Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
1.2. Phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí
1.3.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu ứng dụng đa phương tiện (multimedia) trong dạy học ở các nước trên thế giới
Những năm đầu của thế kỉ qua, học qua mạng ở các nước trên thế giới bùng nổ.
Lớp học qua mạng được quảng cáo rầm rộ với đầy đủ những dịch vụ đào tạo và giáo dục. Sự xuất hiện của những hội nghị và nó trở nên ngày càng phổ biến. Một trong những định nghĩa của “e-learning” (học qua mạng) là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập. Tuy nhiên, việc sử dụng Website dạy học phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. Nó phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ (nổi bật là Hoa Kỳ), ở châu Âu rất có triển vọng (các quốc gia đầu tư nghiên cứu vấn đề này như Ý, Pháp…), trong khi đó châu Á là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn.
Tại Mỹ, dạy và học điện tử nhận được sự ủng hộ và chính sách hỗ trợ của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế, cuối năm 2004 khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-learning, số người học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1994 - 2004. Công nghệ này cũng được sử dụng rộng rãi ở các công ty trong việc đào tạo
nhân lực.
Trong những năm gần đây, châu Âu đã có thái độ tích cực đối với việc phát triển Công nghệ thông tin cũng như những ứng dụng trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng chung châu Âu (EU) đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà Công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục.
Tại châu Á, E-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công vì một số lí do: các quy tắc, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hoá châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á. Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống, buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng mà E- learning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển cũng đang nỗ lực phát triển E-learning như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc…
Một số mốc thời gian cho chúng ta thấy đa phương tiện được dùng như một thuật ngữ chưa lâu:
- Năm 1965: Trong hội thảo quốc tế về phim xuất hiện thuật ngữ đa phương tiện.
- Năm 1975: Người ta gọi đa phương tiện là trò chơi quảng cáo, video.
- Năm 1985: Đã xuất hiện ca sĩ nhạc POP dùng dàn nhạc điện tử có hệ thống tự chỉnh âm thanh ánh sáng… từ đó người ta thấy rằng đa phương tiện là một phần đời sống hằng ngày.
- Năm 1995: Con người đã sống trong môi trường có đầy đủ tiện nghi và sử dụng nhiều kết quả của đa phương tiện. [41]
Tuy có một vài khó khăn, trước hết là đầu tư cho đa phương tiện, phần mềm đa phương tiện viết ra rất tốn kém, trong khi nhu cầu luôn luôn thay đổi vì thế cần phải có một số công cụ để sửa đổi nhanh, rẻ. Người ta vẫn khuyến cáo các cơ quan, đơn vị nên dùng đa phương tiện để theo kịp đà phát triển của khoa học, công nghệ. Đa
phương tiện giúp tạo ra các thông tin mới, cho phép thể hiện thông tin tốt hơn.
Nhìn nhận về tình hình áp dụng công nghệ đa phương tiện người ta thấy:
- Tại các nước khối Asean: có trung tâm đào tạo đa phương tiện, có các công ty chuyên về đa phương tiện. Bên cạnh đài phát thanh truyền hình, đa phương tiện trở thành nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội.
- Tại Việt Nam: nhiều cơ quan, chẳng hạn Tổng cục du lịch đã sản xuất đĩa CD - ROM giới thiệu về du lịch Việt Nam; các công ty liên doanh về quảng cáo văn hóa đã tạo ra bộ ảnh Việt Nam; hãng phim hoạt hình trung ương làm phim hoạt hình quảng cáo, làm phim cho thiếu nhi...
Đa phương tiện đã được sử dụng nhiều trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, dịch vụ, y tế, ngân hàng, giáo dục…
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng đa phương tiện (multimedia) trong dạy học Vật lí ở nước ta
Trong những năm gần đây nhiều nhà giáo dục trong và ngoài nước đã hết sức quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học. Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo được đăng trên tạp chí giáo dục của nhiều tác giả như: Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Quang Lạc, Quách Tuấn Ngọc, Phạm Xuân Quế, Lê Công Triêm… đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học vật lí.
Các luận án tiến sĩ cũng đề cập khá nhiều đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như luận án của Nguyễn Xuân Thành “Xây dựng phần mềm phân tích video và tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học các quá trình cơ học biến đổi nhanh theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại”; của Vương Đình Thắng “Nghiên cứu sử dụng máy vi tính với Multimedia thông qua việc xây dựng và khai thác website dạy học môn vật lí lớp 6 ở trường Trung học cơ sở”; của Mai Văn Trinh với “Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí trong nhà trường phổ thông trung học thông qua việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại” đã sử dụng ngôn ngữ lập trình như Turbo Pascal, Visual Basic, Pakma,
Power Point để xây dựng một số phần mềm dạy học vật lí. Những phần mềm này nhằm mục đích mô phỏng, minh họa các hiện tượng, quá trình vật lí để hỗ trợ giáo viên giảng dạy phần Quang hình và Động học. Đồng thời tác giả cũng đã bước đầu tìm hiểu khả năng dạy học của máy vi tính với các hệ thống đa phương tiện và mạng Internet, bước đầu truy cập một số địa chỉ trên mạng Internet để lấy thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của đề tài.
Ngoài ra còn một số luận văn thạc sĩ đề cập đến việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí như Trần Khánh Duy với “Khai thác và sử dụng internet vào dạy học phần ‘Từ trường và cảm ứng từ vật lí 11’”, Nguyễn Thị Ngọc Diễm với
“Phát huy tính tích cực tự lực của học sinh trong dạy học chương “Từ trường” lớp 11 THPT ban khoa học tự nhiên với sự hỗ trợ của máy tính”, Phan Thị Ngọc Lan với
“Vận dụng đa phương tiện trong tổ chức hoạt động dạy học chương “Từ trường” vật lí 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh”.
Hiện cũng đã có các tổ chức và cá nhân đưa website dạy học của mình lên mạng Internet phục vụ cho việc học tập trực tuyến, như các địa chỉ web tiếng Việt sau đây:
www.vatlysupham.com; www.ephysicsvn.com; lophoc.thuvienvatly.com…