3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.3. Phương pháp phân tích số liệu
Dựa vào số liệu đã thu thập tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu để đánh giá được thực trạng công tác PCCCR giai đoạn 2019-2022, theo từng nội dung nghiên cứu của đề tài.
Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong công tác PCCCR tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng sơn và Sở dụng phương pháp phân tích SWOT (sơ đồ 4 mảng) và đề xuất giải pháp cho công tác PCCCR tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng sơn trong thời gian tới. Từ đó tổng hợp thông tin, số liệu, phân tích và viết và hoàn thiện luận văn.
31
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Qua khảo sát, đánh giá các yếu tố tự nhiên tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng sơn cho thấy có những yếu tố thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của huyện. Kết quả phân tích như sau:
a. Địa hình
Huyện Chi Lăng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, nằm ở độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 240m. Toạ độ địa lý 21032’- 21048’ vĩ độ Bắc và 106025’- 106050” kinh độ Đông.
Ranh giới của huyện: Phía Bắc giáp với huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn; Phía Đông giáp huyện Lộc Bình; Phía Tây giáp huyện Văn Quan; Phía Nam giáp huyện Hữu Lũng và huyện Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang.
Đơn vị hành chính: Huyện Chi Lăng có 20 xã, thị trấn đó là các xã: Bắc Thủy, Bằng Hữu, Bằng Mạc, Chi Lăng, Chiến Thắng, Gia Lộc, Hòa Bình, Hữu Kiên, Lâm Sơn, Liên Sơn, Mai Sao, Nhân Lý, Quan Sơn, Thượng Cường, Vân An, Vạn Linh, Vân Thủy, Y Tịch và 2 thị trấn: Đồng Mỏ, Chi Lăng. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Đồng Mỏ.
Nguy cơ cháy rừng có liên quan chặt chẽ đến điều kiện khí hậu, thời tiết hanh khô kéo dài, độ ẩm không khí càng cao, lượng mưa thấp thì càng dễ xảy ra cháy rừng. Vì vậy, đề tài tiến hành phân tích đặc điểm của các nhân tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa ở tại địa phương.
b. Khí hậu – Thủy văn
- Khí hậu: Huyện Chi Lăng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu ẩm và mưa nhiều ở phía tây, tiểu vùng lạnh và mưa ít ở phía đông, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía bắc. Nhiệt độ trung bình năm 22,7°C lượng mưa trung bình năm 1.379 mm. Mùa mưa tập trung vào các tháng mùa hè.
32
- Thủy văn: Huyện Mường Tè có mạng lưới sông, suối khá dày đặc (khoảng 0,6 km/km2) nhưng do địa hình chia cắt mạnh, lòng suối hẹp, độ dốc lớn, thuỷ chế rất phức tạp. Mùa khô sông thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ và gây xói mòn mạnh, khả năng sử dụng nước vào các hoạt động sản xuất bị hạn chế, thường xuyên gây ách tắc giao thông vào mùa mưa.
Nguy cơ cháy rừng và cháy rừng của huyện Chi Lăng có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm của điều kiện khí tượng. Các nhân tố khí tượng đặc trưng là: Nhiệt độ không khí, lượng mưa, độ ẩm, tốc độ gió,v.v, luôn có tác động đến thành phần, tính chất của VLC, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát sinh và lan tràn của đám cháy.
- Nhiệt độ: Do chịu ảnh hưởng của địa hình nên chế độ nhiệt cũng phân hóa theo vùng trong đó: Vùng núi cao nhiệt độ cao trung bình 150C; Vùng núi cao trung bình nhiệt độ trung bình đạt 180 C; Vùng núi thấp nhiệt độ đạt 230 C. Tổng nhiệt độ trung bình toàn huyện là 22,7°C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm là trên 2.500 – trên 3.000mm, ít ảnh hưởng của bão.
Các yếu tố khí tượng: Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng từ năm 2019 đến năm 2022 được trình bày tại các bảng dưới đây:
Bảng 4.1. Nhiệt độ các tháng trong 4 năm tại khu vực nghiên cứu
Đơn vị: Độ C Tháng Nhiệt độ trung bình phân theo các năm
2019 2020 2021 2022
1 14,5 14,2 16,5 15,0
2 15,1 17,4 16,9 20,5
3 18,6 21,0 21,0 20,9
4 23,7 23,5 22,8 25,4
5 25,0 25,3 25,9 26,2
6 27,4 27,5 28,3 27,6
7 28,5 27,3 28,2 27,6
8 27,9 26,4 27,9 28,9
9 27,5 28,4 28,1 25,8
10 25,4 26,2 24,8 23,5
11 22,2 22,8 22,0 22,3
12 18,0 17,2 18,0 17,3
Bình quân 22.8 23.1 23.9 23.4
(Nguồn: Trạm khí tượng huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, năm 2022)
33
Nhiệt độ trung bình cả năm từ 22,80C – 23,4 0C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 4 đến tháng 9, trong khoảng 25,40C – 25,8 0C, đặc biệt có khi lên tới 28,90C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ cao, làm các cành, cây gỗ khô rất dễ bén lửa và cháy. Chỉ cần người dân không có ý thức là sẽ xảy ra cháy rừng trên diện rộng.
