Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Gõ đỏ
3.4.1. Một số giải pháp bảo tồn loài Gõ đỏ
- Sử dụng mã vạch ADN trong giám định loài và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thương mại của Gõ đỏ.
- Trong nghiên cứu phát triển nguồn gen cây Gõ đỏ cần lưu ý đến công tác quản lý giống, đặc biệt quan tâm đến nguồn gen và các yếu tố môi trường, chế độ chăm sóc cây con trong vườn ươm.
- Gõ đỏ là loài có biên độ sinh thái khá rộng, có thể trồng để phát triển rừng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm hoặc hơi khô, vị trí trồng ở chân đồi hoặc núi thấp. Gõ đỏ sinh trưởng và phát trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất nghèo dinh dưỡng, nhưng tốt nhất là đất feralit phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, đất có màu xám hoặc xám vàng có độ pHkcl trung bình.
- Trong rừng tự nhiên Gõ đỏ tái sinh tốt nhưng cây tái sinh thường có phân bố cụm, số cây lượng cây tái sinh nhiều những giảm mạnh ở cấp chiều cao lớn hơn 2m do cây non thích ứng với điều kiện ánh sáng trung bình thấp nhưng ưa sáng dần. Do đó cần có các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên phù hợp để điều tiết độ tàn che giúp cây tái sinh triển vọng có điều kiện tồn tại và phát triển tốt.
3.4. 2. Giải pháp kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ 3.4.2.1. Kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ từ hạt
- Hạt Gõ đỏ được thu hái từ cây mẹ vào thời gian quả chín từ tháng 9 đến tháng 10. Sau khi thu hái quả, tách lấy hạt rồi làm sạch sau đó tiến hành phơi hoặc xấy khô, khi phơi không để ánh nắng mặt trời chiếu trực xạ vào hạt giống. Sau khi phơi, hạt khô độ ẩm khoảng từ 7 – 10% thì có thể đem giep ươm ngay hoặc bảo quản hạt trong túi nilon buộc kín ở nhiệt độ dưới 200C trong thời gian không quá 6 tháng.
- Xử lý hạt nảy mầm băng kỹ thuật mài vỏ hạt để lộ phần nội nhũ bên trong rồi ngâm nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong thời gian 12 tiếng rồi ủ hạt trong túi vải ẩm.
- Sau khi hạt nảy mầm đem cấy vào bầu đã chuẩn bị sẵn có kích thước 10 cm, cao 14 đến 15 cam, hỗn hợp ruột bầu gồm 85% đất đồi tầng mặt trộn 12% phân chuồng hoai và 3% phân NPK.
- Bầu đã cấy hạt nảy mầm được xếp thành luống, che sáng và tưới nước hàng ngày để đảm bảo đủ ẩm cho cây con phát triển.
- Trong qua trình chăm sóc cây con giai đoạn dưới 3 tháng tuổi cần được che sáng 50%, sau 3 tháng tuổi có thế giảm tỷ lệ che sáng xuống 25%.
- Sau khi cây con được khoảng 2 tháng tuổi tiến hành bón phân NPK hoà tan trong nước theo tỷ lệ 60g NPK pha với 2 lít nước, tưới cho 100 bầu, định kỳ 7 ngày một lần.
- Cây con Gõ đỏ sau 3 tháng chăm sóc trong vườn ươm đã có thể đạt chiều cao trên 40cn, sau 6 tháng được lưu trong vườn ươm đã có thể đem
106
trồng, tuy nhiên nên sử dụng cây con từ 12 tháng tuổi trở lên để trồng rừng.
- Trong giai đoạn vườn ươm cần thường xuyên theo dõi để phòng trừ sâu, bênh hại kịp thời.
3.4.2.2. Kỹ thuật nhân giống Gõ đỏ bằng hom
- Hom Gõ đỏ được lấy từ cây mẹ bắt đầu vào tuổi thành thục, có hình thái đẹp, sinh trưởng tốt và không bị sâu bệnh.
- Cành chọn lấy hom là cành bánh tẻ, loại bỏ phần gốc cành, chỉ lấy phần giữa và ngọn cành làm hom giâm.
- Hom được cắt từ cành bánh tẻ vào buổi sáng, dùng dao sắc hoặc kéo chuyên dụng cắt vát 450 sao cho mặt cắt thật phẳng, tránh dập nát, trầy xước
- Vết cắt phía gốc cách chồi ngủ ít nhất 1,5 đến 2 cm, kích thước hom từ 13 - 15 cm, có ít nhất 2 chồi ngủ, có thể cắt bớt 2/3 diện tích các lá để hạn chế thoát hơi nước.
- Hom sau khi cắt được xứ lý bằng dung dịch IBA 700 ppm bằng cách ngâm đầu gốc của hom vào dung dịch IBA trong 10 phút.
