Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 79 - 85)

4.6.1. Tuyên truyn, giáo dc, vn động nhân dân trong PCCCR

Tuyên truyền giáo dục là biện pháp hàng đầu trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác BVR, PCCCR. Do vậy phải được làm thường xuyên và liên tục có trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình thức phong phú, sâu rộng trong nhân dân.

Nội dung tuyên truyền:

68

- Các văn bản pháp luật của Nhà nước về bảo vệ rừng, PCCCR (Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản dưới luật...) với nhiều hình thức như trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Đài phát thanh - Truyền hình); in các ấn phẩm, tờ rơi về PCCCR, biên soạn các tài liệu ngắn gọn mở cuộc thi tìm hiểu (Luật Luật Lâm nghiệp) ở các xã... Xây dựng các bảng tin, biển báo và xây dựng quy ước bảo vệ rừng ở các thôn, bản tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Đi đôi với tuyên truyền cần tổ chức tốt việc tập huấn, học tập nghiệp vụ nhằm nâng cao nghiệp vụ PCCCR và bảo vệ rừng.

- Biên tập và in ấn áp phích, tờ rơi với các nội dung về bảo vệ rừng và PCCCR, quy trình về sản xuất nương rẫy, những quy định sử dụng lửa...phát đến các hộ gia đình đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa ở các vùng trọng điểm PCCCR.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, tăng cường phát bản tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng, đảm bảo công tác dự báo và phát huy hiệu quả của biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng nhằm nâng cao cảnh giác của nhân dân về nguy cơ cháy rừng tại địa phương.

- Tổ chức tập huấn, diễn tập, giả định các tình huống cháy rừng xayy ra tại các khu vực trọng điểm để trang bị kiến thức và kỹ năng áp dụng thực tiễn trong công tác chỉ đạo, điều hành chỉ huy, huy động lực lượng chữa cháy rừng. Đồng thời thống nhất sự chỉ đạo việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, chính quyền địa phương các xã và Tổ đội quần chúng BVR tham gia tham gia chữa cháy khi cháy rừng xảy ra trên địa bàn.

- Thông tin cảnh báo về cháy rừng: Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên cung cấp kết quả chữa cháy rừng hàng ngày dự báo về khả năng xuất hiện cháy rừng cho từng xã, từng khu vực, thông báo kịp thời để chính quyền và nhân dân các xã, cơ quan, trường học, đơn vị đóng trên địa bàn biết được mức độ và khả năng xuất hiện cháy rừng theo từng cấp. Để cho toàn thể cộng đồng nâng cao cảnh giác và chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy rừng. Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên phải chuyển thông tin về cấp dự báo cháy rừng lên biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng.

69

4.6.2. Gii pháp v th chế - chính sách

Việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng của huyện Chi Lăng cần phải quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan; trong thiết kế trồng rừng khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng phải thực hiện nghiêm túc quy định về PCCCR.

Đối với kinh phí chi trả công cho người tham gia chữa cháy, ngoài việc chi trả theo quy định chung của UBND tỉnh Lạng Sơn, Huyện Chi Lăng cần xây dựng quỹ kinh phí và cơ chế quản lý riêng cho việc chi trả, bồi dưỡng, động viên khích lệ những người tham gia PCCCR trên địa bàn các xã được giao quản lý.

Xây dựng điều chỉnh bổ sung Quy ước bảo vệ rừng ở các thôn bản đã được xây dựng những năm trước, trong đó bổ sung thêm nội dung về công tác PCCCR, phạm vi, đối tượng và hình thức xử lý đối với những người gây cháy rừng.

4.6.3. V công tác t chc

- Huyện Chi Lăng triển khai và thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Quyết định, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của các ban ngành trong tỉnh về công tác PCCCR, chống chặt phá rừng và chống người thi hành công vụ; xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện.

- Thiết lập hệ thống tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đồng bộ, thống nhất từ Văn phòng BCĐ Huyện Chi Lăng đến Hạt Kiểm lâm và UBND các xã để chỉ huy và tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng một cách có hiệu quả.

