Báo chí là một trong những hệ thống xã hội, có quan hệ mật thiết với các yếu tố kiến trúc thượng tầng. Báo chí là loại hình hoạt động thông tin chính trị - xã hội. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của báo chí không có mục đích tự thân, mà luôn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống - xã hội - con người.
Là một loại hình hoạt động đặc thù, ra đời do những nhu cầu khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhân loại, báo chí mang trong mình những tiềm năng có ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội. Chính những tiềm năng đó đã quy định tính chất khách quan của các chức năng của báo chí. Nói cách khác, bản thân sự ra đời và tồn tại của báo chí đã khẳng định một cách khách quan vai trò, tác dụng và ý nghĩa của báo chí cũng chính là chức năng xã hội của nó. Lý luận báo chí Mác – Lênin và thực tiễn hoạt động của các phương tiên thông tin đại chúng cho thấy báo chí có các chức năng cơ bản là: chức năng tư tưởng, chức năng quản lý và giám sát xã hội và chức năng văn hóa, giải trí.
Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng.
Bất kỳ một lực lượng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế giới đều sử dụng báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng, nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những định hướng có giá trị trong cuộc sống.
Báo chí không chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén, lợi hại mà còn là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể. Báo chí là công cụ, vũ khí trên mặt trận tư tưởng - văn hoá, là công cụ tham gia quản lý xã hội; Báo chí thông tin và phản ánh toàn diện đời sống xã hội. Không một đề tài báo chí nào, không một nguồn thông tin nào lại không bắt nguồn từ hoạt động của con người.
Trong lĩnh vực kinh tế, báo chí không chỉ dừng lại trong việc cung cấp thông tin thuần tuý, mà còn có thể hướng dẫn thị trường, hướng dẫn việc áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, giới thiệu những mô hình, điển
hình tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh. Với việc phổ biến các kinh nghiệm thành công hay thất bại trong quản lý, kinh doanh và áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, báo chí góp phần tạo nên hiệu quả kinh tế lớn cho xã hội.
Trong lĩnh vực văn hoá xã hội, thông qua kênh báo chí công chúng có thể tiếp thu và làm giàu thêm vốn tri thức văn hoá cho mình. Báo chí có nhiệm vụ và vai trò to lớn trong việc nâng cao nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục và giải trí đối với nhân dân; một mặt tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, mặt khác giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Thông qua các sản phẩm của mình, báo chí có vai trò truyền bá những tiêu chuẩn và các giá trị tinh thần; xây dựng ý thức công dân, định hướng công chúng đến với chân - thiện - mỹ.
Báo chí ở nước ta là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Báo chí có nhiệm vụ thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; Tuyên truyền, phố biến, góp phần xây dựng và bảo về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí; Góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực khác...
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, báo chí càng có vai trò to
lớn tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; động viên toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn thử thách, năng động sáng tạo, giữ vững ổn định chính trị, cổ vũ mạnh mẽ các nhân tố tích cực đi liền với việc phê phán các hành vi tiêu cực, là vũ khí sắc bén tuyên truyền, giáo dục, tập hợp, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. "Xã hội càng phát triển, thông tin báo chí càng có vai trò to lớn. Với nội dung thông tin có tính định hướng đúng đắn chân thật, có sức thuyết phục, báo chí xuất bản có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội phù hợp sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Báo chí, xuất bản không chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén, lợi hại mà còn là người cổ động tập thể, người tổ chức tập thể, điều này càng đúng trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay" [Ban Tư tư tưởng - Văn hoá Trung ưương, Bộ Văn hoá - Thông tin (1997), Tiếp tục đổi mới và tăng cưường lãnh đạo Báo chí xuất bản, Kỷ yếu Hội nghị Báo chí, xuất bản toàn quốc, Hà Nội, tr.38].
