Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Hoạt động khai thác quặng sắt ảnh hưởng đến môi trường đất của khu vực mỏ sắt Trại Cau
3.3.3. Tiến hành thí nghiệm và khảo sát mô hình sử dụng các loại cây tự nhiên và cây trồng có khả năng phục hồi đất sau khai mỏ
Mục tiêu phục hồi đất sau khai khoáng cho sản xuất nông nghiệp là đưa độ phì đất về như tự nhiên trước khi khai thác mỏ. Vì vậy, đối với biện pháp sinh học thì cần tìm loại cây có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, để lại sinh khối lớn và có khả năng hút thu kim loại nặng trong đất.
3.3.3.1. Thí nghiệm một số cây tự nhiên phục hồi đất a, Sinh khối của các loại cây
Số liệu theo dõi sinh khối (thân, cành, lá) của 5 cây tham gia thí nghiệm (Bảng 3.26) cho thấy:
Cả 4 loại cây trồng đều cho khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên đất vừa hoàn thổ. Sau trồng 1 năm mặt đất đã được phủ kín bởi thân lá của cây. Sinh khối (thân, cành, lá) đều cao, cụ thể:
- Sau trồng 1 năm, sinh khối đạt 15,95 - 19,29 tấn/ha tươi và 4,40 - 4,98 tấn/ha khô. Trong đó, cây đơn buốt có khối lượng lớn nhất và thấp nhất là công thức đối chứng cỏ mọc tự nhiên.
- Sau trồng 2 năm sinh khối đạt gần gấp đôi, đạt 30,82 - 35,50 tấn/ha tươi và 8,57 - 9,71 tấn/ha khô. Trong đó, cây đơn buốt vẫn có khối lượng lớn nhất và thấp nhất là cỏ mọc tự nhiên.
Bảng 3.26. Sinh khối (thân cành lá) của cây trồng trên đất sau khai khoáng ĐVT: tấn/ha Công
thức Loại cây
Sinh khối tươi Sinh khối khô Sau 01
năm
Sau 02 năm
Sau 01 năm
Sau 02 năm
1 Cỏ tự nhiên (ĐC) 8,93 21,13 2,23 5,71
2 Đơn buốt 19,29 35,50 4,98 9,71
2 Ngải dại 17,33 32,55 4,64 8,87
4 Mần trầu 18,18 33,46 4,55 9,25
5 Dương xỉ 15,95 30,82 4,40 8,57
LSD0,05 4,19 2,08 0,43 0,93
CV(%) 1,26 3,60 5,48 5,89
Như vậy có thể thấy 4 trên 5 cây trồng thí nghiệm đều có sinh khối lớn và khả năng che phủ đất tốt, đạt tiêu chí cải tạo phục hồi đất sau khai thác khoáng sản.
b, Khả năng phục hồi độ phì đất của một số loại cây thí nghiệm
Trên cơ sở tiêu chí chọn loại cây ngắn ngày nhưng có khả năng phục hồi độ phì đất nhanh, thí nghiệm 5 loại cây đã cho thấy khả năng đó.
• Tính chất vật lý đất:
Số liệu phân tích một số tính chất lý học đất trước thí nghiệm và sau 2 năm thí nghiệm được tổng hợp ở bảng 3.27.
Số liệu tổng hợp ở bảng 3.27 cho thấy sau 2 năm trồng cây các chỉ tiêu lý tính đất đều thay đổi theo chiều hướng tốt lên, cụ thể:
- Dung trọng của đất: Kết quả nghiên cứu được cho thấy, dung trọng đất của cả 4 trên 5 cây thí nghiệm đều giảm xuống sau 2 năm trồng so với đất trước thí nghiệm.
Trước thí nghiệm dung trọng đất vừa hoàn thổ là 1,29 g/cm3, sau 2 năm trồng đã giảm xuống chỉ còn 1,21 - 1,22 g/cm3. Trong đó, 2 cây mần trầu và dương xỉ giảm mạnh nhất, đạt 1,21 g/cm3và thấp hơn so với đối chứng. Còn 2 cây ngải dại và đơn buốt thì giảm ít hơn, đạt 1,22 g/cm3. Riêng công thức đối chứng cỏ mọc tự nhiên thì dung trọng giảm không đáng kể. Như vậy cho thấy cả 4 trên 5 loại cây thí nghiệm đều có tác dụng cải thiện dung trọng trong đất sau khai khoáng.