- Tổ chức xây dựng và thực hiện phương án PCCCR theo giai đoạn và hàng năm đều phải điều chỉnh bổ sung phương án cho phù hợp sát với tình hình thực tế tại địa phương. Trong đó, Kiểm lâm Huyện Chi Lăng là lực lượng nòng cốt hướng dẫn các xã xây dựng và tổ chức thực hiện. Chủ động trong công tác PCCCR để hạn chế thấp nhất số vụ, diện tích và tài nguyên rừng bị thiệt hại do cháy gây ra.

- Huyện Chi Lăng xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các lực lượng trên địa bàn; quy chế giữa các vùng giáp ranh với các huyện trong tỉnh và tỉnh Lạng Sơn trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện phương án PCCCR, trực cháy trong mùa khô hanh của các trạm chốt bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng.

70

- Quản lý chặt chẽ người ra vào rừng, khách du lịch; chuẩn bị tốt cơ sở vật, chất, trang thiết bị, trực sẵn sàng chữa cháy khi vào những ngày hanh khô nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng cao.

4.6.4. Xây dng các công trình phòng cháy, trang thiết b cha cháy rng

- Hệ thống các bảng biển được xây dựng và lắp đặt ở những khu rừng tự nhiên và rừng trồng tập trung có nguy cơ cháy cao; bảng tin ghi nội dung các quy định, biện pháp phòng cháy rừng để chủ rừng cũng như toàn dân trong khu vực chủ động triển khai các biện pháp; biển cấm lửa: nghiêm cấm sử dụng lửa trong khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng.

- Xây dựng hệ thống chòi canh lửa để phát hiện sớm các điểm cháy rừng để kịp thời xử lý, dập tắt đám cháy giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất; đồng thời còn là phương tiện để quản lý, ngăn chặn và giám sát mọi người vào rừng trong thời gian cao điểm của cháy rừng.

- Đầu tư xây dựng thêm các tuyến đường tuần tra bảo vệ rừng kết hợp với PCCCR; mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, hệ thống phát hiện sớm điểm cháy.

4.6.5. Gii pháp v k thut

(1) Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm dễ cháy

Căn cứ vào hiện trạng rừng, thảm thực vật rừng, vật liệu cháy, đặc điểm địa hình, phân bố dân cư, khí hậu, thời tiết của từng khu vực để xác định, xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừngmột cách chính xác theo sự biến động của diện tích rừng hàng năm.

Ứng với mỗi vùng trọng điểm cháy, cần nghiên cứu đề xuất được phương án chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ) đảm bảo chữa cháy kịp thời hiệu quả giảm thiệt hại tài nguyên rừng đến mức thấp nhật.

(2) Dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng

Hiện tại Huyện Chi Lăng đang sử dụng hệ thống dữ liệu đo khí tượng đặt tại Trung tâm huyện. Chi cục Kiểm lâm sẽ tính toán cấp dự báo và thông tin đến chính quyền địa phương và chủ rừng trên địa bàn. Do với 4 xã của VQG có những đặc thù nhất định về điều kiện khí tượng nên việc đầu tư hệ thống dự báo, cảnh báo nguy cơ

71

cháy rừng tại 4 xã của Huyện Chi Lăng là hết sức cần thiết. Khi đó Huyện Chi Lăng sẽ chủ động trong việc cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng và đề ra các biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện với từng cấp dự báo.

(3) Trồng rừng hỗn giao với các loài cây chịu lửa.

Đây là phương pháp trồng loại cây trồng chính nhơ Keo; mỡ; thông kết hợp với các loài cây bản địa khác có khả năng chịu lửa cao như Tống quá sủ, Vối thuốc, Tai chua, Dọc, Máu chó lá to, Vạng trứng…, nhằm hạn chế tối đa cháy rừng ở diện tích rừng trồng, phương pháp là trồng hỗn giao, theo băng. Biện pháp này có tác dụng hạn chế được cháy lan, giảm xói mòn đất đồng thời còn sử dụng đường ranh giới rừng của các chủ rừng. Hạn chế trồng rừng thuần loài bằng các loài cây dẽ cháy như Thông, Keo.

