Kết quả khảo sát ý kiên phản hồi của công chúng

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 84)

Để có thêm cơ sở dữ liệu tham khảo xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trong thời gian tới, chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát ý kiến phản hồi của công chúng, là các bậc cha, mẹ học sinh, sinh viên - đối tượng gián tiếp, nhưng quyết định việc đóng góp tài chính, tham gia BHYT của đối tượng đặc biệt này.

Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, với những câu hỏi in sẵn trên giấy, gửi lấy ý kiến trực tiếp đối tượng cần hỏi. Để đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu, chúng tôi chọn mẫu điều tra vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang tính đại diện, với cách tiếp cận phi xác xuất.

Theo định hướng trên, chúng tôi chọn thành phố Hà Nội để tiến hành điều tra khảo sát; bởi lẽ, Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội, là trung tâm quyền lực và đầu não của cả nước, nơi đây có gần 10 triệu dân sinh sống với nhiều tầng lớp dân trí khác nhau. Với vị trí địa lý và tầm quan trọng đặc biệt, Hà Nội có đối tượng học sinh, sinh viên đông đảo, đại diện đầy đủ các cấp học, bậc học, là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT theo quy định của Luật BHYT. Trên địa bàn Thủ đô, dịch vụ y tế phát triển, chi phí y tế khá cao, người dân cảm nhận được lợi ích, giá trị của chính sách BHYT. Do đó, kết quả điều tra trên địa bàn này sẽ phản ánh tương đối toàn diện những vấn đề nghiên cứu quan tâm.

Để có kết quả ngẫu nhiên, khách quan, nhưng đảm bảo tính đại diện, chúng tôi đã chọn một quận nội thành Hà Nội là quận Thanh Xuân và một huyện ngoại thành Hà Nội là huyện Sóc Sơn để tiến hành điều tra khảo sát ý kiến công chúng. Trong 11 phường của quận Thanh Xuân chúng tôi chọn 03 phường để tiến hành khảo sát, đó là phường Khương Mai, phường Thanh Xuân Bắc và phường Hạ Đình; huyện Sóc Sơn gồm 1 thị trấn và 25 xã, trong đó chúng tôi chọn thị trấn Sóc Sơn , xã Minh Trí và xã Quang Tiến để tiến hành cuộc thăm dò ý kiến. Chúng tôi đã thực hiện bằng cách liên hệ với giáo viên tại các trường trung học cơ sở, trường tiểu học và trung học phổ thông để nhờ giáo viên tại các trường phát phiếu trực tiếp cho các em học sinh mang về cho phụ huynh. Ngoài ra, chúng tôi cũng trực tiếp đến gặp và phát phiếu cho từng người để lấy được ý kiến xác thực nhất. Đây là những đối tượng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên.

- Trong tổng số 600 phiếu phát ra thì có 511 phiếu thu về, trong đó có 7 phiếu (tỷ lệ 1,4%) là phiếu trắng. Kết quả này có thể hiểu rằng, người dân đã không hiểu biết hoặc e, ngại không muốn trả lời và cũng có thể cho biết suy nghĩ của họ là không quan tâm đến vấn đề BHYT học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên kết quả khảo sát là một bằng chứng xác thực để chứng minh một số vấn đề sau:

Bảng 2.3. Phương tiện tiếp nhận thông tin BHYT học sinh, sinh viên

Số TT Phương tiện tiếp nhận thông tin Số lượng Tỷ lệ %

1. Báo in, báo điện tử 119 23.61

2. Truyền hình 136 26.98

3. Báo nói, phát thành 79 15.67

4. Hội nghị, hội thảo 27 5.36

5. Ấn phẩm truyền thông 39 7.74

6. Tuyên truyền miệng 81 16.07

7. Nguồn khác 23 4.56

Cộng 504 100.0

Như vậy với câu hỏi: “Con đường tiếp nhận thông tin về BHYT học sinh, sinh viên”, kết quả thăm dò có 504 ý kiến phản hồi và được phân tích tại bảng trên cho thấy có 23,61% ý kiến cho rằng họ tiếp nhận thông tin về BHYT học sinh, sinh viên qua báo in và báo điện tử 26,98% là tiếp nhận qua truyền hình; 15,67% là tiếp nhận qua báo nói, phát thanh; 16,07% là tiếp nhận bằng hình thức tuyên truyền miệng và một số rất nhỏ 4,56% là tiếp nhận bằng các hình thức khác như là pa nô, áp phích, nguồn tin từ nhà trường hoặc các cơ sở y tế. Tiếp nhận thông tin qua Hội nghị, hội thảo là 5,36%; và 7,74% là tiếp nhận thông tin qua Ấn phẩm truyền thông. Theo số liệu trên cho thấy, mặc dù có nhiều cách khác nhau để tiếp nhận thông tin, nhưng báo in và báo điện tử vẫn là phương tiện truyền thông có vai trò nổi trội hơn các phương tiện khác trong cung cấp thông tin BHYT học sinh, sinh viên cho công chúng.

Bảng 2.4. Mức độ quan tâm về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in, báo điện tử

Số TT Mức độ quan tâm Số lượng Tỷ lệ %

1. Rất quan tâm 120 23,81

2. Thường xuyên quan tâm 278 55,16

3. Ít quan tâm 100 19,84

4. Không quan tâm 6 1,19

Cộng 504 100.00

Với câu hỏi: “Mức độ quan tâm về những thông tin BHYT học sinh, sinh viên”, kết quả thăm dò tại Bảng trên cho thấy có 504 ý kiến phản hồi, trong đó sự quan tâm của phụ huynh đối với vấn đề BHYT học sinh, sinh viên là rất lớn, có tới 23,81% ý kiến cho rằng rất quan tâm, 55,16% thường xuyên quan tâm. Tỷ lệ ít quan tâm là 19,84% và không quan tâm chiếm tỷ lệ chỉ có 1,19%.

Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá về tần suất xuất hiện thông tin BHYT học sinh, sinh viên

Số TT Tần suất xuất hiện Số lượng Tỷ lệ %

1. Quá nhiều 21 4.20

2. Bình thường 384 76.00

3. Quá ít 99 19.80

Cộng 504 100.00

Có 504 ý kiến của phụ huynh học sinh đánh giá về “Tần suất xuất hiện các thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí in và báo điện tử”, đa số ý kiến cho rằng với tần suất bình thường 76.00%. Tuy nhiên, cũng có tới 19,80% ý kiến cho rằng tần suất đó hiện nay là quá ít và chỉ có 4,20% ý kiến cho rằng tần suất là quá nhiều.

Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá về chất lượng nội dung thông tin BHYT học sinh, sinh viên

Số TT Chất lượng Số lượng Tỷ lệ %

1. Rất tốt 29 5.8

2. Tốt 220 43.7

3. Bình thường 200 39.7

4. Chưa đạt yêu cầu 55 10.9

Cộng 504 100.0

Kết quả khảo sát cho thấy có 504 ý kiến đánh giá về “Chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí in và báo điện tử”, trong

đó có tới 43,7% ý kiến cho rằng chất lượng thông tin tốt; 39,6% ý kiến cho rằng chất lượng bình thường và chưa đạt yêu cầu là 10,9% và chỉ có 5,8% cho rằng rất tốt.

Bảng 2.7. Ý kiến xác nhận những nội dung thông tin BHYT học sinh,sinh viên được quan tâm

Số TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1. Quy định liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm 309 40.13 2. Hướng dẫn thủ tục tham gia, thụ hưởng chế độ,

chính sách 250 32.47

3. Người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến 71 9.22 4. Phê bình, đấu tranh chống tiêu cực 94 12.21

5. Giám sát, phản biện xã hội 38 4.94

6. Nội dung thông tin khác 8 1.04

Cộng 770 100.00

Như vậy: với thiết kế câu hỏi nhiều lựa chọn vì vậy đã có 770 ý kiến của phụ huynh học sinh xác nhận về “Những nội dung thông tin quan tâm nhất về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử”, thì nội dung được quan tâm nhiều nhất là thông tin quy định liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm chiếm 40,12%; thứ hai là thông tin hướng dẫn thủ tục tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách 32,47%; thứ ba là thông tin phê bình, đấu tranh chống tiêu cực chiếm 12,21%; thứ tư là thông tin người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến 9,22%; thông tin giám sát, phản biện xã hội là 4,94%... Còn lại là

1,04% là các ý kiến khác quan tâm đến nội dung thông tin về thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên BHYT và muốn được đón nhận thông tin về BHYT học sinh, sinh viên một cách chi tiết và cụ thể hơn trên báo điện tử.