- Độ xốp đất trước thí nghiệm là 49,6 %. Sau 2 năm trồng, 4 loại cây phủ đất đã làm tăng độ xốp đất chắc chắn so với đối chứng và đạt 52,2 - 52,6 %. Trong đó, 2 cây dương xỉ và mần trầu độ xốp tăng mạnh nhất, đạt 52,6 %. Còn 2 cây ngải dại và đơn buốt thì tăng ít hơn, đạt 52,2 %. Riêng công thức đối chứng để cỏ mọc tự nhiên mọc thì độ xốp có tăng lên chút ít sau 2 năm. Như vậy cho thấy 4 trên 5 loại cây có tác dụng cải thiện độ xốp đất sau khai khoáng.
Bảng 3.27. Một số tính chất lý học đất ở thí nghiệm cây trồng sau 2 năm
Công
thức Loại cây
Dung trọng (g/cm3)
Độ xốp (%)
Thành phần cơ giới (%) Cát
(>0,02mm)
Limon (0,002- 0,02mm)
Sét (<0,002mm)
1 Cỏ tự nhiên (ĐC) 1,26 50,6 31 42 27
2 Đơn buốt 1,22 52,2 33 43 24
2 Ngải dại 1,22 52,2 33 42 25
4 Mần trầu 1,21 52,6 32 43 25
5 Dương xỉ 1,21 52,6 31 44 25
Đất trước thí nghiệm 1,29 49,6 31 42 27
LSD0,05 0,06 2,16 - - -
CV(%) 2,48 2,30 - - -
- Thành phần cơ giới đất trước thí nghiệm chủ yếu là đất sét và đất sét pha thịt.
Sau 2 năm trồng 4 trên 5 loại cây phủ đất đã làm thay đổi thành phần cơ giới đất, chủ yếu chuyển sang đất thịt. Như vậy cho thấy cả 4 trên 5 loại cây có tác dụng cải thiện thành phần cơ giới đất sau khai khoáng.
Như vậy, cho thấy các cây phủ đất sử dụng trong thí nghiệm sau 2 năm đã có tác dụng tích cực cho cải tạo một số tính chất lý học đất ở tầng 0 - 20 cm của vùng khai thác quặng sắt Trại Cau.
• Tính chất hóa học đất:
Số liệu phân tích một số tính chất hóa học đất trước thí nghiệm và sau 2 năm thí nghiệm được tổng hợp ở bảng 3.28.
Số liệu tổng hợp ở bảng 3.28 và hình 3.21 cho thấy sau 2 năm trồng các chỉ tiêu hóa tính đất đều thay đổi theo chiều hướng tốt lên, cụ thể:
- pH của đất: Giá trị pHKCl đất nghiên cứu ở các công thức đều có xu hướng tăng lên so với đất trước thí nghiệm, từ 5,40 ở công thức để cỏ mọc tự nhiên đến 5,62 ở công thức trồng ngải dại. Như vậy, cả 4 loại cây thí nghiệm đều có khả năng cải thiện pH của đất sau 2 năm trồng.
Bảng 3.28. Một số tính chất hóa học đất ở thí nghiệm cây trồng sau 2 năm Công
thức Loại cây pHKCl
Mùn (%)
N (%)
P205
(%)
K2O (%) 1 Cỏ tự nhiên (ĐC) 5,40 1,54 0,09 0,08 0,15
2 Đơn buốt 5,51 1,89 0,13 0,11 0,19
2 Ngải dại 5,62 1,92 0,13 0,11 0,18
4 Mần trầu 5,52 1,79 0,11 0,09 0,16
5 Dương xỉ 5,48 1,75 0,11 0,09 0,17
Đất trước thí nghiệm 5,36 1,49 0,08 0,07 0,14
LSD0,05 0,31 0,21 0,01 0,01 0,02
CV(%) 3,06 6,68 3,77 8,91 7,42
0 0,5 1 1,5 2 2,5
Cỏ tự nhiên (ĐC)
Đơn buốt Ngải dại Mần trầu Dương xỉ Đất trước thí nghiệm Công thức
%
Mùn (%) N (%) P205 (%) K2O (%)
Hình 3.21. Hàm lượng mùn và N, P2O5, K2O trong đất ở các công thức thí nghiệm khác nhau
- Hàm lượng mùn: Kết quả nghiên cứu được cho thấy, hàm lượng mùn trong đất của cả 4 trên 5 cây thí nghiệm đều tăng lên sau 2 năm trồng so với đất trước thí nghiệm. Trước thí nghiệm mùn trong đất vừa hoàn thổ chỉ có 1,49 %, sau 2 năm trồng đã tăng lên đạt 1,75 - 1,92 %. Trong đó, 2 cây ngải dại và đơn buốt tăng cao nhất, đạt lần lượt 1,92 % và 1,89 %. Còn 2 cây dương xỉ và mần trầu thì tăng ít hơn, chỉ đạt 1,75 - 1,79 %. Riêng công thức đối chứng có hàm lượng mùn tăng ít.