1.3.2. Báo chí với công tác truyền thông về chính sách Bảo hiểm y tế Báo chí ở nước ta là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, báo chí ở nước ta luôn quan tâm thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến sức khỏe, cuộc sống dân sinh, vì an sinh xã hội, như chính sách BHYT.
Qua khảo sát cho thấy, ngay từ khi chính sách BHYT được thí điểm ở phạm vi hẹp từ năm 1989, đến thực hiện rộng rãi từ năm 1992, nhất là khi Quốc hội ban hành Luật BHYT năm 2008 và sửa đổi, bổ sung năm 2014, báo chí luôn đồng hành và có nhiều đóng góp đưa chính sách này đi vào cuộc sống.
Báo chí truyền thông về BHYT tập trung vào các nội dung: chuyển tải chủ trương, chính sách và quy định của pháp luật về BHYT tới các tầng lớp cán bộ, nhân dân; biểu dương nhân rộng gương tốt, điển hình tiên tiến trong tổ chức thực hiện; đấu tranh chống tiêu cực, trục lợi quỹ; tham gia giám sát, phản biện, góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật BHYT...
Từ một chính sách mới, người dân chưa hiểu biết về ý nghĩa, mục đích, quyền lợi, trách nhiệm tham gia, báo chí đã tích cực truyền thông từng bước nâng cao nhận thức, tác động thay đổi hành vi, tự giác chấp hành, giúp cho chính sách này phát triển nhanh chóng. Chỉ trong vòng 20 năm, BHYT đã phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, từ không đến có, đến năm 2016 gần 80% dân số nước ta đã có BHYT. Định hướng tiến tới BHYT toàn dân ngày càng được các cấp, các ngành đồng thuận, ủng hộ, coi đó là giải pháp hữu hiệu, phù hợp với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong nền kinh tế thị tr- ường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thành công này có sự đóng góp rất lớn của các cơ quan truyền thông đại chúng, trong đó báo chí là lực lượng trọng yếu nhất.
1.3.3. Vai trò của báo in, báo điện tử đối với thông tin đổi mới chính sách Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên là một đối tượng tham gia có đặc thù riêng, gần 20 năm đầu thực hiện song hành cùng chính sách BHYT bắt buộc của Nhà nước, từ năm 2010 chuyển thành có trách nhiệm tham gia, đến năm 2015 bắt buộc phải tham gia theo quy định của Luật BHYT. Với những đặc thù riêng của thời kỳ tự nguyện tham gia, nếu như không có sự đồng tình, ủng hộ của báo chí chắc chắn khó có thể phát triển nhanh, mạnh, rộng khắp như hiện nay.
Với chức năng giáo dục chính trị - tư tưởng, cổ động và tổ chức tập thể, báo chí giữ vai trò chủ lực trong hoạt động truyền thông đại chúng, kịp thời chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHYT đến với mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên, định
hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện, tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân.
Trả lời phỏng vấn sâu của tác giả Luận văn (ngày 26 tháng 8 năm 2016), GS.TS . Đào Văn Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh: “Để đưa chính sách, pháp luật BHYT đi vào đời sống, công tác truyền thông có vai trò hết sức quan trọng, trong đó báo chí là lực lượng “xung kích”có vai trò chủ lực, nòng cốt nhất. Đối với việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT học sinh, sinh viên, báo chí là kênh truyền thông hữu hiệu, có sức lan tỏa lớn nhất. Khi BHYT học sinh, sinh viên còn là đối tượng tự nguyện tham gia, vai trò của báo chí đã rất quan trọng, góp phần định hướng dư luận về lợi ích to lớn của chính sách không chỉ chăm lo sức khỏe bản thân học sinh, sinh viên mà còn thiết thực cho sự nghiệp giáo dục toàn diện, vì tương lai của đất nước. Nhờ đó, chính sách BHYT học sinh, sinh viên đã phát triển mạnh mẽ, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của xã hội và được Quốc hội nước ta thông qua, chuyển thành đối tượng bắt buộc tham gia”.
