Đề xuất giải pháp phục hồi đất sau khai thác quặng sắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất trong khai thác quặng sắt và đề xuất giải pháp phục hồi đất tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái (Trang 135 - 139)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất giải pháp phục hồi đất sau khai thác quặng sắt

- Trong phục hồi đất sau khai thác khoáng sản sắt, công tác quản lý nhà nước được đặt lên hàng đầu. Luật và các văn bản dưới luật là căn cứ quan trọng trong thực hiện tiến trình quản lý.

- Kết quả nghiên cứu về công nghệ sẽ giúp cho các nhà quản lý đề ra từng biện pháp cụ thể cho từng đối tượng cụ thể để tiến hành quản lý phục hồi nhanh, hiệu quả và bền vững đất sau khai khoáng.

- Các kết quả cụ thể trong nghiên cứu này là căn cứ cho hoạch định giải pháp phục hồi đất sau khai khoáng.

3.4.2. Gii pháp v chính sách

Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Khoáng sản 2010 và Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Cần ban hành Thông tư liên tịch giữa Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường để cụ thể hóa các quy định trong tiến hành khai thác khoáng sản nói chung và mỏ sắt nói riêng kết hợp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt.

Địa phương cấp tỉnh cần có văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng dự án khai khoáng kết hợp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt.

Cần xây dựng chế tài xử phạt cụ thể cho từng loại hình khai thác khoáng sản và phải cập nhật hàng năm theo quy mô phát triển kinh tế xã hội.

Các đơn vị chức năng như Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thị phải thực hiện nghiêm chỉnh và thường xuyên các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.

3.4.3. Gii pháp v k thut

3.4.3.1. Giải pháp khắc phục các tai biến địa chất vùng khai thác quặng sắt

Từ kết quả nghiên cứu kết hợp thông tin của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản về tai biến sụt lún đất, mất nước và rạn nứt công trình xây dựng trên bề mặt đất của vùng mỏ sắt Trại Cau, đề tài đưa ra các giải pháp khắc phục và phòng chống tập trung vào các nội dung sau:

a, Giải pháp tổng thể

- Cần theo dõi thường xuyên, đánh giá thực trạng và diễn biến của các tai biến địa chất như sụt lún đất, mất nước và rạn nứt công trình xây dựng...để xác định mức độ nguy hại và phạm vi ảnh hưởng.

- Xác định nguyên nhân từ tự nhiên như cấu trúc địa chất, biến đổi khí hậu...và nguyên nhân từ con người do quá trình khai thác quặng gây ra để từ đó đề xuất giải pháp phục hồi và phòng chống các tai biến.

- Đánh giá sự an toàn của các công trình kiến trúc, đặc biệt là nhà ở và công

trình phụ trợ liên quan đến sinh hoạt, từ đó có kế hoặc phá dỡ xây dựng lại, hoặc sửa chữa cải tạo đảm bảo an toàn và yên tâm trong cộng đồng dân cư.

- Tăng cường các biện pháp công trình để bổ cập nước dưới đất, yêu cầu các đơn vị khai thác tìm biện pháp kỹ thuật xử lý để hạn chế mức độ hạ thấp mực nước dưới đất giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo khai thác ít tác động đến môi trường.

- Đền bù, hỗ trợ thiệt hại, ổn định và đảm bảo đời sống, phát triển kinh tế hộ gia đình của cộng đồng dân cư phạm vi bị ảnh hưởng.

b, Giải pháp cụ thể

- Cảnh giác và phát hiện sớm những dấu hiệu của sụt lún đất đối với những vùng có nguy cơ sụt đất cao.

- Thông thường sụt đất thường xảy ra vào những thời điểm sau những thời kỳ mưa lớn kéo dài hoặc mưa lớn sau một thời gian hạn hán. Khai thác nước ngầm quá mức, hoặc khoan giếng, các hoạt động khai thác mỏ (hạ thấp mực nước ngầm).

- Khi nhận thấy các dấu hiệu trên cần áp dụng ngay các biện pháp: Đánh dấu, rào hoặc lập các vật cản để mọi người biết và không tới gần đó, đặc biệt là trẻ em;

theo dõi diễn biến của hố sụt, sơ tán người, tài sản, vật nuôi trong trường hợp có dấu hiệu sụt đất tại nơi ở, kho tàng hoặc nơi nhốt vật nuôi.

- Xử lý lấp hố sụt và lấp các moong khai thác tầng nông, lấp hang karst ngầm và chống thấm.

- Bổ cập nước dưới đất: Nên tận dụng một số hố sụt ở những vị trí thích hợp làm cửa sổ để đưa nước vào trong hang làm tăng áp lực thủy tĩnh vào trần hang karst cũng như nâng cao độ sâu mực nước dưới đất tạo điều kiện phát triển kinh tế dân sinh.

3.4.3.2. Giải pháp phục hồi độ phì đất sau khai thác mỏ sắt

a, Đối với vùng đất đã kết thúc khai thác để sử dụng cho trồng cây nông nghiệp - Tất cả các khu vực hoàn thổ sau khai thác quặng sắt mà không dốc thì sau khi san lấp nhất thiết phải phủ ít nhất 20 cm đất từ tầng đất mặt có màu xám, đen.

- Tiến hành trồng các cây tự nhiên vừa có tác dụng phủ đất và xử lý ô nhiễm kim loại nặng vừa có sinh khối lớn trả lại cho đất cho phục hồi độ phì, ít nhất là 2 năm.

- Các cây lựa chọn ưu tiên cho trồng phủ đất và phục hồi đất cho canh tác cây nông nghiệp là Đơn buốt, Ngải dại, Mần trầu và Dương xỉ.

- Sau chu kỳ 2 năm trồng cây phủ đất, tiến hành canh tác cây nông nghiệp cần chú ý trồng xen các cây họ đậu để tăng thêm khả năng phục hồi đất.

- Đối với các vùng đất bị ô nhiễm nặng các kim loại nặng As, Pb, Cd cần cân nhắc việc để lại sinh khối cây trồng phủ đất theo tỷ lệ nhất định để tránh làm ô nhiễm lại đất.

b, Đối với vùng đất đã kết thúc khai thác để sử dụng cho trồng cây lâm nghiệp - Tất cả các khu vực hoàn thổ sau khai thác quặng sắt mà có độ dốc thì chỉ cần san lấp cho mặt đất bớt gồ ghề và không cần phủ thêm tầng đất mặt.

- Tiến hành trồng cây lâm nghiệp họ đậu, chủ yếu là keo tai tượng, keo lai.

- Trước khi trồng cây với những chỗ đất quá nghèo kiệt, tỷ lệ đá lẫn nhiều, thì cần phải bón bổ sung phân NPK.

- Thời vụ thích hợp: Cần tránh mùa đông khô hạn.

- Với đặc điểm sinh trưởng mạnh và để lại sinh khối lớn, mặt khác rễ cây keo có khả năng cố định một lượng đáng kể N, vì vậy chỉ cần sau 2 đến 5 năm độ phì đất đã được phục hồi tốt.

- Với khả năng hút thu kim loại nặng As, Pb, Cd trong đất của keo tai tượng, nên trồng từ 5 đến 8 năm là cơ bản xử lý được ô nhiễm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất trong khai thác quặng sắt và đề xuất giải pháp phục hồi đất tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)