Bảng 2.8. Những thể loại báo chí chuyển tải nội dung thông tin BHYT học sinh, sinh viên được ưa thích

Số TT Thể loại báo chí chuyển

tải nội dung Số lượng Tỷ lệ %

1. Tin tức 249 49,40

2. Phỏng vấn 44 8,73

3. Điều tra 48 9,52

4. Phóng sự 88 17,46

5. Xã luận 21 4,17

6. Bình luận 27 5,36

7. Phản ánh 27 5,36

8. Thể loại, hình thức

khác 0 0,00

Cộng 504 100,00

- Về “Thể loại báo chí thích đọc nhất”, kết quả thăm dò cho thấy có 504 ý kiến phản hồi, trong đó thể loại tin tức vẫn là thể loại bạn đọc quan tâm nhiều nhất chiếm tới 49,40%; đứng thứ hai là thể loại phóng sự 17,46%; kế tiếp là điều tra là 9,52% và thể loại phỏng vấn là 8,73%; bài phản ánh và thể loai bình luận chỉ có 5.36% ý kiến trả lời thích đọc và thể loại xã luận công chúng quan tâm chiếm 4,17%.

Như vậy, kết quả điều tra khảo sát ý kiến công chúng trên, cho một số nhận định sau:

- Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, báo in và báo điện tử vẫn là những loại hình báo chí được họ quan tâm đón đọc, để tìm kiếm thông tin về chính sách BHYT học sinh, sinh viên.

- Với lợi ích thiết thực, liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của con em mình, thông tin về BHYT học sinh, sinh viên là nội dung được người dân rất quan tâm đón đọc trên báo in và báo điện tử.

- Tần xuất xuất hiện thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử chưa đạt yêu cầu, còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình.

- Chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử chưa đạt yêu cầu đến bình thường là chủ yếu (trên 50% ý kiến đánh giá).

- Nội dung thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử được công chúng kỳ vọng, đón đọc không hẳn là đấu tranh, phản biện xã hội, biểu dương người tốt, việc tốt mà chủ yếu là thông tin về quyền lợi, trách nhiệm tham gia BHYT và thông tin hướng dẫn về thủ tục tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách…

- Hình thức chuyển tải thông tin BHYT học sinh, sinh viên trên báo in, báo điện tử được công chúng quan tâm, thể loại bài phản ánh, bình luận không có nhiều người đón đọc, các thể loại tin tức, phóng sự, phỏng vấn, điều tra thu hút họ nhiều hơn.

- Công chúng mong muốn báo in, báo điện tử cần phát huy vai trò, trách nhiệm truyền thông, thực hiện những giải pháp để nâng cao hơn chất lượng thông tin BHYT học sinh, sinh viên trong thời gian tới, phản ánh đúng, trúng, kịp thời vấn đề dư luận quan tâm, đổi mới hình thức chuyển tải, nâng cao năng lực phóng viên, biên tập viên và bố trí thỏa đáng vị trí, dung lượng đăng tải...

- Bên cạnh việc đề nghị cần phát huy vai trò tuyên truyền chính sách BHYT học sinh, sinh viên hơn nữa trên báo in và báo điện tử; đồng thời cần tăng cường chất lượng khám chữa bệnh cho học sinh, sinh viên; thường xuyên, liên tục tổ chức các hội nghị, hội thảo nói về lợi ích của việc tham gia BHYT để phụ huynh và học sinh, sinh viên tham gia đầy đủ.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w