Như vậy cho thấy 4 trên 5 loại cây thí nghiệm có tác dụng cải thiện hàm lượng chất hữu cơ trong đất sau khai khoáng.
- Hàm lượng Nitơ (N) tổng số: N bị phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng N tổng số trong đất của cả 4 trên 5 cây thí nghiệm đều tăng lên sau 2 năm so với ban đầu. Hàm lượng N trước thí nghiệm chỉ có 0,08 %, sau 2 năm đã tăng lên và đạt từ 0,11 - 0,13 %. Trong đó, hàm lượng N trong đất của công thức ngải dại và đơn buốt là cao hơn cả, đều đạt 0,13 %, còn công thức mần trầu và dương xỉ đạt thấp hơn, chỉ đạt 0,11 %. Riêng công thức đối chứng chỉ tăng chút ít.
- Hàm lượng Phốt pho (P2O5) tổng số: Cũng như N, P2O5 bị phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng P2O5
trong đất của 4 trên 5 loại cây đều tăng cao hơn so với trước thí nghiệm. Hàm lượng P2O5 trước thí nghiệm chỉ có 0,07 %, sau 2 năm đã tăng lên và đạt từ 0,09 - 0,11 %.
Trong đó, hàm lượng P2O5 trong đất của công thức ngải dại và đơn buốt là cao hơn cả, đều đạt 0,11 %, còn công thức mần trầu và dương xỉ đạt thấp hơn, chỉ đạt 0,09 %.
- Hàm lượng Kali (K2O) tổng số: Cũng như N, K2O cũng bị phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Qua kết quả phân tích cho thấy, K2O trong mẫu đất của 4 trên 5 cây thí nghiệm đều đạt ở mức trung bình, dao động trong khoảng từ 0,16 - 0,19 %. Trong đó, hàm lượng K2O trong đất của công thức ngải dại và đơn buốt là cao hơn cả, đạt 0,18 - 0,19 %, còn công thức cây mần trầu và cây dương xỉ đạt thấp hơn, chỉ đạt 0,16 - 0,17%.
Như vậy, cho thấy các cây phủ đất sử dụng trong thí nghiệm sau 2 năm đã có tác dụng tích cực cho cải tạo một số tính chất hóa học đất ở tầng 0 - 20 cm của vùng khai thác quặng sắt Trại Cau.
b, Khả năng xử lý đất bị ô nhiễm của một số loại cây thí nghiệm
Khả năng hút thu kim loại nặng trong đất của các cây tham gia thí nghiệm trình bày tại bảng 3.29. Số liệu phân tích hàm lượng kim loại nặng trong cây (thân, cành, lá) cho thấy:
Bảng 3.29. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong cây sau 02 năm trồng
Công
thức Loại cây Hàm lượng trong cây (mg/kg)
As Pb Cd
1 Cỏ tự nhiên (ĐC) 5,12 17,77 0,124
2 Đơn buốt 6,76 20,43 0,250
2 Ngải dại 7,14 19,78 0,154
4 Mần trầu 8,11 21,23 0,204
5 Dương xỉ 8,22 28,91 0,216
LSD0,05 0,56 1,94 0,02
CV(%) 4,19 4,77 6,25
- Đối với As: Cho dù As là nguyên tố rất độc đối với cây, nhưng số liệu phân tích vẫn cho thấy cả 5 loại cây đều có khả năng thu hút As từ đất, lượng As trong thân lá của cây từ 5,12 - 8,22 mg/kg. Trong đó, các loại cây dương xỉ và mần trầu có khả năng khá cao trong thu hút As.