Bảng 4.2. Số giờ nắng theo các tháng trong 4 năm tại khu vực nghiên cứu Đơn vị: Giờ Tháng Số giờ nắng trong các tháng trung bình phân theo các năm
2019 2020 2021 2022
1 99 87 78 99
2 45 47 49 44
3 23 28 19 30
4 112 100 120 1108
5 200 189 201 202
6 187 190 168 178
7 160 167 159 169
8 167 169 155 166
9 142 135 148 149
10 185 176 160 186
11 85 80 90 87
12 56 53 50 55
Bình quân 121.75 118.42 116.42 206.08
(Nguồn: Trạm khí tượng huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, năm 2022)
Nhiệt độ trung bình ở huyện Chi Lăng cao nhất là khoảng từ tháng 4 đến tháng 9. Đây là thời điểm nắng nóng kéo dài, thời tiết hanh khô, số ngày nắng nhiều, số giờ nắng nhiều, nhiều nơi có thể bị hạn hán kéo dài. Đây là thời điểm rất
34
dễ xảy ra cháy rừng. Chính vì vậy, chính quyền địa phương và người dân nên nâng cao ý thức và luôn chuẩn bị những phương án cần thiết nhất, để nếu có xảy ra cháy rừng có thể giảm thiểu ít nhất hậu quả xảy ra, tránh thiệt hại nặng nề gây khó khăn cho đời sống người dân trồng rừng và ảnh hưởng đến môi trường.
Bảng 4.3. Lượng mưa các tháng trong 4 năm tại khu vực nghiên cứu
Đơn vị: mm Tháng Lượng mưa các tháng trung bình phân theo các năm
2019 2020 2021 2022
1 83 170,4 31,4 30,5
2 12,1 32,1 15,3 67,2
3 52,7 80,9 59,4 45,1
4 163,4 78,1 72 175
5 134,9 94,6 120,1 136,6
6 185,4 481,1 329 323,6
7 454,3 303,8 301,8 208,2
8 229,8 397,3 417,3 313,6
9 134,8 233,9 174,3 367,4
10 65,9 120 227 191,4
11 13,5 9,6 89,1 19,0
12 2,4 44,1 37,9 11,7
Bình quân 3.548,2 4.062,9 3.892,6 3.908,3
(Nguồn: Trạm khí tượng huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, năm 2022)
Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn huyện Chi Lăng; khí hậu có đặc điểm đặc trưng của khí hậu lục địa miền núi cao, chia thành 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 87,4% tổng lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 6 - 8. Lượng mưa bình quân năm 3.892,6 mm; năm cao nhất 4.062,9 mm; năm thấp nhất 3.548,2 mm.
35
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít, có nhiều sương mù.
Bảng 4.4. Độ ẩm các tháng trong 4 năm tại khu vực nghiên cứu
Đơn vị: % Tháng Độ ẩm các tháng trung bình phân theo các năm
2019 2020 2021 2022
1 84 81 81 83
2 70 72 71 85
3 85 86 80 83
4 87 81 81 86
5 81 78 80 81
6 76 82 80 82
7 81 86 81 82
8 84 87 85 84
9 79 86 81 75
10 75 80 80 80
11 78 75 80,8 77
12 72 73 79,8 71
Bình quân 79,3 80,6 80,1 80,8
(Nguồn: Trạm khí tượng huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, năm 2022)
- Độ ẩm tương đối bình quân cả năm thường là 79,3-80,8%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là thường dưới 71-79,8%. Nhìn chung độ ẩm không khí bình quân chung tại địa bàn nghiên cứu cũng không quá thấp, đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho công tác PCCCR của huyện Chi lăng được thuận lợi hơn.
36
Ngoài ra còn có hệ thống các suối; mật độ suối trung bình khoảng 1 km2 có 2 km suối; các suối này có nước quanh năm, lưu lượng nước nhiều nhất vào mùa mưa. Tuy nhiên, do địa hình độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn và có núi đá vôi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên nên tài nguyên nước phân bố không đều cho từng khu vực. Do vậy, việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân tại những khu vực thiếu nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong các thung lũng, tại các khu vực núi đá vôi.
