Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên hoại nhang,, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 55 - 63)

Chương 2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.5. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ

Công tác chuẩn bị và chọn lọc nguồn hạt giống Gõ đỏ phục vụ cho nghiên cứu tạo cây con Gõ đỏ từ hạt được thực hiện theo các bước sau.

Bước 1. Chọn cây mẹ để lấy vật liệu làm giống:

+ Cây mẹ là các cây mẹ được phát hiện từ số liệu điều tra trên tuyến và ô tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn chọn cây mẹ là hình dạng và kích thước cây, số lượng cây mẹ tuyển chọn là 10 cây (cây mẹ theo đáp ứng về tiêu chuẩn, đường kính ngang ngực, đường kính tán đều, chiều cao vút ngọn, sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh)

+ Thu hái, bảo quản và xử lý hạt giống: hạt giống được thu hái từ các cây mẹ đã được lựa chọn tại khu BTTN Hoại Nhang vào mùa quả chín

(khoảng tháng 10 – 11 hàng năm), khi quả chuyển sang mầu nâu đen. Các cây mẹ đều có chiều cao dưới cành khoảng 6-7 mét, đường kính D1.3 đạt khoảng 25 - 35 cm, các cây mẹ đều có khả năng sinh trưởng tốt, tán đều, không sâu bệnh. Hạt được tách khỏi vỏ quả, làm sạch, phơi khô và bảo quản khô trong thùng kín để ở nhiệt độ thường. Khối lượng hạt sau khi thu hái được lấy để thực hiện các thí nghiệm về kỹ thuật hạt giống và kỹ thuật tạo cây giống bằng hạt. Bước 2. Xác định các chỉ tiêu ban đầu của hạt trước khi gieo ươm.

+ Độ thuần hạt giống được xác định theo công thức:

R (%) =x 100

Với n: khối lượng hạt sạch; N: tổng khối lượng hạt đem kiểm tra

+ Khối lượng 1000 hạt G =

Trong đó: g1, g2, g3, g4, g5 là khối lượng (kg) của từng lô mẫu 100 hạt (i). Thí nghiệm 1. Nghiên cứu kỹ thuật xử lý hạt với nước ở các nhiệt độ khác nhau

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 3 công thức, cụ thể như sau:

+ N1: Ngâm nước ở nhiệt độ thường trong 12 giờ;

+ N2: Ngâm nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong 12 giờ;

+ N3: Ngâm nước nóng (3 sôi, 2 lạnh) trong 12 giờ.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện trong phần phụ lục (phụ lục 2.1).

Hạt giống sử dụng làm thí nghiệm được mài một phần vỏ để hỗ trợ sự thấm nước, sau khi ngâm nước đủ thời gian hạt được vớt ra rửa sạch, đặt vào khay ươm có cát sạch, ẩm. Khoảng cách giữa các hạt đều nhau, sao cho các hạt khi nảy mầm không chạm vào nhau. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại (12 khối), mỗi lần lặp bố trí 100 hạt. Các công thức thí nghiệm có cùng chế độ tiếp ẩm, đặt trong nhà lưới có mái che.

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành vào tháng 3 năm 2017, tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp

- Thu thập số liệu: Sự nảy mầm của hạt được quan sát hàng ngày vào cùng thời điểm (7 giờ sáng hàng ngày), các chỉ tiêu quan sát nảy mầm được ghi vào mẫu biểu (mẫu biểu trong phần phục lục: Phụ lục 2.2).

- Xử lý số liệu: Các chỉ tiêu nảy mầm của hạt được tính như sau:

+ Tỷ lệ nảy mầm (A) tính theo công thức: A (%) = n/N*100 Trong đó n là tổng số hạt nảy mầm; N: tổng số hạt đem xử lý.

+ Thế nảy mầm (B) tính theo công thức: B (%) = n1/N*100 Trong đó n1: tổng số hạt nảy mầm trong 1/3 thời gian đầu của quá trình theo dõi; N: tổng số hạt đem xử lý.