Trước hết, báo chí cung cấp cho công chúng những thông tin phong phú về chính sách BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng.
Thông qua đó, báo chí giúp cho công chúng hiểu được đường lối, chính sách an sinh xã hội của đất nước. Báo chí phản ánh vấn đề BHYT học sinh, sinh viên từ nhiều góc độ khác nhau như: cách nhìn của người dân, giải thích của nhà quản lý, ý kiến bàn luận của nhà khoa học và cả quan điểm riêng của nhà báo.
Với quan điểm tiếp cận như vậy, để thể hiện tính dân chủ, công khai trong thông tin về BHYT học sinh, sinh viên và thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân, báo chí vừa là diễn đàn và cầu nối đưa thông tin về chính sách, pháp luật BHYT đến với nhân dân. Thực tiễn những năm qua cho thấy, trong từng thời kỳ lịch sử, vấn để chính sách thường nảy sinh nhiều bất
cập vì vậy đòi hỏi phải có cách nhìn nhận và sự định hướng đúng đắn. Khi vấn đề nào đó đang có nhiều quan điểm và được nhà báo đưa ra bàn luận trên báo chí, công chúng sẽ hiểu được vấn đề một cách trọn vẹn, còn nhà quản lý sẽ có cơ sở để đưa ra các quyết sách phù hợp ý Đảng, lòng dân. Không chỉ phản ánh thông tin, báo chí còn chuyển tải nhiều ý kiến tham vấn, có những ý kiến phân tích mang tính phản biện xác đáng về những lỗ hổng của cơ chế, chính sách, giúp cho các cơ quan chức năng nhìn nhận thấu đáo, từ đó có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Hơn thế nữa, báo chí giờ đây không chỉ phản ánh đơn thuần đời sống xã hội, mà còn chủ động tham gia tìm tòi, gợi mở, kết nối thông tin và thúc đẩy hành động, nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp vì an sinh xã hội.
Cũng chính vì thế, vấn đề BHYT học sinh, sinh viên không chỉ thu hút sự quan tâm của nhân dân, mà còn dành được sự quan tâm đặc biệt của báo giới. Bám sát thực tiễn, hệ thống báo chí đã tích cực thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và quy định của pháp luật; tình hình, kết quả tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, hệ thống các trường học;
đồng thời, phản ánh dư luận của người dân. Từ đó xây dựng những diễn đàn trao đổi, thảo luận phản biện chính sách, tạo dựng sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị về vấn đề mang tính quốc gia này.
Học sinh, sinh sinh sống phụ thuộc gia đình, không tự có nguồn tài chính để mua thẻ BHYT, vì thế đối tượng tuyên truyền, vận động của báo chí không chỉ tập trung vào học sinh sinh viên mà phải hướng tới các bậc cha mẹ học sinh và lãnh đạo nhà trường cùng các cấp ủy, chỉnh quyền địa phương.
Là phương tiện truyền thông chủ lực, vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên phải được báo chí cập nhật, phản ánh kịp thời, vừa thông tin những nội dung quy định mới của pháp luật, vừa phản hồi ý kiến của nhân dân để các cơ quan hữu quan nắm bắt, điều chỉnh những vấn đề
chưa sát thực tiễn, giúp cho chủ trương, chính sách mới nhanh chóng đi vào cuộc sống.
ThS. Dương Ngọc Ánh - Phó Tổng Biên tập Tạp chí BHXH trong trả lời phỏng vấn sâu của tác giả Luận văn (ngày 7 tháng 9 năm 2016) cho rằng:
“Trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, chính sách BHYT luôn nhận được sự quan tâm của dư luận nhiều hơn cả bởi nó liên quan mật thiết đến sức khỏe toàn dân. Sau gần 20 năm thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, quy định bắt buộc tham gia BHYT đã được Luật hóa và học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng tự đóng phí đầu tiên thực hiện cơ chế bắt buộc tham gia theo lộ trình, chính vì vậy, việc thực hiện BHYT bắt buộc đối với HSSV theo quy định của Luật càng cần được truyền thông mạnh mẽ”.