4.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội
Thông qua điều tra, thu thập số liệu về điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn, phỏng vấn các hộ dân ở các khu vực thường xảy ra cháy rừng trong những năm qua, đề tài đã phân tích những thuận lợi và khó khăn liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, kết quả như sau:
4.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế
- Huyện Chi Lăng có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, thích hợp với phát triển trồng rau, hoa cao cấp và cây ăn quả. Điều này làm giảm áp lực vào công tác bảo vệ rừng đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Nguồn thu nhập của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chính từ sản xuất nông lâm nghiệp, lâm sản phụ dưới tán rừng là thảo quả và từ các dịch vụ du lịch, do đó gây áp lực không nhỏ đến công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
4.1.2.2. Phân bố dân cư, dân tộc, lao động
Lực lượng lao động khá dồi dào với 76.110 người; Có 3 dân tộc Nùng, Tày, Kinh cùng chung sống, trong đó dân tộc Nùng chiếm 48,9 %, dân tộc Tày chiếm 34%, dân tộc Kinh chiếm 16% và các dân tộc khác chiếm 1,1%. Các dân tộc sinh sống theo vùng sinh thái khác nhau, phong tục tập quán cúng rừng ăn thề bảo vệ rừng hàng năm được tổ chức vào mùa xuân, là điều kiện tốt để phát huy bản sắc và tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu nơi cao, khó khăn hiểm trở.
Địa hình lại chia cắt mạnh, các khu vực có rừng lại ở xa khu dân cư do đó khó khăn
37
cho việc phát hiện sớm cháy rừng cũng như việc tuần tra kiểm soát, tiếp cận đám cháy, huy động lực lượng, phương tiện và chỉ huy chữa cháy; Lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp, thiếu việc làm, do đó lực lượng này tìm kiếm thu nhập bằng cách tác động vào rừng; Còn có nhiều phong tục tập quán sản xuất lạc hậu như thả rông gia súc, sản xuất nương rẫy quảng canh, luân canh còn phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân dễ sảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm rừng, làm suy giảm về diện tích, nguồn tài nguyên và suy thoái đất đai.
4.1.2.3. Yếu tố xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, hệ thống giáo dục ngày càng được chuẩn hóa, trình độ nhận thức ngày một được nâng lên, áp lực về rừng ngày càng giảm; Được sự quan tâm của trung ương, tỉnh, huyện và các tổ chức quốc tế cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đầu tư cho việc ổn định sắp xếp dân cư, sinh kế cho người dân địa phương để tránh áp lực vào rừng.
Cơ sở vật chất của ngành giáo dục của huyện và các xã vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, trang thiết bị cung cấp cho các trường còn thiếu và lạc hậu; đội ngũ giáo viên giỏi, có chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề còn ít do đó chất lượng đào tạo chưa cao. Dẫn đến trình độ dân trí của một bộ phận dân cư còn thấp nhất là ở phụ nữ, trẻ em nhiều người còn chưa biết tiếng phổ thông, chưa hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
4.1.3. Những khó khăn trong yếu tố điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có ảnh hưởng như thế nào tới công tác phòng cháy chữa cháy rừng
4.1.3.1. Về điều kiện tự nhiên
Qua khảo sát, đánh giá các yếu tố tự nhiên tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng sơn cho thấy có những yếu tố thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của huyện.
Gió mùa đông bắc ảnh hưởng từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm thường có những đợt gió tây khô nóng có thể gây hạn kéo dài. Đây là thời điểm nguy cơ cháy rừng xảy ra cao; Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất
38
thường và biến đổi theo mùa. Vào mùa khô các suối thường cạn, do đó khó khăn cho công tác đi lại và cung cấp nước cho công tác chữa cháy rừng khi có cháy xảy ra.
Ngoài ra còn có hệ thống các suối; mật độ suối trung bình khoảng 1 km2 có 2 km suối; các suối này có nước quanh năm, lưu lượng nước nhiều nhất vào mùa mưa. Tuy nhiên, do địa hình độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn và có núi đá vôi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên nên tài nguyên nước phân bố không đều cho từng khu vực. Do vậy, việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân tại những khu vực thiếu nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong các thung lũng, tại các khu vực núi đá vôi.
Nguy cơ cháy rừng có liên quan chặt chẽ đến điều kiện khí hậu, thời tiết hanh khô kéo dài, độ ẩm không khí càng cao, lượng mưa thấp thì càng dễ xảy ra cháy rừng. Địa hình đồi núi rộng, các điểm cháy xa khu dân cư, 1 bên là dãy núi đá có địa hình hiểm trở, 1 bên là đồi núi đất có địa hình dốc Nhiệt độ trung bình ở huyện Chi Lăng cao nhất là khoảng từ tháng 4 đến tháng 9.
