Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 93 - 107)

3.3.1. Nâng cao trách nhiệm, phát huy vai trò truyền thông của báo in, báo điện tử

Kết quả khảo sát 04 cơ quan báo chí thể hiện trong chương 2 cho thấy, ngoài tờ Tạp chí BHXH – cơ quan thông tin lý luận, nghiệp vụ của BHXH Việt Nam luôn bám sát yêu cầu, nhiệm vụ có nhiều bài viết quan trọng định hướng, tuyên truyền trước những đổi mới của chính sách BHYT học sinh, sinh viên; còn lại hầu hết các tờ báo khác rất ít quan tâm, chưa làm tròn trách nhiệm, vai trò của mình trong việc thông tin tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên theo chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Để có thêm luận cứ trong việc xác định “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông của báo chí”, qua điều tra xã hội học 511 người chúng tôi nhận được 504 ý kiến của phụ huynh học sinh về vấn đề này, cụ thể:

Bảng 3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông trong việc thực hiện chính sách BHYT học sinh, sinh viên

Số TT Giải pháp Số

lượng Tỷ lệ

% 1. Phát huy vai trò, trách nhiệm truyền thông 159 31.55 2. Nâng cao năng lực phóng viên, biên tập viên chuyên trách 74 14.68 3. Phản ánh đúng, trúng, kịp thời vấn đề dư luận quan tâm 152 30.16 4. Đổi mới, đa dạng hóa hình thức chuyển tải 87 17.26 5. Bố trí thỏa đáng vị trí, dung lượng đăng tải 29 5.75

6. Ý kiến khác 03 0.60

Cộng 504 100.00

Kết quả phân tích tại bảng 3.1. cho thấy có 31,55% ý kiến cho rằng cần phát huy vai trò, trách nhiệm truyền thông và 30,16% ý kiến cho rằng cần

phản ánh đúng, trúng, kịp thời vấn đề dư luận quan tâm; có 17,26% ý kiến cho ràng cần đổi mới hình thức chuyển tải và có 14,68% ý kiến cho rằng nâng cao năng lực phóng viên, biên tập viên; chỉ có 5,75% là có ý kiến về bố trí thỏa đáng vị trí, dung lượng đăng tải.

Biểu đồ 3.1. Vai trò của báo in và báo điện tử đối với công tác truyền thông BHYT học sinh, sinh viên

Trả lời các câu hỏi về vai trò của báo in và báo điện tử đối với công tác truyền thông về BHYT học sinh, sinh viên, có 38% ý kiến cho rằng cần phát huy vai trò tuyên truyền chính sách BHYT học sinh, sinh viên hơn nữa trên báo in và báo điện tử. Ngoài ra, có 33% ý kiến cho rằng cần tăng cường chất lượng khám chữa bệnh cho học sinh, sinh viên và 29% cho rằng cần thường xuyên, liên tục tổ chức các hội nghị, hội thảo nói về lợi ích của việc tham gia BHYT để phụ huynh và học sinh, sinh viên tham gia đầy đủ.

3.3.2. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tinh thần và thái độ phục vụ của nhân viên ngành y tế

Để thúc đẩy học sinh tham gia BHYT, trước hết cần nâng cao chất lượng KCB nói chung và khám chữa bệnh BHYT học sinh, sinh viên nói riêng. Đồng thời đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho các em khi tham gia BHYT. Các em được chăm sóc sức khoẻ ngay tại trường học, giúp phụ huynh giải quyết được khó khăn khi con em mình không may bị ốm đau, bệnh tật với . Thực tế hiện nay cho thấy sự lo ngại của người dân về thái độ của một bộ phận thầy thuốc là có cơ sở.

Kết quả điều tra ý kiến của công chúng cho thấy có 15,8% ý kiến cho rằng người dân chưa tham gia BHYT học sinh, sinh viên cho con em mình vì trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất các cơ sở y tế còn hạn chế. Cho nên thời gian tới các cơ sở KCB cần chú trọng cải thiện chất lượng KCB thông qua việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất nâng cao trình độ chuyên môn cũng như thái độ phục vụ đối với người có thẻ BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng. Cụ thể các cơ sở KCB xã hội hóa về y tế để huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở KCB với đầy đủ các khoa, phòng chức năng, có khuôn viên rộng rãi thoáng mát. Trang thiết bị đầu tư hiện đại là công cụ hỗ trợ đắc lực trong chuẩn đoán bệnh. Cùng với đó là chính sách thu hút các bác sỹ nhất là bác sỹ nội trú có chuyên môn sâu. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn theo hướng đào tạo thực tế tại các bệnh

viện tỉnh, trung ương cập nhật các phương pháp điều trị mới. Làm cho người dân tham gia BHYT không thấy mình bị phân biệt đối xử. Để từ đó người dân thấy được ý nghĩa tự nâng cao trách nhiệm trong việc tham gia BHYT cho con em mình.

3.3.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phổ biến pháp luật về Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

Để thực hiện và phát triển BHYT học sinh, sinh viên đạt kết quả tốt cần tuyên truyền để HSSV, phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc tham gia BHYT học sinh, sinh viên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo, sự phát triển cũng như tương lai cuộc sống của con em mình.

