PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG
1.3. Nội dung các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tốphản ánh năng lực cạnh tranh từnhững hoạt động khác nhau
Michael Porter đưa ra các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: Văn hóa doanh nghiệp; Sức sinh lời của vốn đầu tư; Năng suất lao động; Lợi thế về chi phí và khả năng giảm chi phí; Chất lượng sản phẩm và khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm; Kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của đội ngũ quản trị viên; Sự năng động, linh hoạt, nhạy bén của ban giám đốc; Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó có nhiều nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: Nguyễn Đình Thọ (2009) nghiên cứu cho thấy các nhân tố: định hướng kinh doanh, nănglực Marketing, kết quả kinh doanh, năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, kỳvọng cơ hội WTO, nguồn lực tài chính, năng lực quản lý, năng lực nghiên cứu và phát triển quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phốHồ Chí Minh và một sốnghiên cứu khác.[13], [10]
Thông qua việc kếthừa các tài liệu nghiên cứu và tham khảo ý kiến lãnh đạo cấp cao tại Viettel trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tác giả đềxuất các nhân tốthể hiện năng lực cạnh tranh của Vietteltrên địa bàn tỉnh Quảng Trị như sau.
1.3.1. Năng lực tổ chức và quản lý
Năng lực tổchức, quản lý doanh nghiệp được coi là nhân tốcó tính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp viễn thông. Doanh nghiệp có năng lực tổ chức, quản lý tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các dịch vụ của mình. Bộ máy quản lý làm việc có hiệu quả thì các vấn đề xảy ra được giải quyết nhanh chóng, giúp doanh nghiệp có thểthích nghi tốt với các thay đổi và đối mặt tốt với các khó khăn thách thức. Vì vậy, một doanh nghiệp có năng lực tổchức quản lý tốt thì sẽ tăng năng lực cạnh tranh của so với các đối thủtrên thị trường.
Năng lực tổ chức, quản lý được thể hiện qua các mặt sau:
- Trìnhđộ của đội ngũ cán bộ quản lý: được thể hiện bằng những kiến thức cần thiết để quản lí và điều hành, thực hiện các công việc đối nội và đối ngoại của doanh nghiệp viễn thông. Trình độ của đội ngũ này không chỉ đơn thuần là trìnhđộ học vấn mà còn thể hiện những kiến thức rông lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý cần có tính chuyên nghiệp, tầm nhìn xa trông rộng, có óc quan sát, phân tích, nắm bắt cơ hội kinh doanh, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra.
- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.
Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh, gọn, nhẹ và
hiệu lực cao có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanh chóng, chính xác, mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp. Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- “Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp,... Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.”[24]
1.3.2.Năng lực Marketing
“Marketing là chức năng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp”[10] Vì vậy, năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được với những thay đổi của khách hàng cùng với đối thủ cạnh tranh. Năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện qua các thành phần sau:
- Chất lượng dịch vụviễn thông di động của doanh nghiệp: Các sản phẩm của dịch vụviễn thông di động cung cấp như hòa mạng, cuộc gọi…phải đáp ứng tốt như cầu khách hàng, mang đến cho khách hàng sựhài lòng khi sửdụng dịch vụ
- Tính đa dạng của dịch vụ: Các dịch vụ phải được thiết kế đa dạng, phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau. Khách hàng cần có nhiều sự lựa chọn dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình.
-Chính sách giá cả và độ linh hoạt của giá cả: Bên cạnh việc cung cấp các gói dịch vụcó chất lượng và đang dạng, đáo ứng tốt nhu cầu khách hàng thì giá cả mà các dịch vụ này cung cấp cũng rất quan trọng trong việc quyết định năng lực Marketing của doanh nghiệp. Giá cả của các gói dịch vụ mà doanh nghiệp viễn thông di động cung cấp phải hợp lý và có tính cạnh tranh được với các đối thủnếu như không muốn đối thủ cướp mất khách hàng khi họ cung cấp dịch vụ tương tự với giá rẻ hơn.
- Độ bao phủ của kênh phân phối: Tuy là dịch vụ có tính vô hình, sản phẩm không thểnhìn thấy nhưng các doanh nghiệp viễn thông di động cũng tổchức kênh
phân phối để cung cấp dịch vụ và kết hợp với chăm sóc khách hàng như cửa hàng trực tiếp, đại lý phổ thông, điểm bán, công tác viên, tổng đài…
- Năng lực phân phối: Năng lực phân phối thể hiện khả năng phân phối tốt nhất các dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông đến với khách hàng. Nếu doanh nghiệp có năng lực phân phối tốt thì khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Năng lực nghiên cứu và chăm sóc khách hàng: Nghiên cứu để hiểu được khách hàng đánh giá như thếnào vềdịch vụcủa đơn vị mình, mức độ hài lòng của họvà từ đó doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn.
1.3.3. Năng lực tài chính
Tương tự các doanh nghiệp khác, năng lực tài chính của doanh nghiệp viễn thông là một trong những năng lực năng lực quan trọng nhất thểhiện năng lực cạnh tranh và thực hiện chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. “Một doanh nghiệp không thểchiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động.”[22].
