây trồng. Như vậy chỉ có đất rừng tự nhiên sát khu khai thác và đất ruộng lúa là có độ xốp trên 50 % và xếp vào loại đất xốp và cao hơn so với 3 khu đất còn lại của mỏ.

- Thành phần cơ giới ở tầng đất mặt (0 - 20 cm) chủ yếu là đất thịt pha cát và đất thịt nhẹ. Thành phần cơ giới đất ở tầng dưới (20 - 40 cm) chủ yếu là đất thịt trung bình, đất thịt nặng và đất sét pha cát. Các vị trí khu tuyển quặng, bãi thải đất đá và khu đất vừa hoàn thổ có thành phần cơ giới nặng hơn đất rừng tự nhiên sát khu khai thác và đất ruộng lúa.

Bảng 3.11. Một số tính chất lý học đất ở các khu đất khác nhau của mỏ

TT Vị trí

Tầng đất (cm)

Dung trọng (g/cm3)

Độ xốp (%)

Thành phần cơ giới (%) Cát

(>0,02 mm)

Limon (0,002- 0,02mm)

Sét (<0,002

mm) 1 Đất đồi sát khu

khai trường

0 - 20 1,22 53,6 44 44 12

20 - 40 1,23 53,4 43 45 12

2 Đất khu tuyển quặng

0 - 20 1,30 49,2 36 45 19

20 - 40 1,31 48,0 32 46 22

3 Đất bãi thải đất đá

0 - 20 1,36 46,9 47 30 23

20 - 40 1,37 45,4 36 49 15

4 Đất vừa hoàn thổ

0 - 20 1,29 49,8 30 40 30

20 - 40 1,30 49,2 30 39 31

5 Đất ruộng lúa 0 - 20 1,23 52,1 45 41 14

20 - 40 1,24 51,9 41 42 17

LSD0,05 0 - 20 0,05 1,73 - - -

CV(%) 0 - 20 2,21 1,82 - - -

b, Tính chất hóa học đất

Số liệu phân tích đất ở bảng 3.12 và hình 3.15 cho thấy:

- pH của đất: pH trong các mẫu đất nghiên cứu đều khá thấp, giá trị biến động từ 4,50 - 5,46. Như vậy đất đai khu vực nghiên cứu mang tính axit, chua. Mẫu đất tầng dưới thường có pH thấp hơn tầng mặt. pH đất ở các vị trí khác nhau của khu vực mỏ sắt là khác nhau, trong đó đất ở ruộng lúa có pH thấp hơn hẳn so với các vị trí khác. So với đặc điểm của đất trung du miền núi thì pH của đất tại khu vực thấp hơn khá nhiều. Điều này cho thấy hoạt động khai thác quặng sắt tại khu vực đã có ảnh hưởng đến độ pH tại đây.

- Hàm lượng mùn: Kết quả nghiên cứu được cho thấy, hàm lượng mùn trong các mẫu đất nghiên cứu chênh lệch nhau khá lớn. Hàm lượng mùn trong ở cả hai tầng đất của các vị trí khác nhau là khác nhau.

Bảng 3.12. Một số tính chất hóa học đất ở các khu đất khác nhau của mỏ TT Vị trí

Tầng đất

(cm) pHKCl

Mùn (%)

N (%)

P205

(%)

K2O (%) 1 Đất đồi sát khu khai

trường

0 - 20 5,39 2,82 0,13 0,09 1,15

20 - 40 5,37 2,18 0,12 0,07 0,98 2 Đất khu tuyển

quặng

0 - 20 5,46 1,25 0,06 0,06 0,61

20 - 40 5,36 1,22 0,05 0,05 0,50 3 Đất bãi thải đất đá 0 - 20 5,39 1,27 0,07 0,06 0,15 20 - 40 5,38 1,25 0,06 0,06 0,13 4 Đất vừa hoàn thổ 0 - 20 5,38 1,48 0,08 0,06 0,14 20 - 40 5,38 1,39 0,07 0,05 0,15 5 Đất ruộng lúa 0 - 20 4,51 2,68 0,16 0,09 1,19 20 - 40 4,50 2,01 0,12 0,08 1,15

LSD0,05 0 - 20 0,46 0,21 0,02 0,01 0,03

CV(%) 0 - 20 4,67 5,92 8,94 6,21 2,07

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3

Đất đồi sát khu khai

trường

Đất khu tuyển quặng

Đất bãi thải đất đá

Đất vừa hoàn thổ

Đất ruộng lúa

Các khu đất

%

Mùn (%) N (%) P205 (%) K2O (%)

Hình 3.15. Hàm lượng mùn và N, P2O5, K2O trong đất tầng 0 - 20 cm ở các khu đất khác nhau của mỏ

Hàm lượng mùn ở khu tuyển quặng, bãi thải đất đá và khu đất vừa hoàn thổ chỉ đạt 1,25 - 1,48 % ở tầng mặt và 1,22 - 1,39 % ở tầng dưới. Hàm lượng mùn ở đất đồi sát khu khai trường và đất ruộng lúa cao hơn hẳn, đạt 2,68 - 2,82 % ở tầng mặt và 2,01 - 2,18 % ở tầng dưới. Như vậy cho thấy tác động của khai khoáng đã có ảnh hưởng đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất.