- Giá thể giâm hom là đất đồi tầng mặt, trộn với trấu hun và cát với tỷ lệ 2:1:1, hoặc dùng 100% cát sạch.
- Hom được cắm đứng vào nền giá thể với độ sâu từ 2 đến 3 cm
- Hom được giâm trên giá thể đặt trong nhà lưới có mái che hoặc phủ nilon che bớt từ 50 đến 75% ánh sáng tự nhiên.
- Thường xuyên duy trì chế độ tưới nước để giữ độ ẩm cho hom, tưới bằng cách tưới phun 2 lần/ngày.
- Sau khi hom ra rễ, đem cấy vào bầu đã chuẩn bị sẵn có kích thước 10 cm, cao 14 đến 15 cam, hỗn hợp ruột bầu gồm 85% đất đồi tầng mặt trộn 12%
phân chuồng hoai và 3% phân NPK.
- Sau khi cấy hom vào bầu, thường xuyên duy trì chế độ tưới nước và che sáng ở giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi
Thường xuyên theo dõi cây con để phòng trừ sâu, bênh hại kịp thời
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Gõ đỏ là cây gỗ lớn, rụng lá, cao 30 - 40m, cây ra hoa vào tháng 3 đến tháng 4, quả chín vào tháng 9 đến tháng 11. Lá Gõ đỏ có tỷ lệ mô dậu/mô khuyết trung bình là 0,71, số lượng khí khổng bình quân là 602/mm2. Hàm lượng diệp lục a và b lần lượt là 6,07 và 4,35 mg/g; diệp lục tổng số là 10,42 mg/g lá tươi, tỷ lệ diệp lục a/b lại không cao chỉ khoảng 1,49. Cây con gỗ đỏ phù hợp với cường độ ánh sáng mức trung bình
Đối với gõ đỏ, ADN tổng số đã được tách chiết thành công với một sự thay đổi nhỏ trong nồng độ CTAB (4% thay vì 2%); nhân bản ba đoạn gen đặc hiệu đã được hoàn thành; lựa chọn tổ hợp hai mã vạch matK + rbcL là phù hợp để nhận biết loài Gõ đỏ. Trình tự nucleotide của matK từ loài Gõ đỏ trong nghiên cứu này được so sánh với cùng loại mã vạch matK từ 09 loài thuộc chi Afzelia trên cơ sở dữ liệu của Trung tâm thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ, điểm bắt đầu so sánh ở vị trí nucleotide thứ 450, kết quả chỉ ra 03 nucleotide sai khác ở 03 vị trí, trong đó 02 vị trí (nucleotide thứ 609 thay T bằng A và nucleotide thứ 1052 thay C bằng T) xuất hiện ở loài Afzelia quanzensis (EU361848.1) và 01 vị trí (C thay bằng A ở vị trí nucleotide 1235).
Nhìn chung khí hậu tại khu vực nghiên cứu phân chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ đầu tháng 4 và kéo đài đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Loại hình khí hậu này phù hợp với kiểu rừng nửa rụng lá, nơi có các loài đặc trưng như Gõ đỏ phân bố.
Khu vực nghiên cứu gồm 3 kiểu trạng thái rừng IIIA2, IIIA3 và IIIB.
Mật độ của Gõ đỏ ở trạng thái rừng này lần lượt là 11, 9 và 16 cây/ha. Các loài cây chủ yếu tham gia công thức tổ thành là: Bằng lăng nam bộ; Thị hồng;
Hoàng lan, Gõ đỏ; Chai, Giáng hương, Dầu, Trôm hôi.
108
Tại khu vực nghiên cứu số loài tham gia công thức tổ thành cây tái sinh từ 2 đến 6 loài. Các loài cây chủ yếu trong công thức tổ thành là Thị hồng, Đỏ ngọn, Hoàng lan, Dẻ, Gõ đỏ, Chai, Chiêu liêu khế và Trôm hôi. Các loài thực vật rừng phân bố tự nhiên trong khu bảo tồn có khả năng tái sinh tự nhiên tốt, mật độ cây tái sinh từ 10053 cây/ha đến 11147cây/ha, trong đó cây tái sinh triển vọng đạt từ 16,0% đến 21,4%. Số lượng cây tái sinh giảm khi chiều cao tăng lên, ở cấp chiều cao trên 2m mật độ cây tái sinh chỉ còn khoảng 400 đến 747 cây/ha. Mạng hình phân bố cây tái sinh trên mặt đất có dạng phân bố cụm.
Sử dụng nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh để xử lý hạt giống Gõ đỏ là phù hợp. Cây con trong vườn ươm cần được che sáng 50%, kết hợp bón phân NPK (5:10:3) với hàm lượng 60g NPK/2lít/100 bầu có tác động tích cực đến chất lượng và tỷ lệ sống của cây con.
