3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.5.2.1. Phương pháp thừa kế các số liệu có chọn lọc Đề tài kế thừa các thông tin và số liệu sau:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các xã thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn: Các số liệu liên quan về địa hình, khí hậu, thuỷ văn,... Dân số, dân tộc, thu nhập của người dân, tình hình khai thác sử dụng lâm sản, săn bắn động vật rừng để từ đó phân tích những tác động, ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào, mức độ ảnh hưởng đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.
- Báo cáo đánh giá về hiện trạng diện tích, chất lượng rừng khu vực nghiên cứu. Căn cứ kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm của huyện Chi Lăng để thu thập các thông tin về đánh giá hiện trạng về tài nguyên rừng: tập trung vào phân tích các trạng thái rừng, mức độ dễ cháy của các loại rừng;
khối lượng vật liệu cháy trên địa bàn.
- Thu thập số liệu các báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá về công tác PCCCR do Chi cục Kiểm lâm Lạng Sơn, Hạt Kiểm lâm huyện Chi Lăng cung cấp. Các số liệu về cơ cấu tổ chức nhân lực, các trạm bảo vệ rừng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, con người; sự phối hợp PCCCR như thế nào; hiệu quả PCCCR (số vụ cháy, thiệt hại), vai trò của các bên có liên quan,....Từ đó đánh giá thực trạng công tác PCCCR tại huyện Chi Lăng.
- Thông tin về tình hình cháy rừng ở khu vực nghiên cứu được thu thập qua số liệu thống kê hàng năm của Chi cục Kiểm lâm Lạng Sơn, Hạt Kiểm lâm huyện Chi Lăng từ năm 2019 đến năm 2022. Căn cứ số liệu về số vụ cháy rừng, phân tích nguyên nhân gây cháy, diện tích, loại rừng xảy ra cháy, công tác chỉ huy chữa cháy,
25
huy động lực lượng, phương tiện tham gia và công tác hậu cần cho chữa cháy để từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học trong phòng và chữa cháy rừng. Đặc biệt là thông qua các vụ cháy lớn đề tài tập trung phân tích về đặc điểm loại rừng, vật liệu cháy, cách thức tổ chức huy động lực lượng, phương tiện, công tác chỉ huy chữa cháy và đảm bảo hậu cần cho công tác chữa cháy để từ đó đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.
- Tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm trong phòng và chữa cháy rừng của địa phương.
3.5.2.2. Phương pháp điều tra thực địa
Sử dụng phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia (PRA). Thông qua việc đi quan sát thực tế và phỏng vấn một số cán bộ và người dân tham gia công tác PCCCR để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ đề tài sử dụng công cụ phỏng vấn cá nhân, với bộ câu hỏi đã xây dựng trước (Bộ câu hỏi phỏng vấn xem phụ lục 1 và 2). Quá trình điều tra được tiến hành qua các bước sau đây:
Bước 1: Làm việc với cán bộ quản lý cấp tỉnh để nắm được tình hình chung về công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong đó có Huyện Chi Lăng, đặc biệt là về các chính sách và biện pháp chỉ đạo trong PCCCR, hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng; những khó khăn, tồn tại hiện nay,.. Tổng số người phỏng vấn 10 người (xem phụ lục 3).
Bước 2: Trên cơ sở kết quả bước 1, tiến hành làm việc với các đơn vị quản lý và sản xuất có liên quan trên địa bàn huyện như Hạt Kiểm lâm, Phòng Kinh tế huyện, UBND các xã, Ban quản lý rừng phòng hộ, Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Nội dung làm việc và hỏi ý kiến của các cán bộ, tập trung vào các vấn đề sau:
+ Diễn biến diện tích, phân bố tài nguyên rừng trên địa bàn khu vực nghiên cứu + Tình hình tổ chức, triển khai công tác PCCCR; các biện pháp kỹ thuật đang được áp dụng.
+ Các chính sách và giải pháp PCCCR.
+ Số lượng các vụ cháy rừng và thiệt hại.
+ Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cháy rừng.
26
+ Những khó khăn, tồn tại trong PCCCR.
Số lượng phỏng vấn 20 người (Mẫu phỏng vấn - phụ lục 1).
Bước 3: Phỏng vấn các hộ gia đình sống trong khu vực gần rừng: Tiến hành chọn ra 40 hộ gia đình để phỏng vấn, là những người dân sống gần rừng có tham gia và hiểu biết về PCCCR. Nội dung phỏng vấn tập trung làm rõ các nguyên nhân dẫn tới cháy rừng, sự tham gia của địa phương vào công tác PCCCR, những khó khăn,…
(Mẫu phỏng vấn - phụ lục 2)
3.5.2.3. Nghiên cứu, điều tra đo đếm trực tiếp một số ảnh hưởng của thảm thực vật, vật liệu cháy ảnh hưởng đến cháy rừng
Cấu trúc các trạng thái rừng được thu thập băng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời, diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1000m2, trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra các cây tầng cao với các nhân tố điều tra H(vn);D13;Dt.
Tiến hành xác định độ tàn che bằng phương pháp hệ thống mạng lưới điểm (100 điểm). Tùy từng diện tích ô tiêu chuẩn mà bố trí các điểm điều tra, sao cho các điểm điều tra bố trí đều trong các ô tiêu chuẩn. Dùng một cây gậy nhỏ chiếu thẳng tán nếu gặp tán thì ghi số 1, không nhìn thấy tán thì ghi số 0, lúc nhìn thấy, lúc không nhìn thấy mép tán thì ghi 0,5.
