Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức đã được giao đất, cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009 – 2014
3.4.2. Thực trạng sử dụng đất của các tổ chức từ năm 2009 – 2014 tại thành phố Quảng Ngãi
3.4.2.1. Thực trạng sử dụng đất không đúng mục đích được giao, được thuê
Bảng 3.14. Thực trạng sử dụng đất không đúng mục đích được giao, được thuê tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014
TT
Tổ chức kinh tế
Cơ quan, đơn vị của Nhà nước
(Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ngãi) Qua bảng 3.14 cho thấy, từ năm 2009- 2014, tổng diện tích các tổ chức sử dụng
đất không đúng mục đích được giao, được thuê tại thành phố Quảng Ngãi là 50,87ha, với 66 khu đất trên 26 tổ chức, Trong đó:
+ Tổ chức kinh tế sử dụng đất không đúng mục đích gồm 25 tổ chức trên 42 khu đất, với diện tích là 49,82ha, chiếm 14,3% tổng diện tích đất được giao, được thuê.
+ Cơ quan, đơn vị của Nhà nước sử dụng đất không đúng mục đích gồm 1 tổ chức trên 24 khu đất, với diện tích 1,05ha, chiếm 0,3% tổng diện tích đất được giao, được thuê.
Trong những năm qua UBND thành phố Quảng Ngãi đã tạo mọi điều kiện nhằm thu hút các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư vào thành phố. Một số đơn vị tổ chức lợi dụng cơ chế ưu đãi của nhà nước trong lĩnh vực phát triển ngành nghề để lập dự án đầu tư xin giao cấp đất sau đó chuyển sang sử dụng đất vào mục đích khác nhằm mang lại lợi ích cục bộ. Điều đó sẽ phá vỡ cơ cấu ngành nghề theo định hướng của Nhà nước, làm ảnh hưởng chung đến nền kinh tế xã hội, điển hình như Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Thiện Tín, Công ty này đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi cho thuê đất để xây dựng Nhà máy sắt thép tại cụm Công nghiệp xã Tịnh Ấn Tây, nhưng Công ty đã sử dụng đất vào việc trồng và kinh doanh cây cảnh 0,9950ha.
3.4.2.2. Thực trạng cho thuê, cho mượn đất trái pháp luật
Bảng 3.15. Thực trạng cho thuê, cho mượn đất trái pháp luật tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014
STT
1 Ủy ban nhân dân xã, phường
2 Tổ chức kinh tế
3 Cơ quan, đơn vị của Nhà nước
(Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ngãi) Bảng 3.15 cho thấy, từ năm 2009 - 2014, tổng diện tích đất các tổ chức cho
thuê, cho mượn đất trái pháp luật tại thành phố Quảng Ngãi là 0,25 ha, với 5 tổ chức trên 20 khu đất , Trong đó:
+ Diện tích cho thuê trái pháp luật là 0,23ha, với 3 tổ chức trên tổng 11 khu đất, cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân xã, phường cho thuê trái pháp luật là 0,006ha trên 8 khu đất;
- Tổ chức kinh tế cho thuê trái pháp luật là 0,07ha trên 2 khu đất;
- Cơ quan, đơn vị của Nhà nước 0,15ha trên 1 khu đất.
+ Diện tích cho mượn trái pháp luật là 0,02ha, với 2 tổ chức trên tổng 9 khu đất, cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân xã, phường cho mượn trái pháp luật là 0,01ha trên 8 khu đất;
- Cơ quan, đơn vị của Nhà nước cho mượn trái pháp luật là 0,01 ha trên 1 khu đất.
Nguyên nhân chính của việc cho thuê, cho mượn và chuyển nhượng là đem lại lợi ích kinh tế cho các tổ chức này. Các tổ chức thuê lại thường là các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đó là mặt trái của việc mở rộng các quyền cho đối tượng sử dụng đất. Các tổ chức lạm dụng các quyền này để thực hiện các mục đích sai phạm, trái quy định. Mặt khác các cơ
quan quản lý nhà nước cấp thành phố cho rằng việc xử lý các sai phạm của tổ chức thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh. Do vậy cần trao quyền và trách nhiệm cho UBND thành phố để xử lý kịp thời các sai phạm. Đồng thời cần có chế tài mạnh để xử lý các đối tuợng nhận chuyển nhượng, thuê trái phép.
3.4.2.3. Thực trạng đất bị lấn chiếm, tranh chấp
Bảng 3.16. Thực trạng đất bị lấn chiếm, tranh chấp tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014
TT
Ủy ban nhân dân xã Tổ chức kinh tế
Cơ quan, đơn vị của Nhà nước
(Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng 3.16 cho thấy, từ năm 2009 - 2014, tổng diện tích đất các tổ chức bị lấn, bị
chiếm tại thành phố Quảng Ngãi là 0,16ha, với 3 tổ chức trên 17 khu đất , Trong đó:
+ Cơ quan, đơn vị của Nhà nước 1 tổ chức trên 1 khu đất bị lấn chiếm, diện tích là 0,06ha;
+ Diện tích tranh chấp là 0,1ha, với 2 tổ chức trên tổng 16 khu đất, cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân xã, phường đất bị tranh chấp là 0,03ha trên tổng 15 khu đất;
- Tổ chức kinh tế đất bị bị tranh chấp là 0,07ha trên 1 khu đất.