Từ những phân tích trên, cho thấy vai trò của báo chí nói chung, báo in và báo điện tử nói riêng đối với việc đổi mới thực hiện BHYT học sinh, sinh viên tập trung ở những khía cạnh sau:
- Thứ nhất, là lực lượng xung kích, công cụ, vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng, báo chí thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giúp xã hội hiểu rõ bản chất ưu việt, nhân văn của chính sách BHYT học sinh, sinh viên, vì sức khỏe học sinh và tương lai của đất nước. Thực tế cho thấy, mỗi khi các chính sách, pháp luật có sự thay đổi thì lại cần có thời gian để xã hội làm quen và thích nghi. BHYT học sinh, sinh viên tuy không phải là mới mẻ, nhưng trước đây là chính sách thực hiện theo hình thức tự nguyện. Kể từ ngày 01/01/2015 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức được áp dụng, theo đó đối tượng HSSV là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT và được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng. Chính vì vậy mà Báo chí cần vào cuộc một cách mạnh mẽ hơn để góp phần tuyên truyền, giải thích cho xã hội nói chung và HSSV nói riêng hiểu được tính nhân văn, ưu việt của chính sách này. Đặc biệt, báo chí cần phải truyền thông để người dân hiểu được vì sao phải bắt buộc thực hiện đối với BHYT học sinh, sinh viên; lợi ích là gì và trách nhiệm, nghĩa vụ
đến đâu; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, nhà trường như thế nào… Báo chí cần thông tin để người dân hiểu rõ những quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, cụ thể: HSSV thuộc hộ nghèo, HSSV là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, HSSV đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được Nhà nước cấp thẻ BHYT do ngân sách nhà nước đóng 100% mức đóng; HSSV thuộc hộ cận nghèo cũng được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng. Các đối tượng học sinh, sinh viên còn lại được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng [1,2,3,], thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc quan tâm, chăm lo tới sức khỏe của thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. BHYT học sinh, sinh viên trong thực tế đã có tác dụng chăm lo cho thế hệ trẻ một cách toàn diện. Ngoài việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, thông qua chính sách BHYT còn giáo dục cho các em nhận thức tốt về tính cộng đồng, nhân ái, nhân văn, nâng cao giá trị nhân cách và lối sống trong xã hội hiện đại ngày nay. Khi tham gia BHYT các em sẽ thấy được BHYT có tác dụng tốt đối với bạn bè, mọi người chung quanh và ngay cả bản thân chính mình. Các em sẽ học được cách chia sẽ khó khăn đồng cảm với những người không may gặp rủi ro, bệnh tật. Chính nhân cách sống ấy sẽ hình thành trong các em và đồng hành cùng các em trong suốt cuộc đời. Thực tế cũng cho thấy vẫn còn không ít bậc phụ huynh và cả các em HSSV chưa nhận thức được đầy đủ tính ưu việt, tính nhân văn, cộng đồng cùng chia sẻ của chính sách BHYT, ích lợi của việc tham gia BHYT nên chưa tự giác tham gia. Qua hơn 20 năm triển khai thực hiện, đặc biệt là từ khi thực hiện Luật BHYT đến nay. Có thể thấy BHYT thực sự là chỗ dựa với bản thân mỗi em học sinh cũng như gia đình, giúp các em yên tâm học hành, vượt qua khó khăn bệnh tật [1,2,3,19].
Trung bình mỗi năm có hàng triệu lượt học sinh, sinh viên tham gia BHYT được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh khi gặp rủi ro, đau ốm. Có nhiều trường hợp học sinh, sinh viên mắc các bệnh nan y, chi phí chữa trị lên tới hàng trăm triệu đồng cũng được Quỹ BHYT chi trả, giúp các em có cơ hội