- Hàm lượng Nitơ (N) tổng số: N bị phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng N tổng số trong các mẫu đất có sự chênh lệch đáng kể. Hàm lượng N ở khu tuyển quặng, bãi thải đất đá và khu đất vừa hoàn thổ nghèo, chỉ đạt 0,06 - 0,08 % ở tầng mặt và 0,05 - 0,07 % ở tầng dưới. Các mẫu đất nghiên cứu có hàm lượng N ở mức trung bình là khu đất đất đồi sát khu khai trường và đất ruộng lúa. Hàm lượng N ở cả 2 khu vực này đều cao hơn các khu vực khác.

- Hàm lượng Phốt pho (P2O5) tổng số: Cũng như N, P2O5 bị phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng P2O5

trong các mẫu đất nghiên cứu dao động từ 0,05 - 0,09 % và nằm ở mức trung bình so với thang đánh giá. Trong đó, hàm lượng P2O5 trong đất ở khu tuyển quặng, bãi thải đất đá và khu đất vừa hoàn thổ là thấp hơn, chỉ đạt 0,05 - 0,06 %. Như vậy khai thác khoáng sản đã có ảnh hưởng đến hàm lượng P2O5 trong đất.

- Hàm lượng Kali (K2O) tổng số: Cũng như N, K2O cũng bị phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Qua kết quả phân tích cho thấy, K2O trong mẫu đất nghiên cứu ở mức dưới trung bình đến khá giàu, dao động trong khoảng từ 0,13 - 1,19%. Trong đó, hàm lượng K2O trong đất ở khu tuyển quặng, bãi thải đất đá và khu đất vừa hoàn thổ là thấp hơn, chỉ đạt 0,13 - 0,61 %. Như vậy khai thác khoáng sản đã có ảnh hưởng đến hàm lượng K2O trong đất.

c, Kim loại nặng trong đất

Kết quả phân tích mẫu đất ở bảng 3.13 và hình 3.16 cho thấy:

- Hàm lượng Asen tổng số: Hàm lượng As tổng số trong đất không giống nhau tùy thuộc từng vị trí khác nhau của mỏ. Hàm lượng As trong đất khu tuyển quặng, bãi thải đất đá và khu đất vừa hoàn thổ là cao nhất tương ứng 20,76 - 24,32 mg/kg ở tầng 0 - 20 cm và 20,15 - 23,19 mg/kg ở tầng dưới, vượt QCVN 03-MT:2015/BTNMT. Hàm lượng As trong đất ở vị trí đất đồi sát khu khai trường và đất ruộng lúa thấp hơn nhưng cũng vượt quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT.

Bảng 3.13. Kim loại nặng trong đất ở các khu đất khác nhau của mỏ

TT Vị trí Tầng đất

(cm)

Hàm lượng kim loại nặng (mg/kg đất)

As Pb Cd Zn Fe

1 Đất đồi sát khu khai trường

0 - 20 19,36 68,21 0,641 173,28 451,82 20 - 40 19,47 51,43 0,673 179,24 442,44 2 Đất khu tuyển quặng 0 - 20 24,32 79,23 0,742 205,25 751,83 20 - 40 23,18 72,15 0,853 200,34 692,64 3 Đất bãi thải đất đá 0 - 20 22,67 76,32 0,754 202,10 551,93 20 - 40 23,19 75,81 0,821 200,37 592,34 4 Đất vừa hoàn thổ 0 - 20 20,76 71,43 0,763 203,27 541,53 20 - 40 20,15 71,09 0,777 201,34 542,33 5 Đất ruộng lúa 0 - 20 18,45 51,43 0,673 169,24 442,45 20 - 40 19,32 50,89 0,645 165,55 447,71

QCVN 03-MT:2015/BTNMT 15 70 1,5 200 -

LSD0,05 0 - 20 1,42 5,55 0,06 17,16 -

CV(%) 0 - 20 3,57 4,25 4,64 4,78 -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất trong khai thác quặng sắt và đề xuất giải pháp phục hồi đất tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái (Trang 88 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)