Năng lực tài chính là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, khả năng tạo tiền, tổchức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán, thểhiện quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh. Nền tảng tài chính vững mạnh là điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các chiến lược phát triển trước mắt cũng lâu dài. Năng lực tài chính của một doanh nghiệp được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như: quy mô vốn, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời,..
Tổng hợp của các yếu tốtrên sẽtạo nên một cách đánh giá hoàn chỉnh về năng lực của doanh nghiệp và do vậy để có một năng lực tài chính tốt thì phải phát triển toàn diện các yếu tố này để có được lợi thếcạnh tranh so với các đối thủkhác.
1.3.4. Năng lực nghiên cứu, phát triển
Đây là hoạt động điều tra của doanh nghiệp nhằm mục đích xem xét khả năng phát triển sản phẩm và quy trình mới hoặc nhằm cải tiến sản phẩm và quy trình hiện tại. Hoạt động nghiên cứu phát triển đóng vai trò nền tảng cho sựthành công lâu dài của doanh nghiệp, đó là phương thức hữu hiệu trong đó các doanh nghiệp có thể
xem xét đánh giá triển vọng tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp mình bằng cách phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến, hoàn thiện và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp . Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải nhận thức được rằng khi nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt thì công ty nào nhanh chân đưa ra thị trường sản phẩm mới thì doanh nghiệp đó sẽthắng thế và đó cũng là một biểu hiện của công ty có năng lực cạnh tranh tốt. Như vậy, năng lực nghiên cứu, phát triển trong doanh nghiệp viễn thông được thểhiện qua các yếu tố sau đây:
- Khả năng nghiên cứu và phát triển dịch vụviễn thông của doanh nghiệp - Khả năng ứng dụng công nghệ, cải tiến kỹthuật
- Trang thiết bị phục vụcho công tác nghiên cứu và phát triển 1.3.5. Chất lượng nguồn nhân lực
“Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại.”[12] Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổchức. Chất lượng nguồn nhân lựcở các doanh nghiệp viễn thông được hiểu là khả năng làm việc của đội ngũ nhân viên.
Nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch vụtuyệt hảo, khả năng đổi mới, kỹ năng trong công việc cụthể và năng suất của đội ngũ nhân viên. Đây là những yếu tố then chốt mang lại sự thành công của các doanh nghiệp. Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó không thể hình thành trong một thời gian ngắn. Chất lượng của nhân viên có được nhờ việc tuyển dụng được người có đầy đủ phẩm chất, năng lực phù hợp với vị trí việc làm; doanh nghiệp có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phù hợp cũng như các chính sách khuyến khích, đãi ngộnhân viên để họcó thểphát huy hết khả năng của mình trong doanh nghiệp để phục vụkhách hàng tốt hơn.Vì vậy, hoàn thiện và nâng cao trìnhđộ đội ngũ nhân viên được coi là một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh canh hữu hiệu và bền vững.
1.3.6.Năng lựcvật chất, công nghệ
Năng lực vật chất, công nghệ quyết định sự khác biệt sản phẩm trên các phương diện chất lượng, thương hiệu và giá cả. Với những doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chếhoặc có bí quyết công nghệ thì phương thức giữgìn bí quyết là yếu tốquan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguồn lực vật chất, công nghệ được thểhiện qua:
- Trình độ trang thiết bị công nghệ: Trang thiết bị hiện đại, ít sựcố, ít lỗi khi cung cấp dịch vụ sẽ làm cho khách hàng an tâm sửdụng dịch vụ và nhờ vậy năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động của doanh nghiệpđược nâng cao.
- Khả năng đổi mới trang thiết bị, công nghệ: Đổi mới công nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược. Doanh nghiệp có khả năng đổi mới công nghệ để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đổi mới công nghệ cũng sẽ làm cho năng suất làm việc cao hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh,
1.3.7. Danh tiếng của doanh nghiệp
Danh tiếng của doanh nghiệp trong lòng khách hàng rất quan trọng, khách hàng tin tưởng doanh nghiệp nhờ doanh tiếng và uy tín mà họtạo dụng. Danh tiêng của doanh nghiệp thểhiện qua mức độnổi tiếng của thương hiệu, nhãn hiệu dịch vụ và hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. Danh tiếng cũng là một trong những yếu tố tạo nên lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủcạnh tranh.
Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động, tác giả đềxuất mô hình nghiên cứu sau:
Sơ đồ 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động Từviệc nghiên cứu cơ sởlý luận của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động, tác giả đã tổng hợp thành mô hình nghiên cứu đềxuất gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông di động gồm năng lực tổ chức và quản lý; năng lực Marketing; năng lực tài chính; năng lực nghiên cứu, phát triển; chất lượng nguồn nhân lực; năng lực vật chất, công nghệ và danh tiếng của doanh nghiệp. Tất cả được tổng hợp thành mô hình nghiên cứu đềxuất theo sơ đồ1.1.