Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp tại thừa thiên huế trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 35 - 40)

Năng suất là chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển của cây ngô. Đây cũng là chỉ tiêu được người nông dân quan tâm

nhất khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Năng suất là kết quả tác động của nhiều yếu tố cấu thành năng suất như: số bắp/cây, số hàng/bắp, số hạt/hàng, khối lượng 1000 hạt. Theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 8 :Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Chỉ tiêu CT Số bắp/cây (bắp) Số hàng hạt trên bắp (hàng) Số hạt trên hàng (hạt) P 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Cồn hến 1.17 12.07 16.40 197.5 21.45 16.82 MX 4 1 10.63 16.8 264 31.57 23.21 TN 177 1.12 11.67 17.4 212.4 32.35 21.43 Nếp vàng 1.1 13.4 22.9 131.75 20.90 17.76

Qua bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy:

- Số bắp/cây: Số bắp/cây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc cấu thành năng suất của cây ngô. Số bắp/cây thường phụ thuộc vào giống, tuy nhiên các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và liều lượng phân bón cũng có tác động đáng kể đến số bắp/cây của cây ngô. Các giống ngô địa phương của chúng ta trước đây thường chỉ có một bắp/cây. Nhưng các giống ngô lai hiện nay do có bộ lá lớn, hiệu suất quang hợp cao nên thường có khoảng 2 bắp/cây. việc tác động các biện pháp kỹ thuật để tăng số bắp trên cây có ý nghĩa hết sức quan trọng đến việc tăng tiềm năng cho năng suất của cây ngô. Qua theo dõi số liệu chúng tôi nhận thấy:

Số bắp/cây của các giống dao động từ 1 đến 1,17 bắp/cây. Trong đó riêng giống MX4 hầu như chỉ có 1 bắp trên cây, các giống còn lại đều có số bắp lớn hơn 1. giống cồn hến đối chứng là giống có số bắp trên cây lớn nhất.

- Số hàng hạt/bắp: Đây cũng là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trongj trong việc hình thành năng suất của cây ngô. Số hàng hạt/bắp phụ thuộc vào kích thước của bắp. Việc tác động các biện pháp kỹ thuật để bắp to sẽ có ý

nghĩa trong việc tăng số hàng hạt/bắp, từ đó tăng được năng suất của cây ngô. Qua theo dõi số hàng hạt/bắp của các giống chúng tôi nhậ thấy:

Các giống đều có số hàng hạt/bắp đạt khá lớn (dao động từ 10.63 đến 13.4 hàng/bắp), qua đó cho thấy các giống đều có bắp khá lớn. Cụ thể, giống có số hàng hạt/bắp nhiều nhất là giống Nếp vàng (đạt 13.4 hàng/bắp), tiếp đến là giống Nếp Cồn hến (đạt 12.07 hàng/bắp). Các giống còn lại có số hàng/bắp dao động trong khoảng 10.63 đến 11.67 hàng/bắp.

- Số hạt trên hàng: Đây là chỉ tiêu thể hiện chiều dài của bắp. các giống có bắp phát triển dài hơn sẽ có số hạt/hàng nhiều hơn, từ đó sẽ có tiềm năng cho năng suất cao. Qua nghiên cứu số liệu chúng tôi nhận thấy, các gióng thí nghiệm đều có số hạt trên hàng tương đối lớn. trong đó giống có số hạt/hàng nhiều nhất là giống Nếp vàng (đạt 22.9 hạt/hàng), các giống còn lại đều có số hạt trên hàng dao động từ 16.4-17.4 hat. Thấp nhất là giống đồi chứng Cồn hến.

- Trọng lượng 1000 hạt: Trọng lượng 1000 hạt được coi là yếu tố quan trọng nhất góp phần câu thành lên tiềm năng cho năng suất của cây ngô. trọng lượng 1000 hạt lớn chứng tỏ khả năng vận chuyển và tĩch luỹ vật chất khô vào hạt lớn. qua theo dõi các giống thí nghiệm chúng tôi nhận thấy:

Giống có trọng lượng 1000 hạt lớn nhất là giống MX4 (đạt 264.0 g/1000 hạt), tiếp đến là các giống TN177 (212.4 g), giống Cồn hến (197.5 g). Thấp nhất là giống Nếp vàng (đạt 131.7 g).