Tình trạng tranh chấp đất của các tổ chức ở mức nhỏ hơn 5% diện tích được giao và chủ yếu xảy ra ở các đơn vị được giao cấp đất đã lâu, hồ sơ đất đai không đầy đủ và bỏ hoang đất trong thời gian dài không sử dụng.
3.4.2.4. Thực trạng đất được giao, được thuê nhưng chưa vào sử dụng
Năm 2009 - 2014, tổng diện tích đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê nhưng chưa đưa vào sử dụng tại thành phố Quảng Ngãi là 272,84ha, với 20 tổ
- Ủy ban nhân dân xã (phường): đất chưa đưa vào sử dụng là 0,4436ha với tổng 15 khu đất trên 1 tổ chức;
- Tổ chức kinh tế: đất chưa đưa vào sử là 272,4ha với tổng 22 khu đất trên 19 tổ chức.
Diện tích đất chưa đưa vào sử dụng của các tổ chức kinh tế và UBND xã (phường) phần lớn tập trung ở khu công nghiệp Quảng Phú, phường Nghĩa Chánh, phường Trương Quang Trọng và phường Nghĩa Lộ
Đặc biệt các dự án thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để đầu tư hạ tầng khu dân cư đã được giao đất từ năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa đầu tư hoàn thành như Khu đô thị mới Phú Mỹ. Khu dân cư Bắc Lê Lợi, Khu Thương mại - Dịch vụ Universal Paradise với tổng diện tích được giao hơn 237,5ha. Theo đó, Dự án khu đô thị mới Phú Mỹ, diện tích 169ha; hiện đã giải phóng mặt bằng 112ha, xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số hạng mục trên diện tích 37ha. Tuy nhiên do gặp khó khăn về vốn nên chưa triển khai đầu tư xây dựng trên số diện tích đã giải phóng mặt bằng. Dự án khu dân cư bắc Lê Lợi, diện tích 7,7ha, do chủ đầu tư trúng đấu giá; hiện đã san lấp mặt bằng 90%. Dự kiến tháng 4/2016 sẽ khởi công và hoàn thành vào 31/12/2016. Qua điều tra cho thấy, hầu hết các dự án đều triển khai chậm tiến độ. Riêng với dự án Dự án khu đô thị mới Phú Mỹ hầu như bất động từ nhiều năm nay, gây lãng phí đất rất lớn cũng như mất mỹ quan đô thị.
Thực trạng SDD như trên đã thể hiện công tác xét duyệt dự án cấp phép đầu tư còn lỏng lẻo chưa sát với thực tế nhu cầu. Thời gian qua, thành phố đã tạo rất nhiều điều kiện để thu hút các nhà đầu tư, nhiều dự án phát huy hiệu quả, nhưng cũng có nhiều dự án chậm triển khai, không đưa vào khai thác gây lãng phí. Những dự án đã giao đất nhưng sử dụng không hết, hoặc chưa sử dụng gây lãng phí đất đai, Nhà nước vẫn chưa kiên quyết thu hồi để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khác.
Bảng 3.17. Thực trạng đất được giao, được thuê nhưng chưa vào sử dụng tại thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2014
STT Loại hình tổ chức
1 Ủy ban nhân dân xã
2 Tổ chức kinh tế
Tổng số
3.4.2.5. Thực trạng sử dụng đất gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức được giao đất, thuê đất
Việc sử dụng đất gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức được UBND thành phố Quảng Ngãi giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi là một vấn nạn trong những năm qua trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, Đặc biệt là Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi có 4 nhà máy lớn gồm: Nhà máy cồn rượu (công suất 7,000 lít một ngày), Nhà máy bia Dung Quất (35 triệu lít mỗi năm), Nhà máy đường Quảng Phú (2,500 tấn mía một ngày) và phân xưởng sản xuất hơi (71,000 tấn hơi một năm), đều không thực hiện đầy đủ quy trình xử lý chất thải bảo vệ môi trường, Các nhà máy này không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan chức năng; quản lý, vận chuyển và xử lý nước thải, chất thải không đúng quy định; không lập hồ sơ và đăng ký có phát sinh chất thải nguy hại, Các nhà máy cũng xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên, luôn sản xuất vượt công suất thiết kế…Cụ thể, vụ xã nước thải không qua xử lý của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi đã gây ô nhiễm môi trường nước trên sông Trà Khúc làm cho cá chết hàng loạt gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ nuôi cá trên sông.
Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an thành phố trong thời gian qua đã kiểm tra phát hiện 3 công ty ở Cụm công nghiệp làng nghề Tịnh Ấn Tây, xả chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường, “đầu độc” suối Cầu Kênh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng gây ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề và nơi có nhà máy sản xuất xả chất thải ra môi trường, nhất là ở gần các sông, suối chảy qua,
Ba doanh nghiệp bị cơ quan chức năng xử phạt đó là: Công ty cổ phần giấy Thiên Long xả nước thải ra môi trường không qua xử lý vượt tiêu chuẩn gấp 10 lần,
với hàng chục mét khối nước/ngày; Công ty TNHH sản xuất thương mại Trang Khánh Linh bơm nước thải sản xuất chưa qua xử lý trực tiếp ra kênh chìm chảy ra suối Cầu Kênh, với khoảng 50m3/ngày và Công ty Cổ phần giấy Hiệp Thành lén lút xả chất thải sản xuất chưa qua xử lý ra cầu Dầm, Ngoài xử phạt tiền, cơ quan chức năng còn đề nghị 3 công ty trên chấm dứt ngay việc xả nước thải sản xuất ra môi trường và cam kết nhanh chóng khắc phục,
Ngoài các công ty nêu trên còn có các đơn vị khác trong quá trình sản xuất, khai thác, vận chuyển cũng góp phần gây ô nhiểm môi trường không kém như: Công ty đầu tư và Phát triển hạ tầng Quảng Ngãi, Công ty cổ phần Toàn Việt, Công ty TNHH Đại Dương Xanh, Công ty TNHH Giấy Hải Phương, Nhà máy chế biến thủy sản, Công ty TNHH Hải Anh… Nhìn chung các nhà máy, công ty, xí nghiệp, các khu, cụm công nghiệp trọng điểm trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết, đề án bảo vệ môi trường đã được duyệt; xả thẳng nước thải không qua xử lý ra môi trường hoặc có xử lý nhưng không đạt chuẩn. Tự thiết kế ống, cống ngầm để lén xả thải, hoặc lợi dụng trời mưa, đêm tối để xả thải không qua xử lý ra môi trường.
3.4.3. Đánh giá chung thực trạng sử dụng đất của các tổ chức được giao, được thuê trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
Qua số liệu điều tra phân tích cho thấy, thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố được Nhà nước giao đất, cho thuê đất còn một số tồn tại như sau:
- Việc sử dụng quỹ đất này không phù hợp đã gây lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên đất, thất thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nhiều tiêu cực trong quản lý sử dụng đất và gây bức xúc trong nhân dân.
- Một số tổ chức tự ý cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê lại đất.
- Một số tổ chức, địa phương (cấp xã) quản lý đất chưa chặt chẽ, buông lỏng công tác quản lý đất đai dẫn đến tình trạng các chủ lân cận lấn, chiếm đất của các tổ chức; các tổ chức tự ý cho các tổ chức, cá nhân khác thuê, mượn trái pháp luật.
Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cũng còn những điều bất cập như: Diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác với diện tích trong quyết định giao đất, cho thuê đất , tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn khá thấp, công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính không kịp thời so với biến động sử dung đất ngoài thực địa, ứng dụng công nghệ khoa học vào công tác quản lý còn chưa được đồng bộ từ thành phố, xã(phường)...
+ Việc quản lý sử dụng đất của địa phương chưa tốt đặc biệt là UBND cấp xã (phường) hầu như công tác theo dõi cập nhập biến động sử dụng đất của các tổ chức chưa đề cập.
+ Năng lực chuyên môn của một số cán bộ địa chính cấp xã chưa được chuẩn hóa về chuyên môn, nắm bắt nghiệp vụ còn yếu; về tin học còn hạn chế nên đa phần số liệu phục vụ công tác quản lý đất đai đều xử lý bằng thủ công.
+ Nhiều tổ chức đang quản lý, sử dụng đất chưa có quyết định giao đất, thuê đất hầu như các tổ chức không lập thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng quy định; chủ yếu các tổ chức lập thủ tục hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa nâng cấp hoặc thế chấp cho tổ chức tín dụng vay vốn.
+ Cho thuê lại đất kiếm tiền chênh lệch.
+ Xin dự án xong không đầu tư xây dựng như cam kết mà lợi dụng kẽ hở của pháp luật tìm nhà đầu tư khác để chuyển nhượng dự án.
+ Sử dụng không hết diện tích được giao, được thuê: chỉ xây dựng một số hạng mục công trình diện tích còn lại không sử dụng vào mục đích kinh doanh theo phương án sử dụng đất đã lập trước đó nhằm qua mặt các cơ quan quản lý.
+ Không đầu tư bảo vệ môi trường như cam kết ban đầu khi xin dự án chủ yếu vì mục đích kinh tế, vì khung hình phạt vi phạm ô nhiễm môi trường còn nhẹ nên Chủ đầu tư chấp nhận nộp tiền phạt vì vi phạm ô nhiễm môi trường vẫn lãi hơn nhiều so với đầu tư vào xử lý môi trường theo Quy chuẩn.