44

(ii). Thí nghiệm 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí với 4 công thức che sáng, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại (12 khối thí nghiệm). Dàn che ánh sáng bằng phên nứa đan với khoảng cách và kích thước của các nan nứa trên phên được tính toán theo công thức thực nghiệm của Nguyễn Hữu Thước và Cs (1966). Các công thức che sáng được bố trí cụ thể như sau:

+ ĐC: không che sáng;

+ CS1: che sáng 25%;

+ CS2: che sáng 50%;

+ CS3: che sáng 75%.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện trong phần phụ lục (phụ lục 3.1).

Sau khi hạt nảy mầm (hạt mầm được tuyển chọn từ thí nghiệm 1), lựa chọn những hạt có rễ trắng dài từ 0,5 - 1 cm cấy vào bầu đất đã được xử lý bằng dung dịch Benlat (0,5%) trước 24h và xếp thành từng lô trong nhà lưới, mỗi lô là một lần lặp, mỗi lần lặp gồm 50 bầu có hạt, các công thức thí nghiệm có cùng chế độ chăm sóc.

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành vào tháng 3 đến tháng 6 năm 2017, tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp

- Thu thập số liệu: Số liệu được thu thập 1 lần sau 3 tháng (tháng 6) gồm các chỉ tiêu sau: tỷ lệ sống (TLS), chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính gốc (D00). Số liệu về tỷ lệ sống được thu thập từ 50 bầu có hạt ban đầu, chọn ngẫu nhiên 33 cây sống trong số 50 bầu để thu thập số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng gồm (Hvn) và (D00), các chỉ tiêu thu thập được ghi vào mẫu biểu (mẫu biểu trong phần phục lục: Phụ lục 3.2).

- Xử lý số liệu: các đặc trưng mẫu và các tiêu chuẩn thống kê được thực hiện theo qui trình tính toán trên phần mềm Excel, theo phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Hải Tuất và Cs, 2005; 2006).

(iii). Thí nghiệm 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng phân bón NPK đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí thành 4 công thức, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại (12 khối), cụ thể như sau:

+ ĐC: không bón phân;

+ PG1: nồng độ 1% (20g NPK/2 lít/100 bầu);

+ PG2: nồng độ 2% (40g NPK/2 lít/100 bầu);

+ PG3: nồng độ 3% (60g NPK/2 lít/100 bầu).

Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện trong phần phụ lục (phụ lục 4.1).

Cây con có bầu, không che sáng, tưới nước thường, sau 15 ngày khi đã ra lá thật được lựa chọn ngẫu nhiên để làm thí nghiệm. Mỗi lần lặp gồm 50 cây con có bầu xếp thành một lô, phân NPK hoà tan trong nước theo tỷ lệ của từng công thức thí nghiệm, tưới vào lần tưới cuối cùng trong ngày, định kỳ 7 ngày một lần cho đến khi kết thúc thí nghiệm.

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành vào tháng 3 đến tháng 6 năm 2017, tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp (đồng thời cùng thí nghiệm 2)

- Thu thập số liệu: Số liệu được thu thập 1 lần sau 3 tháng gồm các chỉ tiêu sau: tỷ lệ sống (TLS), chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính gốc (D00).

Số liệu về tỷ lệ sống được thu thập từ 50 cây con có bầu ban đầu, sau đó chọn ngẫu nhiên 33 cây sống trong số 50 bầu ban đầu để thu thập số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng gồm (Hvn) và (D00), các chỉ tiêu thu thập được ghi vào mẫu biểu (mẫu biểu trong phần phục lục: Phụ lục 4.2).

- Xử lý số liệu: các đặc trưng mẫu và các tiêu chuẩn thống kê được thực hiện theo qui trình tính toán trên phần mềm Excel, theo phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Hải Tuất và Cs, 2005; 2006).

2.3.5.2. Phương pháp nghiên cứu nhân giống bằng hom

Công tác chuẩn bị vật liệu, giá thể và chọn tuyển chọn hom Gõ đỏ phục vụ cho nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau.

46

Bước 1. Thu mẫu và bảo quản vật liệu:

Vật liệu dùng để giâm hom được lấy từ 10 cây mẹ đã chọn, cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, cắt các cành bánh tẻ, sau đó quấn cành trong vải ẩm, để trong thùng xốp đậy kín và vận chuyển về vườn ươm.

Bước 2. Chuẩn bị các điều kiện giâm hom

Chuẩn bị hom: Hom được cắt từ cành bánh tẻ vào buổi sáng, dùng dao sắc cắt vát 450, mặt cắt phía gốc cách chồi ngủ ít nhất 1,5 - 2 cm, kích thước hom từ 13 - 15 cm, có ít nhất 2 chồi ngủ, nên dùng dao hoặc kéo sắc cắt thật phẳng mặt cắt, tránh dập nát, trầy xước, có thể cắt bớt 2/3 diện tích lá để hạn chế thoát hơi nước.

Sau khi cắt, hom được ngâm vào chậu nước sạch, sau đó xử lý nấm bằng dung dịch benlat 0,5% trong 15 phút (cho các thí nghiệm nghiên cứu).

(i). Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại chất kích thích ra rễ với 2 nồng độ khác nhau đến sự hình thành câyhom Gỗ đỏ

Phần gốc của hom (1cm) được ngâm với 2 loại chất kích thích ra rễ riêng biệt: chất IBA và NAA với 2 nồng độ 300 – 1.500ppm. Thời gian xử lý đối với 2 chất và 2 loại nồng độ như nhau, trong 3 phút.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí thành 5 công thức, mỗi công thức gồm 90 hom (30 hom x 3 lần lặp), bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại (15 khối), cụ thể như sau:

CTĐC: Công thức đối chứng (không xử lý chất kích thích ra rễ)

CT2IBA 300: Công thức xử lý chất IBA với nồng độ 300ppm

CT3IBA 1500: Công thức xử lý chất IBA với nồng độ 1500ppm

CT4NAA300: Công thức xử lý chất NAA với nồng độ 300ppm

CT5NAA 1500: Công thức xử lý chất NAA với nồng độ 1500ppm Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện trong phần phụ lục (phụ lục 5)

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành vào tháng 3 đến tháng 6 năm 2017, tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp (đồng thời cùng thí nghiệm 2, 3)

- Thu thập số liệu

Các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành theo dõi và thu thập định kỳ như sau:

(1). Ảnh hưởng của 2 chất kích thích và 2 cấp nồng độ của chúng đến tỷ lệ sống, tỷ lệ ra chồi, số lượng chồi của hom

Số liệu theo dõi và đo đếm định kỳ về tỷ lệ hom sống, hom ra chồi và số lượng chồi trên các công thức thí nghiệm được ghi vào bảng (phụ bảng 2.5)

(2). Ảnh hưởng của 2 chất kích thích và 2 cấp nồng độ của chúng đến khả năng ra rễ

Sau 75 ngày thí nghiệm, tiến hành kiểm tra, đo, đếm bộ rễ của hom cho thấy, ở phần lớn các công thức thí nghiệm đã ra rễ cấp 2, số lượng rễ trên hom nhiều nên chỉ đếm rễ cấp 1. Số liệu thu thập được ghi vào bảng (phụ bảng 2.6) (ii). Thí nghiệm 5. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý đến sự hình thành cây hom

Kế thừa các kết quả nghiên cứu về chất kích thích (thí nghiệm 4), chất kích thích IBA cho kết quả về sự hình thành cây hom Gõ đỏ tốt hơn chất NAA. Đề tài tiến hành thực nghiện sử dụng chất IBA ở 3 cấp nồng độ khác nhau theo 3 cấp thời gian ngâm chất IBA khác nhau để tìm ra nồng độ và khoảng thời gia tối ưu nhất cho nhân giống hom Gõ đỏ.

Phần gốc của hom (1cm) được ngâm với chất IBA với 3 nồng độ 500;

700 và 1000ppm. Thời gian xử lý trên cùng một nồng độ độ như nhau theo 3 khoảng thời gian khác nhau: Ngâm trong 10 phút; 20 phút và 30 phút.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí thành 10 công thức, mỗi công thức gồm 90 hom (30 hom x 3 lần lặp), bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại (30 khối), cụ thể như sau:

CTĐC: Công thức đối chứng (không xử lý chất kích thích ra rễ)

CT6IBA 500 -10phút: Công thức xử lý chất IBA với nồng độ 500ppm với 10’

CT7IBA 500 -20phút: Công thức xử lý chất IBA với nồng độ 500ppm với 20’

CT8IBA 500 -30phút: Công thức xử lý chất IBA với nồng độ 500ppm với 30’