Xử lý hom bằng chất IBA 500 ppm trong 10 phút sau 60 ngày thí nghiệm cho kết quả cao nhất. Chọn hom ngọn và hom giữa, giâm trong bầu có thành phần ruột bầu gồm đất tầng B, trấu hun và cát với tỷ lệ 2:1:1 cho hiệu quả nhân giống cao.
2. Tồn tại
Đề tài luận án còn một số hạn chế như: chưa nghiên cứu cấu trúc tuổi và các quy luật kết cấu lâm phần; Chưa xác định được nhóm loài cây đi kèm với Gõ đỏ trong tự nhiên; Chưa tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên của rừng.
3. Khuyến nghị
- Mở rộng địa điểm nghiên cứu và tăng số lượng OTC điều tra ở khu vực nghiên cứu; Nghiên cứu bổ sung cấu trúc tuổi và các quy luật kết cấu lâm phần, thành phần loài cây đi kèm với Gõ đỏ trong tự nhiên; Cần có những nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên của rừng.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
I. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Việt, Sounthone Douangmala, Phạm Quang Chung, Trần Việt Hà (2016). Thử nghiệm ba vùng AND lục lạp tiềm năng (matK, rbcL và trnH-psbA) cho nhận dạng loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib).
Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 11/2016: 94-98
2. Sounthone Douangmala, Nguyễn Văn Việt, Trần Việt Hà (2016). Nghiên cứu xác định khả năng nhân giống cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) bằng phương pháp giâm hom. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Chuyên đề giống cây trồng, vật nuôi- tập 2), 12/2016: 231-236
3. Trần Việt Hà, Lê Hồng Liên, Nguyễn Văn Việt, Sounthone Douangmala (2019). Nghiên cứu nhân giống Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) từ hạt. Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp, 1: 12-18
4. Sounthone Douangmala, Nguyen Van Viet, Do Quang Trung, Tran Viet Ha (2019). Research on physiological and anatomical characteristics of (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) at the nursery. Journal of Forestry Science and Technology, No 7: 12-17
II. CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC
5. Trần Việt Hà, Nguyễn Văn Việt, Đoàn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Huyền, Đinh Văn Hùng, Sounthone Douangmala (2018). Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitro trong nhân giống Gừng gió (Zingiber zerumbet). Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp, 6: 10-16.
6. Nguyen Van Viet, Pham Quang Chung, Do Quang Trung, Tran Viet Ha, Sounthone Douangmala (2019). Testing three proposed DNA regions (matK, rbcL andITS2) for indentification of Camellia euphỉebia and Camellia chrysantha. Journal of Forestry Science and Technology, No 7:
18-24.
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:
1. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây nam Nghệ An, Đề tài tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An.
2. Baur G.N (1964), Cơ sở sinh thái học trong kinh rừng mưa nhiệt đới (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. Baur G.N (1979), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Nguyễn Tuấn Bình (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) một năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam phần II - Thực vật, NXB Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2021, Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Cảnh (2006), Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và khả năng nhân giống loài Bách tán đài loan (Taiwania criptomerioides Hayata) tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp.
8. Chambers R (1991), Phát triển nông thôn hãy bắt đầu từ những người cùng khổ, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.
9. Võ Văn Chi (2004 ), Từ điển thực vật thông dụng, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
10. Trần Thị Chì (2001), Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài Thông tre tại VQG Ba Vì, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường ĐHLN, Hà Nội.
11. Trần Văn Chính (2006), Thổ nhưỡng học, Giáo trình trường Đại học Nông nghiệp 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
12. Lê Đức Diên và Cung Đình Lượng (1968), Nhu cầu ánh sánh đối với một sộ cây rừng, Thông báo khoa học, khoa Sinh học, Trường ĐH tổng hợp Hà Nội, tập 3, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
13. Ngô Quang Đê (2004), Kỹ thuật trồng một số loài cây bản địa Trung Quốc (Bản dịch), Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
14. Nguyễn Minh Đường (1985), Nghiên cứu gây trồng Dầu, Sao, Vên vên trên các dạng đất đai trống trọc còn khả năng sản xuất gỗ lớn gỗ quý, Báo cáo khoa học, Phân viện Lâm nghiệp phía Nam.
15. Trần Việt Hà, Lê Hồng Liên, Nguyễn Văn Việt, Sounthone Douangmala (2019), Nghiên cứu nhân giống Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) từ hạt, Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp, 1: 12-18
16. Trần Ngọc Hải, Phạm Thanh Hà (2006), Sổ tay hướng dẫn nhận biết một số loài thực vật rừng quý hiếm ở Việt Nam, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên - WWF Chương trình hỗ trợ Đông Dương, Hà Nội, Việt Nam.