- Năng suất lý thuyết: Đây là tiềm năng cho năng suất của cây ngô trong điều kiện tích hợp nhất, chỉ tiêu này phụ thuộc vào các yếu tố câu thành như số băp/cây, số hàng/bắp, số hạt/hàng, trọng lượng 1000 hạt và mật độ trồng của cây ngô.

Qua theo dõi năng suất lý thuyết của cây ngô tại các giống thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Các giống thí nghiệm đều có năng suất lý thuyết đạt khá cao (dao động từ 20.9 đến 32.35 tạ/ha) điều này cho thấy tiềm năng cho năng suất của các giống ngô là rất lớn. Số liệu còn cho thấy có sự chệnh lệch khá lớn về năng suất lý thuyết giữa các giống khác nhau.

Cụ thể, giống có NSLT cao nhất là giống TN177 (đạt 32.35 tạ/ha), tiếp đến là giống MX4 (đạt 31.57 tạ/ha), đây được coi là hai giống có tiềm năng

cho năng suất khá cao. Thấp nhất là giống nếp vàng chỉ đạt 20.9 tạ/ha. Giống đối chứng cung có NSLT đạt tương đối thấp.

- Năng suất thực thu (NSTT): Đây là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của thí nghiệm, là yếu tố mà người nông dân muốn đạt được, đồng thời đây cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.

Qua tính toán NSTT tại các giống thí nghiệm chúng tôi nhận thấy. Tuy có NSLT khá cao, nhưng NSTT tại các giống thí nghiệm lại đều đạt khá thấp, điều này cho thấy sự thiếu đồng đều giữa các cây ngô trong các công thức thí nghiệm. Trong các giống thí nghiệm, giống có NSTT cao nhất là giống MX4 đạt 23.21 tạ/ha, tiếp đến là các giống TN177 (đạt 21.43 tạ/ha), giống Nếp vàng (đạt 17.76 tạ/ha). Giống đối chứng Cồn hến là giống có NSTT thấp nhất đạt 16.82 tạ/ha.,

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN.

Từ những kết quả nghiên cứu ban đầu để đánh giá về 4 giống ngô nếp thí nghiệm bao gồm: giống nếp Cồn Hến, nếp TN177, nếp MX4 và nếp Vàng.

Trên cơ sở đánh giá một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu và năng suất, chúng tôi có một số kết luận như sau:

- Giống MX4: là giống có khăng sinh trưởng, phát triển tốt. Có khả năng chống chịu cao. Đây cung là giống có năng suất cao nhất trong tất cả các giống thí nghiệm. Nên đưa giống này vào để phát triển sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây ngô nếp tai TT Huế.

- Giống TN177: Đây cũng là giống có tiềm năng cho năng suất khá cao. Khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu tốt. Có thể đưa vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm.

- Giống Nếp vàng: Đây là giống có khả năng sinh trưởng tốt. Khả năng chống chịu cung cao. Nhưng tiềm năng cho năng suất còn thấp. Nên tiếp tục nghiên cứu thêm ở giống này để có hướng sử dụng cho phù hợp.

- Giống đối chứng ngô nếp Cồn Hến: Khả năng sinh trưởng, phát triển khá. Tuy nhiên tiềm năng cho năng suất thấp (thấp nhất trong các giống thí nghiệm). Nên giữ lại giống này để phục vụ cho công tác lai tạo sau này.

2 ĐỀ NGHỊ.

Kết quả nghiên cứu chỉ mới được thực hiện ở vụ Xuân 2008, trên một chân đất cát pha nên cần phải mở rộng thử nghiệm trên nhiều chân đất và các vùng sinh thái khác nhau để có những đánh giá chính xác hơn khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu của các giống thí nghiệm.

Nghiên cứu thêm các biện pháp canh tác cho hai giống MX4 và TN177 để sớm có thể đưa hai giống này vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp tại thừa thiên huế trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 35 - 40)