48

CT9IBA 700 -10phút: Công thức xử lý chất IBA với nồng độ 700ppm với 10’

CT10IBA 700 -20phút: Công thức xử lý chất IBA với nồng độ 700ppm với 20’

CT11IBA 700 -30phút: Công thức xử lý chất IBA với nồng độ 700ppm với 30’

CT12IBA 1000 -10phút: Công thức xử lý chất IBA với nồng độ 1000ppm với 10’ CT13IBA 1000 -20phút: Công thức xử lý chất IBA với nồng độ 1000ppm với 20’ CT14IBA 100 -30phút: Công thức xử lý chất IBA với nồng độ 1000ppm với 30’

Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện trong phần phụ lục (phụ lục 6)

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành vào tháng 3 đến tháng 6 năm 2018, tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp (đồng nhất về thời vụ giâm so với thí nghiệm 4).

- Thu thập số liệu

Các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành theo dõi, thu thập được ghi vào mẫu bảng (phụ bảng 2.7)

(iii). Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của lọai hom đến sự hình thành cây hom Gõ đỏ

Tiến hành cắt cành bánh tẻ Gõ đỏ thành 3 loại hom (1. Hom ngọn; 2.

Hom giữa; 3. Hom gốc), chiều dài hom từ 13 - 15 cm, hom được xử lý với chất IBA, nồng độ 700 ppm.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí thành 3 công thức, mỗi công thức gồm 90 hom (30 hom x 3 lần lặp), bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại (9 khối), cụ thể như sau:

CT15homngọn: Công thức hom ngọn

CT16hom giữa: Công thức hom giữa

CT17hom gốc: Công thức hom gốc

Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện trong phần phụ lục (phụ lục 7)

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành vào tháng 3 đến tháng 6 năm 2018, tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp (đồng nhất về thời vụ giâm so với thí nghiệm 5).

- Thu thập số liệu

Các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành theo dõi, thu thập được ghi vào mẫu bảng (phụ bảng 2.8)

(iv). Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần giá thể đến sự hình thành cây hom Gõ đỏ

Trên cùng một loại hom (hom giữa) được tiến hành giâm trên 3 loại giá thể: 1. Cát sạch; 2.Trấu hun và 3. Đất tầng B, các vật liệu này đều có khả năng thoát nước, giữ ẩm, tơi xốp.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí thành 3 công thức, mỗi công thức gồm 90 hom (30 hom x 3 lần lặp), bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại (9 khối), cụ thể như sau:

CT18cát: Công thức giá thể bằng cắt

CT19trấu hun: Công thức giá thể bằng trấu hun

CT20đát B: Công thức giá thể bằng đất tầng B

Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện trong phần phụ lục (phụ lục 7)

- Thời gian: thí nghiệm được tiến hành vào tháng 3 đến tháng 6 năm 2018, tại Vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp (đồng nhất về thời vụ giâm so với thí nghiệm 5).

- Thu thập số liệu

Các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành theo dõi, thu thập được ghi vào mẫu bảng (phụ bảng 2.9)

- Chăm sóc thí nghiệm giam hom Gõ đỏ (từ thí nghiệm 4 đến thí nghiệm 7): Sau khi giâm hom tiến hành phủ nilon trắng kín toàn bộ mặt luống để giữ ẩm, tránh mất nước của hom, tưới đẫm 2 - 3 lần/ngày bằng hình thức phun sương để giữ ẩm mặt luống > 90% và cung cấp nước cho hom. Cần che sáng khu vực giâm hom bằng lưới đen. Tất cả các công thức thí nghiệm đều được tiến hành trong điều kiện nhà lưới. Thời vụ tiến hành thí nghiệm là vụ xuân.

50

- Phương pháp xử lý số liệu từ thí nghiệm 4 đến thí nghiệm 7

Sau khi thu thập, các đặc trưng mẫu và các tiêu chuẩn thống kê được thực hiện theo qui trình tính toán trên phần mềm Excel, theo phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Hải Tuất và Cs, 2005; 2006). Số liệu được phân tích bằng ANOVA (analysis of variance) để kiểm tra sự sai khác về chỉ tiêu nghiên cứu giữa các công thức thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên hoại nhang,, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(203 trang)
w