Một số nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên hoại nhang,, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 30 - 33)

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Nghiên cứu về cầu trúc và tái sinh rừng

1.2.3. Một số nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang

Ngay từ ngày thành lập, năm 1993, bên cạnh việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thực, động vật rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên các hoạt

19

động nghiên cứu khoa học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên cũng đã được tiến hành.

Hướng nghiên cứu và các nội dung được tập trung vào những lĩnh vực sau:

Sở Tài nguyên và Môi trường Thủ đô Viêng Chăn và Cục Lâm nghiệp , (2010), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây như: Trâm vối, Sâng, Chặc kế, Dui, Phay, Chò chỉ, Gỗ đỏ, Giáng hương, Sau sau, Gụ mật, Gõ đổ, Bằng lăng, v.v. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, số loài cây nghiên cứu sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiệp lập địa tại khu vực nghiên cứu.

Metmany Soukhavonget al,., (2013), nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm cấu trúc rừng ở khu vực bản Ban Hat Khai, Khu Bảo tồn thiên nhiên theo một hợp phần dự án điều tra được tài trợ bởi Dự án IRD-FOF. Kết quả nghiên cứu, tác giả đã nghi nhận khu vực nghiên cứu số loài thực vật phân bố tự nhiên cao, 145 loài, thuộc 62 họ. Thành phần loài thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae) là những loài chiếm ưu thế tại khu vực. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ đại diện cho một khu vực nhỏ trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Quốc gia, không mang tính đại diện về đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng.

Khamvongsa Southin, (2014), Nghiên cứu thực trạng lâm sản ngoài gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên. Kết quả nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đã nghi nhận được 165 loài, 6l họ và 03 ngành thực vật cho LSNG. Trong đó, ngành Hạt kín (Angiospermatophya) là ngành có sự đa dạng về số loài nhiều nhất với 95,7% tổng số loài thực vật cho LSNG ghi nhận được trong đợt điều tra. Dạng sống của các loài thực vật cho LSNG được chia ra 4 dạng cơ bản là: dạng thân gỗ, thân thảo, dây leo và thân bụi.

Trong số đó, dạng sống thân gỗ và thân thảo là đặc trưng của khu vực (cả hai dạng sống này chiếm 76,9% tông số loài thực vật cho LSNG điều tra được).

Hiện tại, cộng đồng địa phương tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang đang sử dụng LSNG theo các mục đích: làm dược liệu, làm cảnh, rau ăn, đồ gia dụng, gia vị, nhựa, sợi, tinh dầu. Trong đó, thực vật sử dụng vào mục đích

dược liệu là chủ yếu với 100 loài (chiếm 60,6% tổng số loài được ghi nhận).

Các bộ phận được sử dụng khá đa dạng gồm cả thân, lá, nhựa, củ, quả.

Saokanya SILAPHET, (2015), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số trạng thái rừng tại Khu Bảo tồn Hoại Nhang, thủ đô Viêng Chăn, đã kết luận: Mật độ trung bình của khu vực nghiên cứu là 400 cây/ha.

Đường kính dao động từ 20,2cm đến 33,0cm; trung bình là 26,8cm. Chiều cao dao động từ 14,0m đến 18,9m; trung bình là 16,5m. Tổng tiết diện ngang trung bình là 23,2 m2/ha. Trữ lượng gỗ tăng dần từ trạng thái IIIA2 -> IIIA3 -> IIIB. Trữ lượng trung bình của khu vực nghiên cứu là 177,7 m3/ha. Trạng thái IIIB có trữ lượng cao nhất đạt mức giàu, trạng thái IIIA3 có trữ lượng đạt mức trung bình, trạng thái IIIA2 có trữ lượng chỉ đạt mức nghèo.

Tổ thành cây tái sinh: số loài tham gia công thức tổ thành từ 2 đến 6 loài. Các loài cây chủ yếu trong công thức tổ thành là: Thị hồng, Hoàng lan, Dẻ, Gõ đỏ, Dầu, Trôm hôi…. Hầu hết trên các OTC nghiên cứu có sự khác nhau về số loài tham gia công thức tổ thành giữa tầng cây cao so với tầng cây tái sinh. Đặc biệt là có sự khác nhau về loài ưu thế giữa hai tầng.

* Mối liên hệ giữa tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh: tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh có quan hệ ngẫu nhiên. Ngoài các loài cùng tham gia công thức tổ thành thì tầng cây tái sinh còn xuất hiện một số loài mới so với tầng cây mẹ. Sự xuất hiện loài mới ở tầng cây tái sinh góp phần tạo nên sự đa dạng về thành phần loài cây.

* Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng: trạng thái rừng IIIA3 có mật độ cây tái sinh lớn nhất bình quân 11147 cây/ha và thấp nhất là trạng thái IIIA2 bình quân 10053 cây/ha. Nhìn chung mật độ cây tái sinh chung bình quân của các trạng thái rừng có sự chênh lệch không nhiều. Mật độ cây tái sinh triển vọng tương đối cao hầu hết đều đạt trên 1000cây/ha. Mật độ cây tái sinh triển vọng cao nhất tại trạng thái IIIA2 bình quân 2209cây/ha và thấp nhất là trạng thái IIIB.

21

- Phẩm chất: cây tái sinh có phẩm chất trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là phẩm chất cây tái sinh xấu. Cây tái sinh có phẩm chất tốt và trung bình chiếm tỷ lệ cao sẽ là nguồn cây tái sinh triển vọng trở thành thế hệ rừng tương lai.

-Nguồn gốc: cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm số lượng lớn trên 90%.

Phiapalath, P et al (2018a), (2018b), cũng có những báo cáo tổng quát về đa

dạng sinh học trên các Khu Bảo tồn thiên nhiên của Lào, trong bố có Khu Bảo tồn thiên nhiên, tác giả nhận định, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang là trung tâm đa dạng bậc nhấ, được xếp vào nhóm I trong các Khu Bảo tồn thiên nhiên với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên hoại nhang,, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(203 trang)
w