Tình hình sâu bệnh hại trên ruộng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp tại thừa thiên huế trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 31 - 33)

Sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Ngô là loại cây trồng có nhiều đối tượng sâu hại, đặc biệt là ngô vụ xuân. Qua theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên ruộng thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau.

Bảng 5: Tình hình sâu, bệnh hại của các giống thí nghiệm.

Chỉ tiêu Sâu hại Bệnh hại

Đục Bắp ( %) Đục Thân ( %) Ăn lá ( % ) Sâu Xám ( % ) Đốm lá lớn ( % ) Khô vằn ( % ) Bạch tạng ( % ) Cồn hến 21.66 10.83 15.63 9.64 13.9 10.8 1.2 MX 4 25 17.86 35.71 10.71 13.3 7.4 2.4 TN 177 29 7.26 39.13 10.13 19.5 5.8 1.4 Nếp vàng 18.12 8.53 18.1 4.25 11.4 6.4 2.1

- Sâu đục bắp: Thường phá hại ở lõi non và hạt sâu đục bắp xuất hiện ở hầu hết các giống, dòng thí nghiệm. Biến động từ 18.12 - 29.17 %. Trong đó bị hại nặng nhất là các giống TN177 ( 29 %), MX4 10 ( 25 %) cao hơn đối chứng nếp Cồn Hến 21.66% . Bị hại nhẹ nhất là giống Nếp vàng 18.12% .

- Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis Hiibner): Theo dõi thời gian từ trổ cờ đến chín sáp qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy các giống thí nghiệm đều bị gây hại, mức độ gây hại dao động từ 7.26 - 17.86%. Trong đó bị hại nặng là giống MX4 17.86% các giống MX4, TN177 đều bị hại ở mức độ thấp hơn đối chứng là nếp Cồn Hến 10.83%.

- Sâu ăn lá: Loại sâu này xuất hiện nhiều ở thời kỳ 7 - 9 lá gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. Theo quan sát hầu hết các giống thí nghiệm đều bị gây hại. Mức độ gây hại dao động từ 7.44 - 39.13% . Trong đó các giống TN177( 39.13%), MX4 (35.71%), Nếp vàng (18.11) đều bị hại nặng hơn đối chứng nếp Cồn Hến 15.63% .

- Sâu Xám (Agrotis upsilon. Rotteenerg): Do thí nghiệm trồng trong vụ xuân 2008 nên bị sâu xám phá hại tương đối nặng. Sâu phá hại nặng nhất vào thời kỳ 3 lá. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy mức độ gây hại của sâu đến các giống, dòng thí nghiệm dao động từ 4.25 - 10.71%. Trong đó các dòng MX4, TN177 bị hại nặng nhất 10.71%, 10.13%. Giống đối chứng nếp Cồn Hến có tỷ lệ hại là 9.64%.

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia Solani Palo): Bệnh này ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp của cây nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Qua theo dõi ở thời kỳ chín sữa trở đi chúng tôi nhận thấy , tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn của các giống dao động từ 5.8 - 10.8%. Trong đó hầu hết các giống thí nghiệm đều có mức độ nhiễm bệnh thấp hơn đối chứng. Giống đối chứng có tỷ lệ nhiễm bệnh 10.8% ở mức cao nhất , giống TN177 và nếp vàng có mức độ nhiễm bệnh thấp nhất với tỷ lệ 5.8% và 6.4%. qua đó cho chúng ta thấy khả năng chống chịu bệnh khô vằn của giống này là tương đối tốt so với các giống khác.

- Bệnh đốm lá lớn( Helmithosporium turcium Pass): Theo dõi ở giai đoạn xoắn ngọn đến trổ cờ chúng tôi nhận thấy. Bệnh xuất hiện ở tất cả các giống thí nghiệm. Mức độ nhiễm bệnh của các giống thí nghiệm dao động từ 111.4 - 19.5%. Trong đó giống TN177 có mức độ nhiễm bệnh cao nhất 19.5%. Giống đối chứng nếp Cồn Hến 13.9%, các giống, dòng còn lại đều bị nhiễm bệnh thấp hơn đối chứng .

Trong vụ xuân 2008, do điều kiện thời tiết có ẩm độ khá cao nên thuận lợi cho khả năng sinh trưởng và phát triển của sâu bệnh. Các giống thí nghiệm đều bị nhiễm sâu bệnh ở các mức độ khác nhau. Từ đó trực tiếp gây ảnh hưởng tới năng suất ngô sau này. Trong các giống thí nghiệm, giống Nếp Vàng và TN177 là giống bị nhiễm sâu bệnh ít hơn cả. Điều này cho thấy, đây là giống có tính kháng khá cao và thích hợp trong điều kiện ẩm ướt của vụ xuân tại Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp tại thừa thiên huế trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 31 - 33)