Để chính sách BHYT được tuyên truyền sâu rộng và thực sự hiệu quả làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, ý thức từ đó để HSSV, phụ huynh và của cả hệ thống chính trị ở địa phương, công tác tuyên truyền phổ biến cần tiếp tục tăng cường đẩy mạnh theo hướng: Cơ quan BHXH phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các Ban, ngành các tổ chức chính trị, đoàn thể ở địa phương như: Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Sở Giáo dục & Đào tạo…

Đặc biệt là các cơ quan thông tin đại chúng như Báo in, báo điện tử, Đài phát thanh và truyền hình, hệ thống truyền thanh ở địa phương, các trường học để tuyên truyền sâu rộng về phạm vi quyền lợi BHYT đến học sinh, sinh viên, phụ huynh HSSV nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành chính sách pháp luật về BHYT. Công tác tuyên truyền cần tập trung vào một số nội dung và phương pháp chủ yếu như sau:

+ Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, ngành giáo dục trong việc Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT đặc biệt là chính sách BHYT học sinh, sinh viên.

+ Giải thích, cung cấp đầy đủ thông tin cho HSSV, các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHYT bắt buộc.

Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền gồm:

+ Xây dựng chuyên trang, chuyên mục an sinh xã hội trên Báo in, báo điện tử, Đài phát thanh và truyền hình, các trường học về chính sách pháp luật về BHYT đề học sinh, sinh viên, phụ huynh và nhân dân tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế chính sách; về ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ của công chức, viên chức ngành BHXH. Khuyến khích những người trong và ngoài ngành viết bài tuyên truyền về chính sách BHYT đặc biệt về BHYT học sinh, sinh viên.

Trong công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện Luật BHYT, cần làm rõ mối quan hệ ba bên trong công tác phát triển BHYT học sinh (học sinh, phụ huynh HSSV, các trường học và cơ quan BHXH). Đây là mối quan hệ cơ bản liên quan trực tiếp đến thu, nộp và thực hiện chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT học sinh, sinh viên. Vì thế công tác tuyên truyền phải thể hiện được đầy đủ quyền và trách nhiệm của các bên liên quan. Làm tốt công tác tuyên truyền, giải quyết kịp thời quyền lợi cho HSSV đúng quy định pháp luật sẽ góp phần quan trọng làm chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, hiểu biết đến tự giác tham gia BHYT học sinh, sinh viên cho con em mình.

- Các cơ quan báo in, báo điện tử mà cụ thể ở đây là báo Lao động, báo điện tử Dân trí và báo VmExpress cần tập trung tuyên truyền , phổ biến về chính sách BHYT học sinh, sinh viên bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Ngoài ra, cần xây dựng các số chuyên đề, chuyên trang, tọa đàm, tư vấn tuyên truyền về chính sách BHYT học sinh, sinh viên; triển khai các hoạt động tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên như: tư vấn, đối thoại, tọa đàm, tuyên truyền trực quan, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên; Trang tin điện tử BHXH các tỉnh đẩy mạng, tăng cường số lượng tin, bài tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên; tổ chức đánh giá, kịp thời biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích

trong việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về BHYT học sinh, sinh viên.

- Báo Lao động, báo điện tử Dân trí, Vnexpress cần tăng cường số lượng tin, bài tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên và phát hành các số báo, chuyên mục đặc biệt dành riêng cho công tác tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên.

Báo Lao động, Dân trí, VnExpress, và các cơ quan báo chí khác cần : Tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung; đổi mới hình thức tuyên truyền, tăng diện tích, thời lượng, đăng phát các tin, bài, cung cấp thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT học sinh, sinh viên; tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại, giao lưu trực tuyến với các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực BHYT học sinh, sinh viên để giúp người dân hiểu rõ hơn về quyền lợi cũng như trách nhiệm tham gia BHYT; Tăng cường thông tin, tuyên truyền, tạo diễn đàn trên báo chí, vận động các chuyên gia, người lao động, người dân và cộng đồng xã hội có thể phản biện những điểm bất cập nhằm xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHYT học sinh, sinh viên phù hợp với tình hình thực tiễn.

3.3.4. Các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong việc chủ động, tích cực cung cấp thông tin

Đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền BHYT có vai trò quan trọng, là nơi tổ chức, đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, bởi vì khi đã có đường lối, chủ trương đúng thì việc tổ chức thực hiện đường lối đó như thế nào để đưa chủ trương, đường lối đi vào cuộc sống sẽ phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ tốt hay kém. Nâng cao chất lượng thông tin BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng phụ thuộc rất lớn vào năng lực của đội ngũ cán bộ tổ chức công tác tuyên truyền trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam.