- Đối với Pb: Tất cả 5 loại cây thí nghiệm đều cho khả năng thu hút Pb khá cao. Hàm lượng Pb chứa trong thân, cành, lá của các loại cây lớn so với hàm lượng trung bình và cho phép trong sản phẩm cây nông nghiệp. Trong đó, cây dương xỉ và mần trầu có khả năng cao trong thu hút Pb. Trong 5 loại cây chỉ có cỏ mọc tự nhiên có khả năng hút Pb thấp hơn các loại cây khác.
- Đối với Cd: Cả 5 loại cây thí nghiệm đều có khả năng thu hút Cd. Tuy nhiên, hàm lượng Cd hút vào cây là khác nhau và tương đối thấp, chỉ từ 0,124 - 0,250 mg/kg. Nhưng khi so sánh với hàm lượng Cd trung bình trong cây và ngưỡng cho phép trong sản phẩm cây nông nghiệp thì đều cao hơn.
Như vậy có thể thấy 4 trên 5 cây thí nghiệm đều có khả năng hút thu kim loại nặng trong đất khá tốt.
Để đánh giá khả năng xử lý ô nhiễm của kim loại nặng trong đất sau khai khoáng, đề tài đã tiến hành phân tích đất thí nghiệm trước và sau trồng cây 2 năm.
Số liệu phân tích thu được ở bảng 3.30 và hình 3.22 cho thấy:
Bảng 3.30. Kim loại nặng trong đất ở thí nghiệm cây trồng sau 2 năm Công
thức Loại cây Hàm lượng kim loại nặng (mg/kg đất)
As Pb Cd Zn Fe
Đất trước thí nghiệm 19,76 71,65 0,773 201,21 531,43 1 Cỏ tự nhiên (ĐC) 16,87 68,69 0,736 198,22 500,02
2 Đơn buốt 15,02 66,27 0,662 190,00 482,03
2 Ngải dại 15,11 67,24 0,687 181,54 480,61
4 Mần trầu 14,02 66,01 0,635 180,02 477,37
5 Dương xỉ 15,02 56,23 0,702 183,25 481,82
QCVN 03-MT:2015/BTNMT 15 70 1,5 200 -
LSD0,05 2,25 3,97 0,07 13,50 31,97
CV(%) 7,75 3,31 5,83 3,93 3,57
0 5 10 15 20 25
Đất trước thử nghiệm
Cỏ tự nhiên (ĐC)
Đơn buốt Ngải dại Mần trầu Dương xỉ
Công thức
Hàm lượng As (mg/kg)
As (mg/kg) QCVN 03-MT
Hình 3.22. Hàm lượng kim loại nặng As trong đất ở các công thức thí nghiệm cây trồng sau 2 năm
- Đối với As: Cho dù As là nguyên tố rất độc đối với cây, nhưng số liệu phân tích vẫn cho thấy khả năng thu hút As từ đất của 4 loại cây thí nghiệm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy: Tất cả 4 trên 5 loại cây đều có khả năng hút thu As, trong đó cỏ mần trầu có khả năng thu hút As lớn nhất nên hàm lượng As trong đất chỉ còn 14,02 mg/kg, đạt mức quy chuẩn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT cho đất nông nghiệp. 3 cây còn lại là dương xỉ, đơn buốt và ngải dại cũng có khả năng khá cao trong thu hút As nhưng sau 2 năm chưa đạt quy chuẩn.
- Đối với Pb: Tất cả 4 trên 5 loại cây thí nghiệm đều cho khả năng thu hút Pb khá, vì vậy đã làm giảm hàm lượng Pb trong đất sau 2 năm, chỉ còn 56,23 - 67,24 mg/kg, đạt quy chuẩn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT cho đất nông nghiệp (hàm lượng Pb trước thí nghiệm là 71,65 mg/kg). Trong đó, cây dương xỉ đã có khả năng hút thu Pb lớn nhất, nên sau 2 năm lượng Pb trong đất chỉ còn 56,23 mg/kg. Như vậy có thể thấy cả 4 loại cây này sau 2 năm trồng đều có khả năng xử lý tốt ô nhiễm Pb trong đất sau khai khoáng (Hình 3.23).
