Thông qua điều tra, thu thập số liệu về điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn, phỏng vấn các hộ dân ở các khu vực thường xảy ra cháy rừng trong những năm qua, đề tài đã phân tích những thuận lợi và khó khăn liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, kết quả như sau:
4.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế
- Huyện Chi Lăng có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, thích hợp với phát triển trồng rau, hoa cao cấp và cây ăn quả. Điều này làm giảm áp lực vào công tác bảo vệ rừng đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Nguồn thu nhập của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chính từ sản xuất nông lâm nghiệp, lâm sản phụ dưới tán rừng là thảo quả và từ các dịch vụ du lịch, do đó gây áp lực không nhỏ đến công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
4.1.2.2. Phân bố dân cư, dân tộc, lao động
Lực lượng lao động khá dồi dào với 76.110 người; Có 3 dân tộc Nùng, Tày, Kinh cùng chung sống, trong đó dân tộc Nùng chiếm 48,9 %, dân tộc Tày chiếm 34%, dân tộc Kinh chiếm 16% và các dân tộc khác chiếm 1,1%. Các dân tộc sinh sống theo vùng sinh thái khác nhau, phong tục tập quán cúng rừng ăn thề bảo vệ rừng hàng năm được tổ chức vào mùa xuân, là điều kiện tốt để phát huy bản sắc và tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu nơi cao, khó khăn hiểm trở.
Địa hình lại chia cắt mạnh, các khu vực có rừng lại ở xa khu dân cư do đó khó khăn
37
cho việc phát hiện sớm cháy rừng cũng như việc tuần tra kiểm soát, tiếp cận đám cháy, huy động lực lượng, phương tiện và chỉ huy chữa cháy; Lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp, thiếu việc làm, do đó lực lượng này tìm kiếm thu nhập bằng cách tác động vào rừng; Còn có nhiều phong tục tập quán sản xuất lạc hậu như thả rông gia súc, sản xuất nương rẫy quảng canh, luân canh còn phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân dễ sảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm rừng, làm suy giảm về diện tích, nguồn tài nguyên và suy thoái đất đai.
4.1.2.3. Yếu tố xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, hệ thống giáo dục ngày càng được chuẩn hóa, trình độ nhận thức ngày một được nâng lên, áp lực về rừng ngày càng giảm; Được sự quan tâm của trung ương, tỉnh, huyện và các tổ chức quốc tế cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đầu tư cho việc ổn định sắp xếp dân cư, sinh kế cho người dân địa phương để tránh áp lực vào rừng.
Cơ sở vật chất của ngành giáo dục của huyện và các xã vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, trang thiết bị cung cấp cho các trường còn thiếu và lạc hậu; đội ngũ giáo viên giỏi, có chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề còn ít do đó chất lượng đào tạo chưa cao. Dẫn đến trình độ dân trí của một bộ phận dân cư còn thấp nhất là ở phụ nữ, trẻ em nhiều người còn chưa biết tiếng phổ thông, chưa hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
4.1.3. Những khó khăn trong yếu tố điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có ảnh hưởng như thế nào tới công tác phòng cháy chữa cháy rừng
4.1.3.1. Về điều kiện tự nhiên
Qua khảo sát, đánh giá các yếu tố tự nhiên tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng sơn cho thấy có những yếu tố thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của huyện.
Gió mùa đông bắc ảnh hưởng từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm thường có những đợt gió tây khô nóng có thể gây hạn kéo dài. Đây là thời điểm nguy cơ cháy rừng xảy ra cao; Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất
38
thường và biến đổi theo mùa. Vào mùa khô các suối thường cạn, do đó khó khăn cho công tác đi lại và cung cấp nước cho công tác chữa cháy rừng khi có cháy xảy ra.
Ngoài ra còn có hệ thống các suối; mật độ suối trung bình khoảng 1 km2 có 2 km suối; các suối này có nước quanh năm, lưu lượng nước nhiều nhất vào mùa mưa. Tuy nhiên, do địa hình độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn và có núi đá vôi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên nên tài nguyên nước phân bố không đều cho từng khu vực. Do vậy, việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân tại những khu vực thiếu nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong các thung lũng, tại các khu vực núi đá vôi.
