3.5.1. Phân tích SWOT (sơ đồ 4 mảng)
Từ kết quả điều tra, phỏng vấn, đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng Huyện Chi Lăng, chúng tôi tiến hành phân tích SWOT . kết quả phân tích được trình bày trong sơ đồ 4 mảng dưới đây:
Điểm mạnh:
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về Bảo vệ rừng, PCCCR của Trung ương, tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; trong quá trình triển khai công tác phòng cháy đã được điều chỉnh, bổ sung thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại Huyện Chi Lăng.
- Cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành trên từ tỉnh đến huyện, xã ngày càng quan tâm đến công tác BVR, PCCCR.
- Trung ương, tỉnh, huyện đã đầu tư kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ cho công tác BVR, PCCCR ngày càng nhiều hơn.
- Hệ thống chỉ huy chữa cháy rừng từ Ban chỉ đạo đến xã, thôn bản đều có quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể.
- Phần lớn nhân dân sống trong vùng lõi của Huyện Chi Lăng đã cơ bản nhận
Điểm yếu:
- Nhận thức của một số người dân ở gần rừng được nhận giao khoán rừng còn hạn chế, việc ký cam kết bảo vệ rừng ở các thôn, bản cũng còn mang nặng về hình thức... Do đó, cùng với công tác tuyên truyền cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc để người dân có ý thức chấp hành tốt hơn công tác PCCCR.
- Điều kiện tự nhiên, KT-XH gây hạn chế tới công tác PCCCR: Do địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn.
Do vậy, áp lực xâm hại đến tài nguyên rừng rất lớn, nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng cũng rất cao.
\- Chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia chữa cháy chưa đáp ứng được với nhiệm vụ thực tế nên chưa động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia một cách chủ động và tích cực.
- Chủ trương xã hội hóa công tác PCCCR bước đầu được thực hiện. Tuy nhiên, chưa được quy định rõ và thực
63
được tầm quan trọng, giá trị to lớn của rừng, những hiểm họa xảy ra do mất rừng.
- Nguồn kinh phí dự phòng chi cho công tác PCCCR lớn, thực hiện chi trả ngay cho nhân dân sau khi chữa cháy xong đã động viên tích cực nhân dân tham gia chữa cháy rừng khi được huy động.
- Các địa phương có rừng và chủ rừng đã chủ động thực hiện công tác BVR và PCCCR. Hằng năm, đến mùa nắng nóng, khô hanh tổ chức tuyên truyền, luyện tập phương án tác chiến, diễn tập gắn sát với tình hình thực tế, nhận thức rõ được vai trò lợi ích của công tác PCCCR.
- Đã thiết kế đường băng trắng ở các vùng rừng trọng điểm dễ cháy.
- Hàng năm đã bổ sung trang thiết bị PCCCR và phân vùng trọng điểm cháy được xây dựng và diễn tập giả định khi xảy ra cháy rừng.
- Có sự tuyên tuyền giáo dục và phối kết hợp giữa các cấp các ngành và lực lượng kiểm lâm và chủ rừng cùng toàn dân người dân khi có cháy xảy ra.
- Công tác xử lý vi phạm trong PCCCR cũng như QLBVR đã được chỉ đạo thực hiện kịp thời…
hiện nghiêm túc; một số cộng đồng địa phương chưa chủ động trọng việc thực hiện các biện pháp PCCCR, chưa phát huy vai trò trong việc phát hiện sớm lửa rừng để tổ chức xử lý khi đám cháy mới phát sinh.
- Năng lực trình độ và nghiệp vụ kỹ thuật của lực lượng bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn huyện Chi Lăng chưa thật cao, chưa được đào tạo bài bản. Công tác phối kết hợp giữa các ngành, các bên liên quan chưa dược thường xuyên. Các phương án PCCCR được xây dựng theo các giai đoạn, có điều chỉnh bổ sung hàng năm nhưng chưa có bản đồ PCCCR.
- Lực lượng Kiểm lâm được giao nhiệm vụ là nòng cốt trong công tác PCCCR, nhưng lại rất mỏng và phân tán; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về PCCCR còn hạn chế. Đầu tư phương tiện, trang thiết bị cho công tác PCCCR, thông tin liên lạc chưa đáp ứng được yêu cầu (chủ yếu là dụng cụ thô sơ, cành cây). Vì vậy, khi cháy rừng xảy ra, mặc dù huy động rất nhiều người tham gia song hiệu quả chữa cháy rừng thấp, khi có cháy lớn thì luôn lúng túng, bị động.
- Công tác chỉ đạo, điều hành chậm do không nắm bắt được thông tin kịp thời và chính xác, thiếu phương tiện, trang thiết bị phục vụ chỉ đạo, chỉ huy. Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng chưa thật nhịp nhàng, hiệu quả thấp, chưa phân định rõ nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong PCCCR.
- Diện tích rừng có nguy cơ cháy cao chiếm tỷ lệ khá lớn nhưng các công trình phục vụ PCCCR còn rất ít. Các đường băng cản lửa trắng chủ yếu là kết hợp với các đường mòn, chiều rộng hạn
64
chế; chưa có nhiều đường băng xanh để phòng cháy.
Cơ hội:
- Hệ thống chính sách pháp luật về lâm nghiệp ngày càng được hoàn thiện phù hợp với thực tiễn, kinh phí thu từ dịch vụ môi trường rừng lớn tạo cơ hội cho công tác quản lý BVR và PCCCR.
- Vai trò của rừng ngày càng được khẳng định tầm quan trọng to lớn trong các chương trình định hướng phát triển kinh tế, xã hội, hoạch định chính sách.
- Lực lượng kiểm lâm được kiện toàn và được đào tạo bài bản hơn, có tính chuyên môn hóa cao hơn trong thời công nghệ số phát triển..
- Các chương trình dự án trong và ngoài nước đã được tăng cường trong lĩnh vực QLBV phát triển rừng và PCCCR… đầu tư cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng ngày càng được quan tâm hơn.
Ưu tiên phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ rừng PCCCR.
- Lợi ích từ rừng đem lại ngày càng cao thông qua thu phí dịch vụ môi trường rừng..
Thách thức:
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Chi lăng khá rộng, địa hình phức tạp.
- Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác như khai thác khoáng sản, làm thủy điện ngày càng tăng đang là thách thức lớn đối với công tác BVR, PCCCR.
- Nhu cầu về gỗ lâm sản cho xây dựng, sản xuất đồ mộc ngày càng lớn; lợi nhuận đem lại từ buôn bán gỗ lâm sản ngày càng cao; hoạt động khai thác, mua bán lâm sản trái phép ngày càng tinh vi, sức ép vào rừng lớn.
- Do nhu cầu sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng, mặt khác phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung ở vùng cao, vùng xa gần rừng, phong tục tập quán lạc hậu, diện tích ruộng lúa ít.
Vì vậy tình trạng phát rừng làm nương, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép đang gây sức ép lớn vào rừng nói chung và công tác PCCCR nói riêng.
- Thời tiết khí hậu ngày càng điến biến phức tạp, khó lường; hiện tượng nóng lên của toàn cầu, biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở nước ta hiện nay và huyện Chi Lăng, Lạng Sơn nói riêng.
Từ việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Chi Lăng, Lạng Sơn - cần phát huy những tuận lợi của địa phương để làm tốt hơn nữa công tác PCCCR, khắc phục khó khăn, thách thức đến mức có thể. Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng, tranh thủ những cơ hội từ bên ngoài.
65
Những thuận lợi,khó khăn, cơ hội và thách thức đã trình bày ở trên sẽ là cơ sở để để tài làm căn cứ quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác PCCCR tại khu vực Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Đặc biệt trong đó là những giải pháp chọn loài cây có khả năng chống chịu lửa, xây dựng đường băng xanh phù hợp, đề xuất mô hình PCCCR dựa vào cộng đồng, phân vùng trọng điểm cháy, xây dựng bản đồ PCCCR chi tiết cho từng khu vực.
4.5.2. Những vấn đề tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác PCCCR tại huyện Chi Lăng.
Nguyên nhân cháy rừng tại huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn rất nhiều, như: Nhận thức của một số người dân ở gần rừng được nhận giao khoán rừng còn hạn chế, nhận thức không được đồng đều; Địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn; Một số cộng đồng địa phương, tổ QLBVR chưa chủ động trọng việc thực hiện các biện pháp PCCCR; Năng lực trình độ và nghiệp vụ kỹ thuật của lực lượng bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn huyện Chi Lăng chưa thật cao, chưa được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về PCCCR còn hạn chế. Đầu tư phương tiện, trang thiết bị cho công tác PCCCR, thông tin liên lạc chưa đáp ứng được yêu cầu (chủ yếu là dụng cụ thô sơ, cành cây, chủ yếu là thực hiện phương châm 4 tại chỗ). Công tác chỉ đạo, điều hành chậm do không nắm bắt được thông tin kịp thời và chính xác, thiếu phương tiện, trang thiết bị phục vụ chỉ đạo, chỉ huy. Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng chưa thật nhịp nhàng, hiệu quả thấp, chưa phân định rõ nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong PCCCR…...
Trong tất cả những tốn tại bất cập đó, theo tôi quan trọng nhất là ý thức của người dân về vấn đề PCCCR, như dọn thực bì, thiết kế đường băng rộng.
Tiếp đó là sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, để giải quyết các tồn tại, đầu tiên chúng ta cần phải tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân trong PCCCR. Trong thời gian qua hạt kiểm lâm huyện phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở rà soát, lập danh sách chủ rừng. Từ đó, tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng phương án PCCCR trong các hộ gia
66
đình. Các nội dung nằm trong phương án được xây dựng phù hợp với đặc điểm của từng khu rừng. Trong đó, việc phòng cháy rừng tập trung vào các nội dung, quy định như gắn liền lồng ghép với quy ước, hương ước thôn bản:
kiểm tra, phát dọn vệ sinh rừng; thu gom vật liệu dễ cháy dưới tán rừng; bổ sung biển báo, biển cấm lửa, Đối với việc chữa cháy, các chủ rừng được hướng dẫn liên hệ các lực lượng chữa cháy rừng theo từng mức cháy. Đồng thời, được tuyên truyền về các bước xử lý khi phát hiện cháy rừng. Dựa trên phương án đã xây dựng, luôn chủ động phát dọn và xử lý thực bì làm giảm vật liệu cháy tại rừng của gia đình. Cùng đó, vào mùa nắng nóng, khô hanh, tôi thường làm mới, tu sửa đường băng cản lửa ngăn cháy rừng.,.Tuyên truyền giáo dục là biện pháp hàng đầu trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác BVR, PCCCR. Do vậy phải được làm thường xuyên và liên tục có trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình thức phong phú, sâu rộng trong nhân dân. Nâng cao ý thức của người dân, để họ hiểu được tầm quan trọng của rừng và các hậu quả nghiêm trọng nếu để xảy ra cháy rừng.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành trên từ tỉnh đến huyện, xã ngày càng quan tâm đến công tác PCCCR, đầu tư kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ cho công tác BVR, PCCCR. Tăng cường nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm Huyện Chi Lăng để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở trong công tác BVR, PCCCR. Tăng cường tập huấn nâng cao nghiệp vụ BVR, PCCCR cho tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
4.5.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
Từ các kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng như sau:
Cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017, Chỉ thị 13 của ban Bí thư Trung
67
ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Chú trọng, thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVR, PCCCR, nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo, dự báo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác PCCCR.
Thực hiện tốt quy chế phối hợp Kiểm lâm, Công An, Quân đội, sự phối hợp của Huyện Chi Lăng với chính quyền các xã vùng giáp ranh và tỉnh Lạng Sơn. Xác định các khu vực trọng điểm dễ xẩy ra cháy, chặt phá để phối hợp kiểm tra truy quét và xử lý kịp thời.
Xây dựng và thực hiện tốt phương án PCCCR, tăng cường nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm Huyện Chi Lăng để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở trong công tác BVR, PCCCR. Tăng cường tập huấn nâng cao nghiệp vụ BVR, PCCCR cho tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR thông qua các buổi lễ cúng rừng, các cuộc họp của xã, thôn bản gắn với quy ước, hương ước của thôn của xã.