Công thức xác định độ tàn che:
ĐTC = ∑ số điểm ghi 1 + ẵ (∑ số điểm ghi 0,5)
∑ số điểm điều tra Kết quả tra ghi vào mẫu bảng 02.
Bảng...: ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO
ÔTC: Lô: Loại đá mẹ
Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra:
Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra:
Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:
27
TT Loài cây
D1.3 (cm) Dt(m) H(m) Ghi
chú
ĐT NB TB ĐT NB TB Hvn Hdc
+ Điều tra cây bụi thảm tươi tiến hành lập 5 ô dạng bản để điều tra cây bụi thảm tươi, cây tái sinh.
- Cây bụi thảm tươi được điều tra trên 5 ô dạng bản phân bổ ở bốn góc của ô tiêu chuẩn và giữa ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô dạng bản là 25m2.
- Chiều cao cây bụi thảm tươi được đo bằng sào có độ chính xác đến dm.
- Độ che phủ chung của cây bụi thảm tươi được xác định trên các ô dạng bản, xác định độ che phủ của cây bụi thảm tươi thiêu hệ thống điểm: Nếu điểm điều tra có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 1, nếu không có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 0. Độ tàn che của cây bụi thảm tươi chung cho toàn ô tiêu chuẩn được tính bằng tỷ số giữa tổng số điểm điều tra có giá trị che phủ bằng 1 trên tổng số điểm điều tra (90 điểm). Kết quả được ghi vào mẫu bảng 03.
Bảng:...: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY BỤI THẢM TƯƠI
Số ÔTC: Lô: Loại đá mẹ
Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra:
Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra:
Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:
STT ODB
Loại cây chủ yếu Chiều cao trung bình (m)
Độ che phủ (%)
Sinh trưởng
+ Điều tra cây tái sinh được điều tra trên 5 ô dạng bản.
- Chiều cao cây tái sinh xác định bằng sào có độ chính xác đến dm.
- Chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua hình dạng, hình dạng tán cây tái sinh và phân ra 3 cấp tốt, trung bình, xấu kết quả điều tra ghi vào bảng mẫu bảng 04.
28
Bảng....: ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH
Số ÔTC: Lô: Loại đá mẹ
Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra:
Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra:
Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:
TT ÔDB
Loài cây Phân cấp chiều cao Dt(m) Ghi chú
<0,5m 0,5-1m ≥1m Tốt TB Xấu
+ Điều tra đặc điểm vật liệu cháy, ẩm độ của vật liệu cháy.
Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 1m2 phân bổ ở góc và giữa các ô dạng bản 25m2 của ô tiêu chuẩn. Điều tra thành phần của thảm khô, thảm tươi và xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cân. Số liệu điều tra được thống kê vào mẫu bảng sau:
Bảng...: ĐIỀU TRA VẬT LIỆU CHÁY
Số ÔTC: Lô: Loại đá mẹ
Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra:
Độ dốc: Tiểu khu: Người điều tra:
Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:
TT ODB
Thành phần vật liệu cháy Khối lượng VL cháy (kg/m2)
Ghi chú Thảm tươi
Thảm khô
Thảm tươi
Thảm tươi Dễ
cháy
Khó cháy
Dễ cháy
Khó cháy
29
Trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đốt thử ngẫu nhiên 3 ô mẫu, diện tích đốt thử là 9m2 (3m x 3m), trước khi đốt cần chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu, đảm bảo an toàn chánh để cháy lan. Xác định thời gian ngọn lửa cháy hết, chiều cao ngọn lửa và chiều cao ảnh hưởng của ngọn lửa.
Phương pháp điều tra thực hiện trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời. Tại các trạng thái rừng tự nhiên, mỗi trạng thái bố trí 01 Ô tiêu chuẩn. Đối với rừng trồng trên địa bàn huyện, điều tra trên rừng trồng hai loài chủ yếu là Thông và Keo thuần loài, đối tượng 3 năm tuổi trở lên, mỗi loại rừng trồng bố trí 01 OTC.
Điều tra ẩm độ của vật liệu cháy: Đối với rừng tự nhiên, diện tích OTC là 1000 m2 (25mx40m), đối với rừng trồng là 500 m2 (20mx25m). Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 25m2 (5mx5m) phân bố ở 4 góc và giữa các ô tiêu chuẩn để xác định sinh khối cây bụi thảm tươi và thảm khô (phụ lục 4). Xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cách thu gom toàn bộ vật liệu cháy trong ô dạng bản gồm 02 loại: thảm khô và thảm tươi và xác định sinh khối của vật liệu cháy bằng cân. Đối với thảm khô thu gom toàn bộ cành khô, lá rụng; đối với thảm tươi tiến hành chặt toàn bộ cây bụi.
Để quy đổi lượng vật liệu cháy xác định ở hiện trường thành lượng khô của chúng (xác định độ ẩm VLC), trên mỗi OTC của từng trạng thái lấy 01 kg/ 01 mẫu về sấy VLC ở 105oC tại phòng thí nghiệm từ 6 đến 8 giờ đến khối lượng không đổi.
Tính độ ẩm vật liệu cháy theo công thức sau:
W = (Q0 - Q)
* 100%
Q Trong đó:
Q0: Khối lượng mẫu trước khi sấy
Q: Khối lượng khô tuyệt đối sấy ở 105oC W: Độ ẩm VLC
Phương pháp điều tra thực hiện trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời. Tại các trạng thái rừng tự nhiên, mỗi trạng thái bố trí 01 Ô tiêu chuẩn. Đối với rừng
30
trồng trên địa bàn huyện, điều tra trên rừng trồng hai loài chủ yếu là Thông và Keo thuần loài, đối tượng 3 năm tuổi trở lên, mỗi loại rừng trồng bố trí 01 OTC.