Nguy cơ cháy rừng có liên quan chặt chẽ đến điều kiện khí hậu, thời tiết hanh khô kéo dài, độ ẩm không khí càng cao, lượng mưa thấp thì càng dễ xảy ra cháy rừng. Địa hình đồi núi rộng, các điểm cháy xa khu dân cư, 1 bên là dãy núi đá có địa hình hiểm trở, 1 bên là đồi núi đất có địa hình dốc Nhiệt độ trung bình ở huyện Chi Lăng cao nhất là khoảng từ tháng 4 đến tháng 9.
Đây là thời điểm nắng nóng kéo dài, thời tiết hanh khô, số ngày nắng nhiều, số giờ nắng nhiều, nhiều nơi có thể bị hạn hán kéo dài. Đây là thời điểm rất dễ xảy ra cháy rừng.
Độ ẩm tương đối bình quân cả năm thường là 79,3-80,8%, nhìn chung ảm độ không khí bình quân chung tại địa bàn nghiên cứu cũng không quá thấp, đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho công tác PCCCR của huyện Chi lăng được thuận lợi hơn.
4.1.3.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Chi lăng có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, các đền chùa, di tích lịch sử gắn liền với địa phương, khí hậu thổ nhưỡng thích hợp với phát triển trồng Na, rau, hoa cao cấp và trồng thuốc lá, cây ăn quả. Điều này làm giảm áp lực vào công tác bảo vệ rừng đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy
39
rừng. Tuy nhiên, nguồn thu nhập của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chính vẫn là từ sản xuất nông lâm nghiệp, gắn liền các khu vực gần rừng, thậm trí ở hẳn trong rừng, nhặt hái lâm sản phụ dưới tán rừng là thảo quả và từ các dịch vụ du lịch, do đó gây áp lực không nhỏ đến công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Lực lượng lao động huyện Chi Lăng. Các dân tộc sinh sống theo vùng sinh thái khác nhau về phong tục tập quán do dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu nơi nơi cao, khó khăn hiểm trở. Địa hình lại chia cắt mạnh, các khu vực có rừng lại ở xa khu dân cư do đó khó khăn cho việc phát hiện sớm cháy rừng cũng như việc tuần tra kiểm soát, tiếp cận đám cháy, huy động lực lượng, phương tiện và chỉ huy chữa cháy; Lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp, thiếu việc làm, do đó lực lượng này tìm kiếm thu nhập bằng cách tác động vào rừng; Còn có nhiều phong tục tập quán sản xuất lạc hậu như thả rông gia súc, sản xuất nương rẫy quảng canh, luân canh còn phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân dễ sảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm rừng, làm suy giảm về diện tích, nguồn tài nguyên và suy thoái đất đai.
Nguy cơ cháy rừng có liên quan chặt chẽ đến điều kiện khí hậu, thời tiết hanh khô kéo dài, độ ẩm không khí càng cao, lượng mưa thấp thì càng dễ xảy ra cháy rừng. Địa hình đồi núi rộng, các điểm cháy xa khu dân cư, 1 bên là dãy núi đá có địa hình hiểm trở, 1 bên là đồi núi đất có địa hình dốc Nhiệt độ trung bình ở huyện Chi Lăng cao nhất là khoảng từ tháng 4 đến tháng 9.
Đây là thời điểm nắng nóng kéo dài, thời tiết hanh khô, số ngày nắng nhiều, số giờ nắng nhiều, nhiều nơi có thể bị hạn hán kéo dài. Đây là thời điểm rất dễ xảy ra cháy rừng.
Độ ẩm tương đối bình quân cả năm thường là 79,3-80,8%, nhìn chung ảm độ không khí bình quân chung tại địa bàn nghiên cứu cũng không quá
40
thấp, đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho công tác PCCCR của huyện Chi lăng được thuận lợi hơn.