Hình thái là một đặc tính quan trọng thể hiện khả năng sinh trưởng phát triển của cây ngô, nó còn là một chỉ tiêu thể hiện biện pháp chăm sóc và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh tác động đến cây ngô. một số chỉ tiêu về hình thái còn được coi là biểu hiện ban đầu thể hiện cho năng suất sau này của cây ngô. chỉ tiêu về hình thái của cây ngô bao gồm nhiều yếu tố như: chiều cao cây, số lá, chiều cao đóng bắp, đường kính lóng gốc... Hình thái của cây ngô do đặc trưng của giống quy định, tuy nhiên các yếu tố ngoại cảnh như đất đai, nước, điều kiện khí hậu và đặc biệt là phân bón cung có những ảnh hưởng nhất định. Qua theo dõi một số đặc trưng hình thái của các giống ngô, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4 : Một số đặc trưng hình thái của các giống ngô trong thí nghiệm. Chỉ tiêu Giống chiều cao cây cuối cùng (cm) chiều cao đóng bắp (cm) diện tích lá đóng bắp (cm2) đường kính lóng gốc (cm) tổng số lá (lá) Cồn hến 148.5 52.3 403.5 2.02 18.8 MX 4 143.8 70.3 489.5 2.4 16.20 TN 177 142.6 63.7 472.8 2.34 16.53 Nếp vàng 167.5 51.7 463.3 2.56 13.7
Qua bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy:
- Chiều cao cây cuối cùng: Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng phát triển tốt hay xấu của cây ngô. chỉ tiêu này thường do yếu tố giống quyết định, tuy nhiên trong cùng một giống thí các yếu tố ngoại cảnh đặc biệt là hàm lượng phân bón cũng có mối quan hệ quyết định tới chiều cao của cây ngô.
Chỉ tiêu chiều cao cây cuối cùng phản ánh khá xác thực về khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô. Chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ tới các yếu tố di truyền, biện pháp kỹ thuật canh tác và các yếu tố ngoại cảnh. Chỉ tiêu chiều cao cây cuối cùng liên quan đến tính chống đổ, khả năng sử
dụng ánh sáng mặt trời của các giống, dòng ngô và thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc thích hợp như (phun thuốc trừ sâu, thụ phấn cưỡng bức, thụ phấn bổ sung...). Chỉ tiêu này cũng liên quan đến mật độ và các chế độ trồng xen, trồng lẫn với các loại cây trồng khác. Trong thực tế, các nhà chọn tạo giống ngô chọn tạo ra các giống ngô có chiều cao cuối cùng đạt ở mức trung bình. Vì vậy, trong nghiên cứu chọn lọc các giống ngô, chiều cao cây cuối cùng cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá được các giống ưu tú. Phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống nó phản ánh khả năng của giống, dòng tốt hay xấu, khả năng chống chịu và cho năng suất cao hay thấp.
Chiều cao cuối cùng của các giống dao động từ 142.6 - 167.5 cm. Trong đó hầu hết các giống, đều có chiều cao cuối cùng thấp hơn giống đối chứng, ngoại trừ giống nếp vàng.
- Chiều cao đóng bắp : Được tính từ gốc sát mặt đất đến vị trí đóng bắp trên cùng của cây, chiều cao đóng bắp phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính di truyền của từng giống. Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác ... Chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho cây, nếu quá cao cây dễ bị đổ ngã. Nếu quá thấp cây khó khăn trong việc thụ phấn, thụ tinh. Vì vậy chỉ tiêu này cần được quan sát chính xác, toàn diện để đánh giá khả năng sinh trưởng và cho năng suất của các giống, dòng. Qua theo dõi chúng tôi thấy hầu hết các giống, dòng có chiều cao đóng bắp thích hợp với độ cao từ 51.7 70.3 cm. trong đó chiều cao đóng bắp lớn nhất là giống MX4 và thấp nhất là giống Nếp vàng. Các giống còn lại có chiều cao đóng bắp dao động từ 52.36 - 63.7 cm. Giống đối chứng Cồn hến co chiều cao đóng bắp cũng thuộc vào loại tương đối thấp.
- Diện tích lá đóng bắp: Sản phẩm quang hợp của lá đóng bắp được đưa trực tiếp về hạt nên nó ảnh hưởng lớn đến năng suất. Diện tích lá đóng bắp của các giống thí nghiệm đều khá lớn, dao động từ 403.5 - 498.5 cm2 /lá. Trong đó giống MX4 có diện tích lá đóng bắp cao nhất 498.5 cm2 /lá, tiếp đến là giống TH177 (đạt 172.8cm2 /lá ). Thấp nhất là giống đối chứng cồn hến (chỉ đạt 403.5cm2 /lá ).
- Đường kính lóng gốc: Là đặc trưng phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của giống, dòng đặc biệt là khả năng chống đổ ngã. Giống, dòng có
đường kính lóng gốc càng cao thì càng sinh trưởng, phát triển mạnh, khả năng chống đổ ngã tốt và cho năng suất cao. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy: Đường kính lóng gốc của các giống thí nghiệm biến động trong khoảng 2.02-2.56 cm. Trong đó giống có đường kính lóng gốc lớn nhất là giống Nếp vàng, thấp nhất là giống cồn hến đối chứng.
- Tổng số lá : Chỉ tiêu này thể hiện khả năng quang hợp và tích lũy chất khô của giống, dòng. Tổng số lá phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, dòng nhất là trong cùng một điều kiện thí nghiệm. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy. Tổng số lá của các giống dao động từ 13.7 - 18.8 lá. Trong đó giống cồn hến đối chứng là giống có tổng số lá lớn nhất. Nhỏ nhất là giống Nếp vàng chỉ đạt 13.7 lá, các giống còn lại dao động từ 16.2 - 16.53 lá.