Những ưu điểm của việc ứng dụng đa phương tiện (multimedia)

Một phần của tài liệu Lí luận và phương pháp dạy học Vật lí (Trang 39 - 42)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

1.2. Phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí

1.3.2. Những ưu điểm của việc ứng dụng đa phương tiện (multimedia)

Phương pháp dạy học mới phải theo xu hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, năng lực thực hành, năng lực tự nghiên cứu. Muốn đạt được điều đó thì không có cách nào khác là phải tăng cường trang bị và đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong đó chú trọng các phương tiện nghe nhìn và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện vào dạy học.

Theo lí luận dạy học, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học đảm bảo các chức năng của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học:

- Đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin về các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, làm chất lượng dạy học cao hơn. Học sinh có thể sử dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu và xác định thông tin, nâng cao được tính trực quan - cơ sở của tư duy

trừu tượng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng và hiện tượng nhờ các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, hình ảnh phong phú từ mạng Internet.

- Giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích ham muốn học tập, phát triển hứng thú nhận thức của học sinh. Đồng thời giúp gia tăng cường độ lao động học tập của học sinh và do đó cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa.

- Cho phép học sinh có điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo (tự nghiên cứu tài liệu, tự lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, tìm thông tin, lựa chọn câu trả lời, vận dụng…). Các em thường cảm thấy nhàm chán với những nội dung quá khô khan, trừu trượng trong sách giáo khoa. Thay vào đó, các em có thể tìm kiếm thêm thông tin dạng hình ảnh, thí nghiệm sinh động, hoặc những câu chuyện vui, thú vị bên lề vấn đề học tập. Từ đó kích thích hứng thú học tập của các em.

- Sử dụng hợp lí hoá quá trình dạy học, tiết kiện được thời gian để mô tả.

- Gắn bài học với đời sống thực tế, gắn học với hành, nhà trường gắn với xã hội.

Sử dụng thiết bị dạy học giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học.

Ứng dụng đa phương tiện (multimedia) và truyền thông trong dạy và học: là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động dạy học một cách hợp lí. Trong đó sử dụng các loại hình thiết bị dạy học: Phim đèn chiếu, băng, đĩa ghi âm, phần mềm dạy học, giáo án điện tử, bài giảng điện tử, trang Web học tập, phòng thí nghiệm ảo…Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Web và công nghệ xử lí Multimedia đã tạo ra sự kết hợp hoàn hảo giữa hai công nghệ này trong các hệ thống đào tạo từ xa. Đa phương tiện (multimedia) có vai trò thúc đẩy, điều phối tư duy và xây dựng kiến thức thông qua các nội dung sau:

- Multimedia tạo điều kiện huy động khả năng xử lí thông tin tối đa của con người.

- Mutimedia tạo ra khả năng cung cấp một kiến thức tổng hợp và sâu sắc hơn so với các phương pháp truyền đạt thông tin truyền thống. Chẳng hạn khi trình bày nguyên lí hoạt động của một thiết bị nào đó, thay vì phải viết và vẽ ra giấy rất nhiều

nhưng cũng không thể sinh động bằng việc mô phỏng nguyên lí hoạt động này trên máy tính...

- Mutimedia cho phép người học truy cập, tham khảo được ngay với hệ thống dữ liệu vô cùng lớn.

- Sử dụng Mutimedia, người học có thể chủ động thời gian và hình thức học phù hợp điều kiện của bản thân và có thể tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.

- Đối với người dạy, Mutimedia tạo điều kiện cho họ làm việc, thiết kế bài giảng một cách sáng tạo, hiệu quả nhất; tăng cường giao tiếp và đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh.

Như vậy, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, việc ứng dụng Mutimedia vào giảng dạy trong các trường học dường như không có giới hạn.

Việc ứng dụng Mutimedia trong dạy học tạo ra môi trường, phương tiện và điều kiện thuận lợi cho cả người dạy và người học, nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình học tập của học sinh. Ứng dụng Mutimedia trong giảng dạy không làm giảm đi vai trò của người dạy mà trái lại càng nâng cao khả năng sư phạm, kỹ năng truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Đối với bộ môn Vật lí là một bộ môn được xây dựng từ các hiện tượng tự nhiên, các thí nghiệm kiểm nghiệm, giải thích các hiện tượng thiên nhiên, phát triển tư duy khoa học, trên cơ sở đó áp dụng vào đời sống, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Vì vậy, phần thí nghiệm thực hành đối với bộ môn Vật lí là rất quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy. Đối với các tiết học có phần thực hành, học sinh rất phấn khởi, hăng say tham gia bài học vì được trực tiếp làm thí nghiệm nghiên cứu các hiện tượng, được tự mình tìm ra các quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, để có được một tiết dạy như vậy còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, công với sự nhiệt tình, tìm tòi sáng tạo của giáo viên mới có thể mang lại kết quả tốt đẹp cho tiết dạy.

Dụng cụ thí nghiệm mang lại hiệu quả và hỗ trợ rất tốt cho bài học, nhưng đôi khi vì những lý do khác nhau lại không cho kết quả như mong muốn, sẽ gây mất hứng thú cho học sinh, tác động không tốt đến bài giảng, thậm chí phản tác dụng. Ví dụ như bộ thí nghiệm quang học rất khó tạo ra được hai tia sáng song song; sự tạo thành ảnh

của các thấu kính cũng khó thu được hình ảnh rõ nét; thí nghiệm xác định dòng điện cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động khó biểu diễn thành công…; một số thí nghiệm khác không gây được ấn tượng cho học sinh, ví dụ như hiện tượng dẫn nhiệt, mắt thường không thể nhận biết được sự truyền năng lượng…; hoặc có thí nghiệm trên thực tế không thể thực hiện được vì độ an toàn quá thấp, nguy hiểm như thí nghiệm về hiện tượng đoản mạch…nguyên nhân là do chất lượng các đồ dùng dạy học của chúng ta chưa cao. Một nguyên nhân khác nữa cũng làm cho thí nghiệm trong điều kiện thông thường không thể thực hiện được đó là thời gian, đối với một tiết học chỉ giới hạn trong 45 phút, vừa phải truyền đạt kiến thức cơ bản, vừa biểu diễn các thí nghiệm thực hành hoặc biểu diễn cho học sinh xem. Vì vậy, việc ứng dụng đa phương tiện vào dạy học Vật lí giúp cho giáo viên rất nhiều trong việc tạo ra các thí nghiệm ảo hỗ trợ trong những trường hợp mà thí nghiệm trong điều kiện bình thường không thể thực hiện được, cung cấp các hình ảnh trực quan, vừa tiết kiệm thời gian, vừa cho học sinh tiếp xúc với các phương pháp dạy và học tiên tiến, hiệu quả của giờ học được nâng cao. [25], [33], [8]

Một phần của tài liệu Lí luận và phương pháp dạy học Vật lí (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)