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Đất trước thử nghiệm
Cỏ tự nhiên (ĐC)
Đơn buốt Ngải dại Mần trầu Dương xỉ
Công thức
Hàm lượng Pb (mg/kg)
Pb (mg/kg) QCVN 03-MT
Hình 3.23. Hàm lượng kim loại nặng Pb trong đất ở các công thức thí nghiệm cây trồng sau 2 năm
- Đối với Cd: Cả 4 trên 5 loại cây thí nghiệm đều có khả năng thu hút Cd.
Tuy nhiên, hàm lượng Cd trong đất trước thí nghiệm đã thấp hơn quy chuẩn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT cho đất nông nghiệp. Vì vậy, tại vùng đất này Cd chưa phải vấn đề ô nhiễm cho đất (Hình 3.24).
Hình 3.24. Hàm lượng kim loại nặng Cd trong đất ở các công thức thí nghiệm cây trồng sau 2 năm
- Đối với Zn: Tất cả 4 trên 5 loại cây thí nghiệm đều cho khả năng thu hút Zn, vì vậy đã làm giảm hàm lượng Zn trong đất sau 2 năm, chỉ còn 180,02 – 190,00
mg/kg, đạt quy chuẩn cho phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT cho đất nông nghiệp (hàm lượng Zn trước thí nghiệm là 201,21 mg/kg). Như vậy có thể thấy cả 4 loại cây này sau 2 năm trồng đều có khả năng xử lý ô nhiễm Zn trong đất sau khai khoáng (Hình 3.25).
Hình 3.25. Hàm lượng kim loại nặng Zn trong đất ở các công thức thí nghiệm cây trồng sau 2 năm
- Đối với Fe: Cả 4 trên 5 loại cây thí nghiệm đều có khả năng làm giảm hàm lượng Fe trong đất sau khai khoáng.
Tóm lại: Từ việc phân tích số liệu về lượng sinh khối trả lại cho đất, sự thay đổi một số tính chất lý hóa đất và đánh giá hàm lượng kim loại nặng hút thu được của các loại cây thí nghiệm và hàm lượng kim loại nặng trong đất sau 2 năm thí nghiệm cho thấy cả 4 trên 5 loại cây thí nghiệm đều đạt tiêu chí cải tạo phục hồi đất sau khai thác khoáng sản sắt.
3.3.3.2. Mô hình quan trắc trồng keo tai tượng cải tạo đất
Song song với việc tìm loại cây ngắn ngày, chủ yếu là cây hòa thảo cho mục tiêu cải tạo đất sau khai khoáng nhanh để có thể cho sản xuất nông nghiệp, thì việc lựa chọn các cây thân gỗ là họ đậu sẽ đạt được hai mục tiêu là vừa cải tạo đất sau khai khoáng vừa có thể sử dụng sản phẩm. Vì vậy việc đưa cây keo, nhất là keo tai tượng vào làm mô hình cải tạo đất sau khai thác mỏ sắt là rất khả thi.
a, Khả năng sinh trưởng phát triển của cây keo tai tượng
Số liệu theo dõi sinh khối (thân, cành, lá) của keo tai tượng ở 3 mô hình có tuổi cây 2 năm, 5 năm và 8 năm được trình bày tại bảng 3.31.
Bảng 3.31. Sinh khối (thân cành lá) của keo tai tượng ở các mô hình trồng
TT Tuổi cây
ĐK thân (cm)
Chiều cao cây
(m)
Sinh khối tươi
(kg/cây)
Sinh khối khô
(kg/cây)
Sinh khối tươi
(tấn/ha)
Sinh khối khô
(tấn/ha)
1 2 năm 6,45 6,3 27,1 13,2 67,65 33,00
2 5 năm 11,7 11,5 92,8 44,3 232,00 110,75
3 8 năm 16,4 17,6 143,5 73,4 358,75 183,50
LSD0,05 - - - - 20,73 13,71
CV(%) - - - - 4,17 5,55
Số liệu nghiên cứu tại bảng 3.31 cho thấy:
Cây keo tai tượng có tính thích ứng rộng và khả năng sinh trưởng nhanh, nên ngoài khả năng che phủ đất nhanh còn cho sinh khối lớn trên đơn vị diện tích.
