Nghiên cứu đặc điểm lâm học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên hoại nhang,, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 49 - 55)

Chương 2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4. Nghiên cứu đặc điểm lâm học

2.3.4.1. Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc rừng nơi Gõ đỏ phân bố

(i). Xác định kiểu rừng: kiểu rừng được xác định theo hệ thống phân loại qui định trong Luật Lâm nghiệp Lào 2019 của nước CHDCND Lào (hiệu lực áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2019). Theo Điều 16, khoản 7, điểm a, b, c, d, kiểu từng được phân loại dự theo 4 yếu tố (tương tự

Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT của Nước CHXHCN Việt Nam, rừng được phân loại dựa theo 4 yếu tố đó là: nguồn gốc hình thành; điều kiện lập địa;

loài cây; trữ lượng rừng (giàu, trung bình, nghèo, nghèo kiệt, chưa có trữ lượng) (ii). Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao và lớp cây tái sinh, cây bụi thảm tưởi, độ tàn che

Lập ô tiêu chuẩn nghiên cứu: Ô tiêu chuẩn nghiên cứu là OTC điển hình, có tính đại diện, hình chữ nhật với diện tích 2000m2 (40 m x 50 m), cụ thể là các ô tiêu chuẩn trên các trạng thái khác nhau, thể hiện rừng ở trạng : IIIA2; IIIA3 và IIIB để điều tra các đặc điểm khác nhau. Vị trí các OTC cách xa đường mòn ít nhất 10m, không vượt qua dông, qua khe. Trên OTC, lập 5 ODB với diện tích mỗi ODB là 25 m2 (5m x 5 m) để điều tra cây tái sinh và cây bụi, thảm tươi.

Cách lập OTC được thể hiện theo sơ đồ dưới đây.

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong OTC.

Trong đó: 1, 2, 3, 4, 5 là các ô dạng bản, có diện tích 25 m2 (5 m x 5 m)

Sau khi lập được OTC, tiến hành đóng 4 cọc gỗ tại các vị trí là 4 góc vuông và 1 cọc tại vị trí chính tâm của ô tiêu chuẩn.

Thu thập số liệu về đặc điểm cấu trúc rừng a. Tầng cây cao

- Xác định tên cây cho từng cá thể theo tên khoa học (latin), tên phổ thông Lào, tên Việt Nam (nếu có) và tên địa phương ở Lào, những loài không xác định được trực tiếp tại rừng, lấy tiêu bản để giám định tên.

- Đường kính ngang ngực (D1.3 cm) được đo bằng thước kẹp kính tại vị trí 1.3 m tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên,

38

- Chiều cao vút ngọn (Hvn m) và chiều cao dưới cành (Hdc m): được đo bằng máy đo cao laser (Nikon forest ry Pro), đo chiều cao tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên.

- Đánh giá chất lượng cây thông qua các chỉ tiêu hình thái theo 3 cấp:

Tốt (A); trung bình (B), xấu (C).

Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao được ghi theo mẫu bảng (phụ bảng 2.1).

b. Cây tái sinh

Điều tra cây tái sinh được tiến hành trên các ODB . Cây tái sinh được điều tra từ giai đoạn cây mạ đã vượt qua lớp cây bụi, thảm tươi dưới OTC cho đến giai đoạn cây tái sinh chưa tham gia vào tầng tán rừng (D1.3< 6cm).

Trong mỗi ô dạng bản cần xác định tên loài (tên phổ thông và tên địa phương), loài chưa biết được lấy tiêu bản để giám định. Đo chiều cao (Hvn) bằng sào khắc vạch có độ chính xác 0,1m. Xác định phẩm chất cho từng cây tái sinh điều tra theo 3 cấp: Tốt (A); trung bình (B), xấu (C).

Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra cây tái sinh được ghi theo mẫu bảng (phụ bảng 2.2)

c. Điều tra cây bụi, thảm tươi trên các ODB

Cây bụi, thảm tươi được điều tra trên ô dạng bản 25m2 cùng với điều tra cây tái sinh. Trên các ODB tiến hành điều tra các loài cây bụi, thảm tươi theo các tiêu chí: Tên loài chủ yếu, chiều cao bình quân, đường kính tán bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của cây bụi trên ODB. Các chỉ tiêu điều tra được ghi vào mẫu bảng (phụ bảng 2.3)

d. Xác định độ tàn che

Sử dụng phương pháp điều tra theo điểm bằng máy KB-2. Xác định độ tàn che trên mỗi OTC, xác định 100 điểm phân bố đều, nhìn vào kính của máy đo cường độ xác định độ tàn che nếu thấy tán lá tầng cây cao che kín, thì điểm đó ghi 1, nếu không có gì che lấp, ghi số 0 và nếu những điểm còn nghi ngờ thì ghi 1/2.

