PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông di động
1.5.1. Môi trường vĩ mô a, Môi trường kinh tế
Trong một vài năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc tạo điều kiện thuận lợi cho sựphát triển của các ngành dịch vụviễn thôngdi động.
Kinh tế nước ta đang hội nhập sâu với nền kinh tếthếgiới tạo ra những thuận lợi, khó khăn và thách thức nhất định. Khi kinh tế thế giới suy thoái, nền kinh tế trongnước sẽvấp phải những khó khăn nhất định. Giá dầu thếgiới liên tục tăng cao gây tác động tới giá cả trong nước làm lạm phát tăng cao làm kìm hãm sựphát triển của nền kinh tế, giá nhiều mặt hàng thiết yếu được đẩy lên cao, gây khó khăn cho đời sống nhân dân. Khi đó kinh doanh dịch vụ viễn thông di động cũng sẽ chịu nhiềuảnh hưởng.
Kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành viễn thông. Kinh tế phát triển cao ổn định kéo theo nhu cầu sửdụng dịch vụ viễn thông gia tăng nhanh chóng.Vì vậy, sựcạnh tranh của các doanh nghiệp sẽcàng mạnh mẽ hơn và doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhiều hơn.
b, Môi trường chính trị pháp luật
Hệthống pháp lý cho các hoạt động Viễn thôngở Việt Nam đang từng bước được xây dựng hoàn thiện. Các nghị định của Chính phủ về Bưu chính viễn thông và Internet tạo điều kiện cho việc thực hiện chiến lược phát triển ngành và từng bước chuyển thị trường viễn thông Việt Nam từ độc quyền sang cạnh tranh; đó là:
Quyết định 110/TTG phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính – viễn thông Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010; Nghị định 109/CP về Bưu chính – viễn thông; Nghị định 79/CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Bưu chính – viễn thông; quyết định 99/TTg về cơ chế quản lý giá cước Bưu chính – viễn thông; Nghị định 21/CP vềquản lý Internet… và nhiều văn bản, thông tư chuyên ngành…
Bên cạnh đó với việc ban hành Pháp lệnh bưu chính- viễn thông đã tạo động lực mới để phát triển Bưu chính, viễn thông, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, tạo môi trường pháp lý công bằng, thuận lợi, minh bạch cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời nó còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông, tạo cơ hội phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụviễn thông. Pháp lệnh cho phép các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụviễn thông. Ngoài ra pháp lệnh cònđềcập đến hoạt động của doanh nghiệp viễn thông có thị phần khống chế. Doanh nghiệp viễn thông có thị phần khống chếlà doanh nghiệp chiếm giữtrên 30% thị phần của một loại hình dịch vụviễn thông trên địa bàn được phép cung cấp và có thểgâyảnh hưởng trực tiếp tới việc xâm nhập thị trường dịch vụ đó của các doanh nghiệp viễn thông khác. Những doanh nghiệp này sẽ phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn của Nhà nước vềchất lượng, giá cước, phương thức kinh doanh đối với dịch vụ đó.
Pháp lệnh đã quán triệt được ý phát huy nội lực của đất nước và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, chuyển từ môi trường cơ bản độc quyền doanh nghiệp sang môi trường hợp tác cạnh tranh, thúc đẩy sựphát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Pháp lệnh bưu chính viễn thông không bảo vệ sự độc quyền của một doanh nghiệp mà pháp lệnh chỉ xác định nghĩa vụ công ích cơ bản
của Nhà nước. Các doanh nghiệp khác có quyền làm các dịch vụ thương mại và có thể tham gia đấu thầu làm các dịch vụ công ích khi Nhà nước mởra.
Như vậy với việc thị trường viễn thông ngày càng trở nên thông thoáng và bình đẳng thì môi trường kinh doanh thuận lợi trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển của Bưu chính viễn thông nhưng đồng thời áp lực cạnh tranh cũng vì thế tăng lên rất nhiều. Do đó nếu doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt, không biết phát huy những thếmạnh của mình thì doanh nghiệp đó không thểtồn tại.
c, Môi trường văn hóa xã hội
Đây là những yếu tố thay đổi nhiều nhất trong chiến lược trung và dài hạn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông di động do vậy cần đặc biệt chú ý đểcó những lựa chọn phù hợp.