- Về sinh trưởng: Sau 2 năm trồng đã cho đường kính thân đạt trung bình 6,45 cm và chiều cao cây đạt 6,3 m. Sau 5 năm trồng đường kính thân tăng gần gấp đôi so với 2 năm, đạt trung bình 11,7 cm và chiều cao cây đạt 11,5 m. Ở mô hình trồng 8 năm cho thấy đường kính thân tăng gần gấp ba lần so với 2 năm, đạt trung bình 16,6 cm và chiều cao cây đạt 17,6 m.
- Về năng suất chất xanh (thân, cành, lá): Sau 2 năm trồng đã đạt 27,1 kg/cây tươi và năng suất đạt 67,65 tấn tươi/ha, khối lượng khô 13,2 kg/cây và năng suất đạt 33,00 tấn/ha. Sau 5 năm đã cho năng suất thân cành lá đạt cao cả về tươi và khô, tương ứng 232,00 tấn/ha và 110,75 tấn/ha, cao hơn chắc chắn so với keo 2 năm trồng. Sau 8 năm trồng keo tai tượng đã cho sinh khối rất lớn, tương ứng 358,75 tấn/ha tươi và 183,50 tấn/ha khô, cao hơn chắc chắn so với keo trồng 5 năm.
Như vậy có thể thấy cả 3 mô hình cây keo tai tượng đều có sinh khối lớn và khả năng che phủ đất tốt, đạt tiêu chí cải tạo phục hồi đất sau khai thác khoáng sản.
b, Khả năng phục hồi độ phì đất của cây keo tai tượng
Với tiêu chí chọn cây có khả năng phục hồi độ phì đất nhanh, nghiên cứu ở 3 mô hình keo tai tượng đã cho thấy khả năng đó.
• Cải thiện tính chất lý học đất:
Số liệu phân tích một số tính chất lý học đất ở các mô hình thí nghiệm trồng keo tai tượng được tổng hợp ở bảng 3.32.
Số liệu tổng hợp ở bảng 3.32 và hình 3.26 cho thấy sau 2 đến 5 và 8 năm trồng keo các chỉ tiêu lý tính đất ở cả 2 tầng đất 0 - 20 cm và 20 - 40 cm đều thay đổi theo chiều hướng tốt lên, cụ thể:
Bảng 3.32. Một số tính chất lý học đất ở các mô hình trồng keo tai tượng
TT Tuổi cây
Tầng đất (cm)
Dung trọng (g/cm3)
Độ xốp (%)
Thành phần cơ giới (%) Cát
(>0,02mm)
Limon (0,002- 0,02mm)
Sét (<0,002
mm)
1 2 năm 0 - 20 1,28 50,0 31 40 29
20 - 40 1,29 49,8 30 39 31
2 5 năm 0 - 20 1,23 51,8 44 44 12
20 - 40 1,24 51,6 40 45 15
3 8 năm 0 - 20 1,16 54,2 45 40 15
20 - 40 1,17 53,8 42 43 15
LSD0,05 0 - 20 0,07 3,05 - - -
CV(%) 0 - 20 2,50 2,59 - - -
- Dung trọng của đất: Kết quả nghiên cứu được cho thấy, dung trọng đất các mô hình trồng keo đều giảm, nhưng chưa vượt được sai số thống kê, từ 1,28 g/cm3 ở mô hình 2 năm xuống 1,23 g/cm3 ở mô hình 5 năm và 1,16 g/cm3 ở mô hình 8 năm tầng 0 - 20 cm. Ở tầng dưới 20 - 40 cm, dung trọng đất cũng giảm xuống từ 1,29 g/cm3 ở mô hình 2 năm xuống 1,24 g/cm3 ở mô hình 5 năm và đạt 1,17 g/cm3 ở mô hình 8 năm. Như vậy cho thấy cả 3 mô hình cây keo tai tượng bước đầu có tác dụng cải thiện dung trọng trong đất sau khai khoáng.