(4) Xây dựng đường băng xanh, băng trắng cản lửa: Cần tiếp tục đầu tư kinh phí và nhân lực để xây dựng thêm các đường băng xanh cản lửa ở các vùng rừng có nguy cơ cháy cao. Vì hiện nay toàn huyện mới chỉ có 3,7km đường băng xanh là quá ít. Mặt khác trước mùa cháy rừng cần kiểm tra và phát dọn, thu gom các vật liệu dễ bén lửa xung quang các đường băng này để phát huy hiệu quả. Tận dụng các đường mòn, khe suối để mở rộng đường băng trắng.

(5) Chủ động giảm bớt vật liệu cháy trước mùa cháy rừng.

Đây là biện pháp rất cần thiết để giảm nguy cơ cháy rừng, trước khi bước vào khoảng thời gian hanh khô của mùa cháy rừng cần tập trung nhân lực thu gom VLC dưới tán rừng hoặc gần bìa rừng hay khu canh tác nông nghiệp của người dân ra xa bìa rừng để đốt trước có người canh gác để phòng cháy lan vào rừng.

(6) Tu bổ nạo vét kênh mương, phai đập để dự trữ nước. Kiểm tra, vận hành thử máy móc và trang thiết bị, cần thiết phải sửa chữa, thay thế và bổ sung cái mới.

4.6.6. Gii pháp kinh tế xã hi

- Từ các kết quả điều tra, phân tích số liệu, tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến cháy rừng; Đề tài xác định mấu chốt của vấn đề nghiên cứu là phải giải quyết bài toán về việc phải gắn được người dân vào thực hiện công tác phòng cháy rừng, muốn vậy phải làm cho họ ổn định được đời sống bằng việc trang bị về nhận thức, kiến thức, tư liệu sản xuất và phải có thu nhập ổn định bằng chính lao động nghề rừng tại địa phương, những biện pháp cụ thể đó là:

72

- Tập trung giải quyết dứt điểm các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; Thu hồi những diện tích đất của các tổ chức sản xuất không hiệu quả, nằm liền kề Huyện Chi Lăng và giao lại cho nhân dân để quản lý, sử dụng ổn định lâu dài, đặc biệt là đối với các hộ dân chưa được giao đất giao rừng.

- Cần đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế như: Chuyển giao hướng dẫn xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp tiên tiến, hỗ trợ về cây giống, con giống cho người dân,… phát triển kinh tế trang trại nhằm cải thiện đời sống cho người dân, giảm áp lực vào tài nguyên rừng thông qua các dự án đầu tư, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng,...

- Tận dụng tiềm năng sẵn có về giá trị đa dạng sinh học của Huyện Chi Lăng, nhiều loài động thực vật quý hiếm và sinh cảnh đẹp để xây dựng và đẩy mạnh hoạt động quảng bá phát triển du lịch sinh thái, trong đó cần đặc biệt chú ý tới sự tham gia của người dân địa phương với các phong tục tập quán đặc sắc bản địa. Việc thực hiện phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của người dân rất có ý nghĩa đối với công tác bảo tồn, nó không chỉ mang lại nguồn lợi về kinh tế cho người dân mà thông qua đó còn nâng cao nhận thức của người dân đối với rừng, giúp họ gắn bó với rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng tới tận thôn bản, xây dựng mối quan hệ tích cực với cộng đồng và kí các cam kết, hương ước tham gia bảo vệ rừng của người dân.

- Thắt chặt mối quan hệ và phát huy vai trò của các bên liên quan trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng như: Lực lượng kiểm lâm, chính quyền các xã, thôn bản, tổ chức, chủ rừng.

- Xây dựng cơ chế hưởng lợi phù hợp đối với cộng đồng người dân địa phương trong việc tham gia công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, nhận đất nhận rừng khoanh nuôi bảo vệ, trồng rừng.

73

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)