Đây là thời điểm nắng nóng kéo dài, thời tiết hanh khô, số ngày nắng nhiều, số giờ nắng nhiều, nhiều nơi có thể bị hạn hán kéo dài. Đây là thời điểm rất dễ xảy ra cháy rừng.
Độ ẩm tương đối bình quân cả năm thường là 79,3-80,8%, nhìn chung ảm độ không khí bình quân chung tại địa bàn nghiên cứu cũng không quá thấp, đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho công tác PCCCR của huyện Chi lăng được thuận lợi hơn.
4.1.3.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Chi lăng có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, các đền chùa, di tích lịch sử gắn liền với địa phương, khí hậu thổ nhưỡng thích hợp với phát triển trồng Na, rau, hoa cao cấp và trồng thuốc lá, cây ăn quả. Điều này làm giảm áp lực vào công tác bảo vệ rừng đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy
39
rừng. Tuy nhiên, nguồn thu nhập của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chính vẫn là từ sản xuất nông lâm nghiệp, gắn liền các khu vực gần rừng, thậm trí ở hẳn trong rừng, nhặt hái lâm sản phụ dưới tán rừng là thảo quả và từ các dịch vụ du lịch, do đó gây áp lực không nhỏ đến công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Lực lượng lao động huyện Chi Lăng. Các dân tộc sinh sống theo vùng sinh thái khác nhau về phong tục tập quán do dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu nơi nơi cao, khó khăn hiểm trở. Địa hình lại chia cắt mạnh, các khu vực có rừng lại ở xa khu dân cư do đó khó khăn cho việc phát hiện sớm cháy rừng cũng như việc tuần tra kiểm soát, tiếp cận đám cháy, huy động lực lượng, phương tiện và chỉ huy chữa cháy; Lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp, thiếu việc làm, do đó lực lượng này tìm kiếm thu nhập bằng cách tác động vào rừng; Còn có nhiều phong tục tập quán sản xuất lạc hậu như thả rông gia súc, sản xuất nương rẫy quảng canh, luân canh còn phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân dễ sảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm rừng, làm suy giảm về diện tích, nguồn tài nguyên và suy thoái đất đai.
Nguy cơ cháy rừng có liên quan chặt chẽ đến điều kiện khí hậu, thời tiết hanh khô kéo dài, độ ẩm không khí càng cao, lượng mưa thấp thì càng dễ xảy ra cháy rừng. Địa hình đồi núi rộng, các điểm cháy xa khu dân cư, 1 bên là dãy núi đá có địa hình hiểm trở, 1 bên là đồi núi đất có địa hình dốc Nhiệt độ trung bình ở huyện Chi Lăng cao nhất là khoảng từ tháng 4 đến tháng 9.
Đây là thời điểm nắng nóng kéo dài, thời tiết hanh khô, số ngày nắng nhiều, số giờ nắng nhiều, nhiều nơi có thể bị hạn hán kéo dài. Đây là thời điểm rất dễ xảy ra cháy rừng.
Độ ẩm tương đối bình quân cả năm thường là 79,3-80,8%, nhìn chung ảm độ không khí bình quân chung tại địa bàn nghiên cứu cũng không quá
40
thấp, đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho công tác PCCCR của huyện Chi lăng được thuận lợi hơn.
4.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình cháy rừng tại huyện Chi Lăng giai đoạn năm 2019 - 2022
Căn cứ kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp của Hạt Kiểm lâm huyện Chi Lăng, hiện trạng rừng của huyện được tổng hợp trong bảng 4.5 sau:
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất rừng tại khu vực nghiên cứu (2019-2022)
Năm Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Năm 2019
Tổng diện tích rừng 33.110,97 100
- Rừng tự nhiên 18.728,89 56,57
- Rừng trồng 11.469,60 34,64
- Diện tích trồng chưa thành rừng 2.912,48 8,79 Chia theo mục đích sử dụng
- Rừng đặc dụng 237,72 0,72
- Rừng phòng hộ 5.882,81 17,77
- Rừng sản xuất 24.077,96 72,71
- Diện tích khác 2.912,48 8,8
Năm 2020
Tổng diện tích rừng 33.111,0 100
- Rừng tự nhiên 18.728,9 56,56
- Rừng trồng 11.469,6 34,64
- Diện tích trồng chưa thành rừng 2.912,5 8,8
Chia theo mục đích sử dụng
- Rừng đặc dụng 237,7 0,72
- Rừng phòng hộ 5.882,8 17,77
- Rừng sản xuất 24.078,0 72,71
- Diện tích khác 2.912,5 8,8
Năm 2021
Tổng diện tích rừng 38.674,22 100
- Rừng tự nhiên 20.375,49 52,68
- Rừng trồng 13.629,24 35,24
- Diện tích trồng chưa thành rừng 4.669,49 12,08