Yếu tốdân số: Khối lượng dịch vụphụthuộc nhiều vào dân sốvìđó chính là đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. Việt Nam là một nước đông dân trong khu vực và thếgiới. Tăng trưởng dân sốsẽtạo đà phát triển thị trường viễn thông, phát triển nhu cầu dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn thông nói riêng. Với điều kiện như vậy các doanh nghiệp sẽcạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn đểtranh giành thị phần vềphía doanh nghiệp mình.
Cơ cấu xã hội, trình độ văn hóa: Nhu cầu về dịch vụ viễn thông còn phụ thuộc vào cơ cấu xã hội, trình độ văn hóa và mức độ xóa nạn mù chữ. Ở những nước có mức sống, trình độ văn hóa cao thì nhu cầu càng gia tăng. Sự nghiệp giáo dục nước ta trong những năm gần đây cũng đạt được những thành tựu đáng kể góp phần nâng cao trình độ dân trí. Đồng thời với sựphát triển của kinh tế đất nước mà nhân dân cũng được tiếp cận với những thành tựu văn hóa thế giới. Tất cả những yếu tố trên giúp cho nhận thức của người tiêu dùng được nâng lên và cũng từ đó làm thay đổi nhu cầu cũng như yêu cầu vềchất lượng sản phẩm dịch vụ, trong đó có dịch vụ viễn thông. Chính vì vậy các doanh nghiệp đua nhau đưa ra các phương thức quảng cáo mới nhằm thu hút khách hàng vềphía mình. Yếu tố văn hóa xã hội đòng góp định hình chiến lược phát triển của doanh nghiệp, đẩy mạnh cường độ cạnh tranh trong nền kinh tếnói chung và ngành viễn thông nói riêng.
d, Môi trường công nghệ
Khoa học kỹthuật phát triển tạo ra bước đột phá trong nhiều ngành sản xuất và dịch vụ. Dịch vụ viễn thông cũng không nằm ngoài xu thế đó. Dịch vụ viễn thông cũng không nằm ngoài xu thế đó. Các giải pháp công nghệmới được đưa ra nhằm chuyển đổi các hạtầng viễn thông cũ sang nền tảng công nghệ mới, giúp các tập đoàn có đủsức cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông trên thếgiới.
Xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông– tin học –phát thanh truyền hình sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường dịch vụcũng như các thiết bị hình thành và phục vụcho mạng lưới viễn thông; công nghệ số đã hoàn toàn xâm nhập và đóng vai trò ngày càng quan trọng, tham gia vào mọi mặt của hoạt động viễn thông.
Sự phát triển công nghệ chuyển mạch (ATM, IP…) truyền dẫn (SDH, cáp quang) đã tạo dựng nên những chùm đường thông lớn, nhưng siêu lộ thông tin có khả năng truyền tải được thông tin với tốc độlớn và dung lượng ngày càng cao. Các máy tính thế hệ mới ngày càng hiện đại và ưu việt, có khả năng tính toán, xử lý thông tin nhiều và nhanh gấp ngàn lần các hệthống đãđược sửdụng.
Hiện nay công nghệ cho lĩnh vực viễn thông phát triển mạnh và thay đổi nhanh, có thể nhanh nhất trong lĩnh vực công nghệ. Điều này đã tác động không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông di động. Trước sự biến động đó doanh nghiệp cần ra sức nâng cao, phát triển mạng lưới để phù hợp với yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ mới nhằm theo kịp sự phát triển của công nghệ viễn thông trong khu vực và trên thếgiới.
e, Toàn cầu hóa
Không cần phải nói quá nhiều về tác động mà xu hướng toàn cầu hóa đem lại cho các nước đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Toàn cầu hóa mang lại cơ hội cho chúng ta. Chúng ta có cơ hội tận dụng vốn đầu tư từ nước ngoài, tiếp thu công nghệbên ngoài công nghệ bên ngoài để phát triển. Với nguồn vốn đó chúng ta có thểphát triển cơ sở hạtầng phát triển mạng lưới. Đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào các lĩnh vực bưu chính viễn thông cũng như công nghiệp sản xuất thiết bịviễn thông.