17. Trần Ngọc Hải (2010), Bảo tồn loài Gõ đỏ, Kỷ yếu hội thảo tại Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn.
18. Trần Ngọc Hải (2011), Đặc điểm giải phẫu và hàm lượng sắc tố lá Vầu đắng. Tạp chí Nông nghiệp và PTNN, 11: 115-119.
19. Nguyễn Văn Hoàn (2011), Nghiên cứu đặc điểm tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên tại khu bảo tồn Tây Yên Tử - Bắc Giang, Đề tài TS Nông Nghiệp, Hà Nội.
20. Phạm Văn Hoàng, Nguyễn Văn Việt, Trần Việt Hà (2016), Nhân giống Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis Hakoda et Ninh) bằng
112
phương pháp giâm hom, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 11/2016: 99-105
21. Hà Văn Huân, Nguyễn Văn Phong (2015), Xác dựng đoạn mã vạch ADN cho Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis) cây đặc hữu của Việt nam, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 5:123-130
22. Lê Sỹ Hồng (2015), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con cây Phay (Duabanga grandisflora Roxb. ex D.C.) tại tỉnh Bắc Kạn, Đề tài tiến sĩ Lâm sinh, Đại học Thái Nguyên.
23. Nguyễn Văn Huy, Trần Ngọc Hải, Vương Duy Hưng (2004), Bài giảng Bảo tồn thực vật rừng, ĐHLN.
24. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
25. Hà Thị Hiền (2000), Nghiên cứu nhân giống Sao đen (Hopea odorata Roxb) bằng phương pháp giâm hom, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, ĐHLN, Hà Nội.
26. Nguyễn Thượng Hiền (1995), Thực vật và đặc sản rừng, Trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
27. Vũ Đình Huề (1969), Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên, Tập san lâm nghiệp, 7/69: 28-30.
28. Lê Đình Khả (1993), Keo lá tràm, một loài cây nhiều tác dụng dễ gây trồng, Tạp chí Lâm nghiệp tháng 3: 14-21.
29. Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (1998), Giáo trình cải thiện giống cây rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp.
30. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, Tập I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
31. Nguyễn Ngọc Lung, Phó Đức Chỉnh, Đào Công Khanh, Trịnh Khắc Mười (1993), Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy trong phát triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi cao, Tài liệu hội thảo Khoa học Mô hình phát triển Kinh tế - Môi trường, Hà Nội.
32. Nguyễn Xuân Liệu, Trần Danh Tuyên, Nguyễn Hồng Sinh (1995), Số tay Kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng, Công ty Giống và Phục vụ Trồng rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006), Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo ươm cây Huỷnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị, Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.
34. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Đức Thành, Trần Thuỳ Linh (2007), Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) bằng chỉ thị phân tử RAPD, Tạp chí Nông nghiệp &PTNT, 14: 44 - 48.
35. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ (2003), Kết quả giâm hom Vù hương phục vụ bảo tồn nguồn gen cây rừng, Báo cáo Khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp.
36. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến (2002), Kết quả nhân giống hom Bách xanh, Pơ mu, Thông đỏ ở Lâm Đồng, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 6.2002.
37. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Đức Thành, Trần Thuỳ Linh (2007). Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) bằng chỉ thị phân tử RAPD. Tạp chí Nông nghiệp &PTNT, 14: 44- 48.
38. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999). Một số loài cây bị đe doạ ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
39. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
40. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004), Các loài cây lá kim, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
41. Nguyễn Thị Mừng (1997), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre)
114
trong giai đoạn vườn ươm ở Kon Tum, Đề tài thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp.
42. Nguyễn Thị Mừng (2004), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và biện pháp tạo cây con giáng hương (Pterocarpus macrocapus Kurz) góp phần đề xuất kỹ thuật gây trồng ở DakLak - Tây Nguyên, Đề tàiTiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
43. Odum E.P (1978), Cơ sở sinh thái học, Tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
44. Nguyễn Xuân Quát (1985), Thông nhựa ở Việt Nam – Yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng, Tóm tắt đề tài Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
45. Nguyễn Xuân Quát (1985), Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm, Hà Nội, 1985
46. Nguyễn Hồng Quân (2004), Hệ thống lâm sinh cho quản lý rừng bền vững, Báo cáo tư vấn cho SFDP Sông Đà.
47. Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn (bản tiếng Việt), Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội dịch, Nxb KHKT Hà Nội.
48. Richards P.W (1959, 1968, 1970), Rừng mưa nhiệt đới (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
49. Richards P.W (1964, 1967,1968), Rừng mưa nhiệt đới tập I,II,III, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học, Hà Nội.
50. Nguyễn Văn Sở (2004), Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm, Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.
51. Sounthone Douangmala, Nguyễn Văn Việt, Trần Việt Hà (2016), Nghiên cứu xác định khả năng nhân giống cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib)