Lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 20 - 24)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG

1.2. Lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động

Từ các cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động, tác giả rút ra nhận định về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động như sau: Nâng cao năng lực cạnh tranh là việc làm tăng lợi thế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông trên thị trường bằng các giải pháp khác nhau để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, nâng cao vị thế trên thị trường một cách hiệu quả và lâu dài.

1.2.2. Sự cần thiếtcủa nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết, thê hiện cụ thể như sau:

a, Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông di động

Cạnh tranh là một trong những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trườngnói chung và trong lĩnh vực viễn thông di động nói riêng.Nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng là động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp viễn thông.

b, Đáp ứng yêu cu hi nhp kinh tếquc tế

Việt Nam là một trong số những thị trường đầu tư hấp dẫn và ngành viễn thôngdi động Việt Nam cũng đang nhắm tới của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu của ngành viễn thông đề ra là thu hút được các đối tác nước ngoài vào đầu tư trong tất cảcác lĩnh vực. Thị trường viễn thông hội nhập, doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận các công nghệtiên tiến vàđược thửsức trên một sân chơi rộng và bình đẳng hơn. Tuy nhiên, cũng như lĩnh vực khác các doanh nghiệp viễn thôngdi động Việt Nam đang trong tư thế đối mặt với sựcạnh tranh gay gắt từphía các doanh nghiệp nước ngoài. Sức ép đó ngày một lớn hơn bởi thị trường viễn thông là một trong những thị trường mở cửa sớm nhất và có sựcạnh tranh khốc liệt nhất. Đểcạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần

khẳng định vịthếcủa mình bằng việc tích lũy vốn, nắm được công nghệtiên tiến, hiện đại, kinh nghiệm khai thác, chất lượng dịch vụtốt và đặc biệt là phải có khách hàng.

Hệ quả của sự hội nhập có thể làm cho doanh nghiệp phát triển tốt, không phát triển được hoặc bị đào thải khỏi thương trường. Chính vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh đểtồn tại là điều kiện tiên quyết trong thời đại hội nhập là điều kiện tiên quyết của sựphát triển.

c, Phục vụsphát triển trong tương lai

Trong một vài năm trởlại đây thị trường viễn thông di động trong nước ngày càng thông thoáng và hấp dẫn thu hút nhiều những doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Đó là do kinh doanh dịch vụviễn thôngdi động là một lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng cao và trong xu hướng phát triển của xã hội thì đây là một ngành nghề có cơ hội phát triển mạnh. Với nhiều động thái tích cực của Chính Phủvà BộThông tin và Truyền thông các doanh nghiệp viễn thông trong nước không ngừng cạnh tranh lẫn nhau để giữ vững và mở rộng thị trường. Tình trạng độc quyền dần được xóa bỏ thay vào đó mà môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, thuận lợi hơn và lợi thế cạnh tranh không hoàn toàn thuộc về một doanh nghiệp nhất định. Những văn bản, chính sách được ban hành đều nhằm mục tiêu khuyến khích sựcạnh tranh trên thị trường viễn thông đa dạng hóa thành phần tham gia và tăng sự lựa chọn cho người tiêu dùng cũng như thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Do vậy bất cứ doanh nghiệp nào trong ngành đều phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

1.2.3. Các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động, các doanh nghiệp viễn thông cần chú ý đến các hoạt động sau:

a,Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, công việc của các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập trung

đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp một cách nhịp nhàng.

- Điều chỉnh hợp lý tổ chức phù hợp với yêu cầu của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp với xây dựng mạng lưới thông tin, xác định các quyết định đưa ra một cáchchính xác, hiệu quả.

- Đảm bảo thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, bảo đảm mọi thành viên hiểu rõ được mục đích của tổ chức, đạt được sự thống nhất giữa mục đích cá nhân và mục đích của tập thể. Tổ chức thông tin trong nội bộ doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thông tin phải được phổ biến rộng rãi cho tất cả mọi người, mọi cấp trong tổ chức được biết rõ ràng; các tuyến thông tin cần trực tiếp và ngắn gọn;

duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống thông tin một cách thường xuyên không bị ngắt quãng.

b, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệpviễn thông - Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở các doanh nghiệpviễn thông. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn.

- Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứngcủa người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp viễn thông. Biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ, lao động trong doanh nghiệp viễn thông. Do đó tiêu chuẩn hóa cán bộ phải cụ thể hóa đối với từng ngành nghề, từng loại công việc và phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.

c,Tăng cường hoạt động marketing hỗn hợp

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đầu tiên đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh.

Thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp viễn thôngsẽ nắm được những thông tin cần thiết về giá cả của dịch vụ viễn thông di động mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ kinh doanh để đề ra những phương án chiến lược và biện pháp cụ thể được thực hiện mục tiêu kinh doanh đề ra.

- Hoàn thiện chiến lược sản phẩm: Doanh nghiệp viễn thông cần cần chọn những sản phẩm dịch vụ di động có thế mạnh, có thể là dịch vụ thuê bao di động, các góicước khuyến mãi…không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng đa dạng và nâng cao của xã hội.

- Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức lại mạng lưới bán hàng. Doanh nghiệp nên chọn kiểu kênh phân phối dọc (đây là kiểu tổ chức kênh rất hiệu quả và đang được áp dụng phổ biến). Tư tưởng cơ bản về hệ thống kênh phân phối dọc là:

+ Các thành viên liên kết với nhau thành một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, bền vững để không bị phá vỡ bởi bất kỳ xung lực nào từ môi trường bên ngoài.

+Tính thống nhất và sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên kênh được đảm bảo bằng sự hợp tác toàn diện và dựa trên nền tảng thống nhất lợi ích của toàn bộ hệ thống kênh và của từng thành viên.

d, Giảm chi phísn xuất, hạ giá thành dịch vụ

Khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể nhằm tìm cách tối thiểu hóa chi phí, đặc biệt là chi phí sản xuất ra dịch vụ viễn thông, chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, từng thành viên trong doanh nghiệp viễn thông cần tự nâng cao trìnhđộ chuyên môn, trình độ tay nghề. Do đó, trước mắt cần đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường các cột thu, phát sóng di động…

e, Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp viễn thông

- Các doanh nghiệp cần xây dựng hìnhảnh chuyên nghiệp, thương hiệu tốt để khách hàng dễ dàng nhận biết thông quaquảng cáo, quan hệ công chúng…

- Xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình hơn ai hết và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.

f, Chăm sóc khách hàng và dự báo tốt biến động thị trường

- Xây dựng các trung tâm chăm sóc khách hàng và dịch vụ giải đáp thắc mắc của khách hàng phục vụ mọi lúc, mọi nơi để mang lại sự an tâm và thuận tiện cho khách hàng.

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nghiên cứu đầy đủ, cung cấp thông tin về thị trường có thể dự báo về các biến động của thị trường.

g, Sự tác động của nhà nước

Muốn nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông di động cũng cần phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Xét ở góc độ vĩ mô, Nhà nước cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, hạn chế tính độc quyền trên thị trường viễn thông di động.

- Thắt chặt quản lý bằng cách tăng cường các cơ chế chính sách hạn chế cạnh tranh không bìnhđẳng: quản lý sim khuyến mãi, khuyến mãi nạp thẻ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)