Toàn cầu hóa cũng mang lại những thách thức. Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài mạnh hơn cảvề vốn cũng như công nghệ. Cụthểtrong thời gian qua đã có một sốnhà cung cấp dịch vụviễn thông có vốn đầu tư nước ngoài : S-fone, Beeline… Đặc điểm chung của những nhà cung cấp này là : Áp dụng công nghệhiện đại, có vốn đầu tư lớn, có phương thức quản lý kinh doanh hiện đại vì thếmà chỉtrong thời gian ngắn đã chiếm được thịphần đáng kểvì vậy doanh nghiệp cần tận dụng những thuận lợi đểphát triển cũng như phải có những giải pháp khắc phục khó khăn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
1.5.2.Môi trường ngành a, Sức ép từ phía khách hàng
Vai trò khách hàng là vô cùng quan trọng đối với sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp viễn thông di động và khách hàng cũng là sức ép đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện mình để giữ được niềm tin của người tiêu dùng. Khách hàng có thểtạo sức ép qua:
- Giá của sản phẩm dịch vụ: đây là yêu tố cạnh tranh rất quan trọng. Dịch vụ viễn thông đang trở nên phổbiến, người dân sửdụng hàng ngày và không thểthiếu, thêm vào đó sựcạnh tranh vềgiá là rất lớn giữa các nhà mạng nên sựrời mạng của khách hàng đểtìmđến các nhà mạng có giá tốt hơn là điều rất dễxảy ra.
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ: không chỉ giá cảmà chất lượng dịch vụcũng là điều kiện tiên quyết. Với chất lượng dịch vụ tốt, chăm sóc khách hàng chu đáo cũng là phương pháp hữu hiệu đểgiữchân khách hàng, tạo niềm tin với khách hàng vềsản phẩm dịch vụ. Liên tục đổi mới công nghệ, cho ra những sản phẩm dịch vụ mới, tốt hơn cũng sẽ thu hút được khách hàng gia nhập và sửdụng mạng lâu dài.
b, Sức ép từ những đối thủ hiện tại
Lĩnh vực viễn thông di động là một ngành kinh doanh hấp dẫn do đó mọi doanh nghiệp hoạt động trong ngành đều phải chịu sức ép từ đối thủcạnh tranh. Khi các đối thủ cạnh tranh tung ra các chương trình hấp dẫn thì bắt buộc các doanh nghiệp khách phải chạy đua theo để cạnh tranh nếu không sẽ mất khách hàng vào tay đối thủ. Gần đây các nhà mạng chạy đua với những khuyến mãi khổng lồ, giảm
giá cước điện thoại nhằm chiếm lĩnh thị phần đã tạo ra sức ép không nhỏ cho các doanh nghiệp trong công cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, sức ép từ các đối thủlà thách thức không nhỏ đến khả năng cạnh tranh, thịphần và chiến lươc phát triển lâu dài các doanh nghiệp.
c, Sức ép từ sản phẩm thay thế
Với sựphát triển của khoa học công nghệsự ra đời nhanh chóng của các sản phẩm mới làm cho chu kỳ sống của một sản phẩm trở nên ngắn lại. Do dó các doanh nghiệp phải có có chiến lược phát triển đúng đắnđể đưa racác sản phẩm của theo kịp với xu hướng phát triển của công nghệ để thay thế cho các sản phẩm cũ.
Các sản phẩm mới như 3G, 4G, các thiết bị đầu cuối…. sẽ tạo áo lực cho các sản phẩm cũ và doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
d, Sức ép từ nhà cung cấp
Các doanh nghiệp viễn thông trong nước cũng chịu áp lực của một số nhà cung cấp cả về tài chính, nguyên vật liệu và công nghệ. Nếu các nhà cung cấp đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp viễn thông di động thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tạo dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.