2.3.4.2. Nghiên cứu đặc điểm điều kiện nơi mọc

Đặc điểm đất: mỗi trạng thái rừng thu thập 01 mẫu đất tầng A và 01 mẫu đất tầng B. Mẫu đất được phân tích tại phòng thí nghiệm của Trường ĐH Lâm nghiệp với các chỉ tiêu thông dụng như pHkcl, hàm lượng mùn, N, P, K và thành phần cơ giới.

Các yếu tố về lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm , v.v được thu thập qua số liệu thống kê của Phòng Khí tượng, Thủy văn huyện Xaythany

(iii). Thời gia lập các OTC, đo đến các chỉ tiêu và lấy mẫu đất tại hiện trường Lập các OTC và tiến hành đo đếm, láy mẫu đất tại hiện trường được thực hiện trong thời gian 3 tháng: từ tháng 2 đến hết tháng 5 năm 2016.

(iv). Phương pháp xử lý số liệu về đặc điểm cấu trúc tầng cây cao và lớp cây tái sinh, cây bụi thảm tưởi, độ tàn che

Các chỉ tiêu nghiên cứu lâm học được xử lý, tính toán bằng phần mềm SPSS, Excel và các phần mềm chuyên dụng khác. Trình tự xử lý được thực thiện theo các bước dưới đây

- Tổ thành tầng cây gỗ

Sử dụng phương pháp xác định công tức tổ thành theo mức độ quan trọng (Important Value – IV %) của Daniel Marmillod:

IV%=

i

Trong đó:

IVi% là tỷ lệ tổ thành (độ quan trọng) của loài i Ni% là % theo số cây của loài i trong trạng thái rừng

Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong trạng thái rừng + Cấu trúc mật độ được xác định theo công thức.

Công thức xác định mật độ như sau:

N = ha

Trong đó:

n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ÔTC Sô: Diện tích OTC (m2)

- Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che

Cấu trúc tầng được tiến hành thông qua các phẫu đồ rừng theo phương pháp của Richards và Davis (1934).

Độ tàn che được xác định bằng phương pháp điều tra 100 điểm, công thức tính:

TC =

Với TC là độ tàn che, n1 là số điểm gặp tán lá và N là tổng số điểm tra.

- Xác định mức độ thường gặp (Mtg)

Công thức xác định mức độ thường gặp của một loài như sau:

Mtg (%) = Trong đó:

r: là số cá thể của loài i trong trạng thái rừng R:

là tổng số cá thể điều tra của trạng thái rừng.

Nếu Mtg > 50%: Rất hay gặp Mtg = 25 – 50%: Thường gặp Mtg < 25%: ít gặp

- Tổ thành cây tái sinh

Đề tài xác định tổ thành sinh rừng theo số cây, hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức:

Ni

Ki = N

Trong đó:

Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i Ni: Số lượng cá thể loài i

N: Tổng số cá thể điều tra

- Mật độ cây tái sinh:

Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:

N/ha =

Với Sdi là tổng diện tích các ÔDB điều tra tái sinh (m2) và n là số lượng cây tái sinh điều tra được.

- Chất lượng cây tái sinh:

Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình và xấu đồng thời xác định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng nhằm đánh giá một cách tổng quát tình hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu.

- Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao:

Thống kê số lượng cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao: dưới 0,5m; 0,5- 1m; 1-2m và trên 2m. Vẽ biểu đồ biểu diễn số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao.

- Xác định mạng hình phân bố cây tái sinh trên mặt đất

Sử dụng phương pháp xác định mạng hình cây tái sinh dựa vào tỷ số phương sai và trung bình số cây trên mặt đất.

(8) Sw: là sai số của đại lượng W;

S2: phương sai số cây trên OTC;

X : số cây bình quân trên OTC.

42

Đại lượng t ở công thức trên tuân theo luật phân bố t của Student Nếu│t│< tα/2: Kết luận cây tái sinh phân bố ngẫu nhiên;

Nếu t > tα/2: Kết luận cây tái sinh phân bố cụm;

Nếu t<- tα/2: Kết luận cây tái sinh phân bố đều;

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên hoại nhang,, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(203 trang)
w