Nhanh chóng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy truyền thông của hệ thống BHXH Việt Nam; cần có biện pháp trước mắt và chiến lược lâu dài nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện có chuyên môn nghiệp vụ, đủ sức, đủ tầm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

TS. Trần Bá Dung, Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam trong trả lời phỏng vấn sâu của tác giả Luận văn cho rằng: “Báo in và báo điện tửlà hai loại hình báo chí có những ưu thế và nhược điểm riêng, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, sự tích hợp, liên thông, phát huy những điểm mạnh của truyền thông đa phương tiện là hết sức cấn thiết. Với đặc thù riêng của BHYT học sinh, sinh viên, theo tôi, muốn nâng cao hơn chất lượng thông tin về lĩnh vực này các cơ quan liên quan phải thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Cụ thể, Ngành BHXH phải chủ động, tích cực và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, trong đó phải hợp tác chặt chẽ với các cơ quan báo chí, kịp thời cung cấp thông tin cho nhà báo hiểu biết sâu sắc về BHYT học sinh, sinh viên, nhất là khi có những quy định mới. Từ đó, nhà báo mới có thể sáng tạo được những tác phẩm có giá trị, tuyên truyền đúng, trúng, hay vấn đề Ngành đang cần, xã hội và người dân cũng muốn nắm bắt, tìm hiểu để biết và thực hiện”.

Qua khảo sát thực tiễn cho thấy việc tổ chức bộ máy chuyên trách công tác tuyên truyền của ngành BHXH còn nhiều hạn chế; chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chưa có sự chỉ đạo, thực hiện công tác này một cách thường xuyên và đồng bộ, nhất là vào những thời điểm cần có sự tập trung đẩy mạnh thông tin theo trọng tâm, trọng điểm. Hiện tại, BHXH Việt Nam đã thành lập Trung tâm Truyền thông ở cơ quan Trung ương, nhưng lãnh đạo Trung tâm và hầu hết các phòng nghiệp vụ, đến các chuyên viên đều chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ báo chí, truyền thông. Ở BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới chỉ có thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có phòng tuyên truyền riêng, còn lại 61/63 tỉnh, thành phố chủ yếu do

Văn phòng đảm nhiệm, do đó việc tổ chức công tác thông tin tuyên truyền rất lúng túng, hiệu quả không cao. Khắc phục tình trạng này, cần chọn lựa cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền BHYT có khả năng tổ chức công việc, am hiểu sâu sắc chế độ, chính sách BHYT; có khả năng giao tiếp với báo chí; có năng lực biên tập, viết báo, xử lý thông tin.

- Khắc phục tình trạng để báo chí bị động trong thu thập và xử lý thông tin về BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng, dẫn đến tình trạng thông tin thiếu kịp thời, không chuẩn xác, đôi khi gây phản ứng của công luận, BHXH Việt Nam cần chủ động hơn trong tổ chức họp báo, họp cộng tác viên, mời dự các hội nghị, hội thảo của ngành kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chính sách BHYT nói chung và BHYT học sinh sinh viên nói riêng, xây dựng đề án riêng về công tác truyền thông, tuyên truyền.

- Công tác truyền thông cần được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả các cấp chính quyền, đoàn thể, trường học, các chi bộ, đảng viên... và thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách BHYT và cách thức tham gia. Ngoài ra cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực BHYT và phát triển hơn nữa trong nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

- Kiện toàn, bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên truyền tại BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo 100% BHXH các tỉnh, thành phố đều có cán bộ Tuyên truyền chuyên trách. Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên về BHYT theo chủ đề, chủ điểm. Chú trọng công tác kiểm tra gắn với việc hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.

- Kế thừa, phát huy những kết quả, kinh nghiệm đã có, khắc phục những hạn chế trong phối hợp với các cơ quan báo chí trong việc thông tin BHYT học sinh, sinh viên, ngành BHXH cần tổng kết đánh giá các chương trình hợp tác với các cơ quan báo chí trong thời gian qua. Trên cơ sở đó tiếp tục ký kết các chương trình hợp tác có hiệu quả, nhưng với những cam kết trách nhiệm tổ chức thu thập, xử lý, biên tập, đăng tải, nâng cao chất lượng thông tin BHYT học sinh, sinh viên.

3.3.5. Hợp tác chặt chẽ, phát huy hiệu quả các cơ quan báo chí quốc gia

Để thông tin về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử thực sự có hiệu quả, phổ biến trên toàn quốc thì bên cạnh những giải pháp nêu trên, các cơ quan báo chí cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với BHXH Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo có kế hoạch cụ thể triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên một cách khoa học, bài bản, thường xuyên, liên tục.

Cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp tuyên truyền giữa BHXH Việt Nam và các cơ quan báo chí, đặc biệt cần chú trọng chủ động ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên để tiến tới lộ trình BHYT toàn dân.

Các cơ quan truyền thông báo chí, đặc biệt là các cơ quan truyền thông quốc gia cần chú trọng hơn nữa trong việc ký kết các chương trình phối hợp với BHXH Việt Nam để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng để hàng ngày trên sóng của Đài Phát thanh, Đài truyền hình ở Trung ương và địa phương, trên các mặt báo đều có tin, bài, phóng sự, tọa đàm, chuyên mục; tăng số lượng tin, bài về BHYT học sinh, sinh viên được đăng tải trên các đầu báo.

Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền giữa BHXH Việt Nam và các cơ quan truyền thông quốc gia một cách chủ động, kịp thời

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 93 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w