Nghiên cứu khả năng chống đổ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp tại thừa thiên huế trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 33 - 34)

Khả năng chống đổ của cây trồng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: thời tiết khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, mật độ, phân bón… và các yếu tố nội tại như: chiều cao cây, vị trí đóng bắp, số lá, bộ rễ, đường kính lóng gốc… Giữa các yếu tố trên có mối quan hệ với nhau, giống tốt, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cây sinh trưởng phát triển tốt đến một giới hạn nhất định thì khả năng chống đổ của cây cao. Ở điều kiện thời tiết bình thường, khả năng chống đổ của cây ở các công thức rất cao, hầu như không có hiện tượng đổ rễ, đổ gãy. Nhưng ở hiện tượng thời tiết đặc biệt ngày 13/04/2008 khi cây đang trong giai đoạn chín sữa trời mưa to gió lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chống đổ của cây. Qua quan sát chúng tôi đã thu được kết quả về khả năng chống đổ của cây ở bảng sau:

Bảng 6: Khả năng chống đổ của các giống thí nghiệm

Tên giống Cao đóng bắp/cao cây (%) Đổ rễ (%) Đổ thân (%) Đánh giá chung Cồn hến 35.2 19.2 2.42 Khá MX 4 40.48 29.38 3.2 Khá TN 177 44.67 16.34 2.17 Khá

Nếp vàng 30.9 7.7 3.2 Khá

-Tỷ lệ đỗ rễ: Hiện tượng mưa to gió lớn xảy ra ngày 13/04/2008 cùng lúc ngô đang trong giai đoạn trỗ cờ, thân lá phát triển mạnh, số lá và chiều cao

cây đã đạt tối đa, khối lượng nặng nhưng rễ chân kiềng mới bắt đầu phát triển nên khả năng giữ vững chưa cao. Vì vậy tỷ lệ đỗ rễ lúc này khá cao dao động từ 7.7 - 29.38%. Trong đó giống Nếp vàng là giống có khả năng chống đổ rễ tốt nhất (tỷ lệ đổ rễ chỉ là 7.7%) .

-Tỷ lệ gãy thân: Trong điều kiện vụ xuân mưa nhiều, sâu đục thân phá hại mạnh, bên cạnh đó thời tiết thường có gió to nên hầu hết các giống thí nghiệm đều có tỷ lệ gây thân tương đối cao, dao động từ 2.17 - 3.20%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp tại thừa thiên huế trong vụ đông xuân 2007 2008 (Trang 33 - 34)