Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng đất của các tổ chức được giao đất và cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức đã được giao và thuê đất tại thành phố quảng ngãi (Trang 108 - 113)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng đất của các tổ chức được giao đất và cho thuê đất tại thành phố Quảng Ngãi

Để khắc phục những tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất đai và các vi phạm pháp luật về môi trường của các tổ chức được Nhà nước giao đất cho thuê đất trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển bền vững phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp nhằm chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất đai của các tổ chức, doanh nghiệp cũng như tăng cường, nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, những giải pháp đó là:

3.5.1. Giải pháp về chính sách pháp luật

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai nhằm giải quyết triệt để một số vấn đề còn bất cập về cơ chế, chính sách đất đai trong các lĩnh vực: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tài chính đất đai; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về đất đai. Khẳng định và xác định rõ hơn, đầy đủ hơn nội dung quyền sở hữu toàn dân về đất đai; xây dựng cơ sở pháp lý để Nhà nước tham gia thị trường bất động sản với vai trò là đại diện chủ sở hữu.

- Tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ môi trường đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân trong thành phố, từng bước tạo thói quen, nếp sống và ý thức về bảo vệ môi trường của mỗi người dân, Phổ biến rộng rãi cho nhân dân, cán bộ các cơ quan, ban, ngành những vấn đề môi trường quan trọng của thành phố, các mục tiêu cơ bản, các nội dung hoạt động cần thiết bảo vệ môi trường, các chương trình trọng điểm bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ tiến hành, để không ngừng nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tầng lớp nhân dân nói chung, của các doanh nghiệp nói riêng đối với việc quản lý và sử dụng đất đai cũng như bảo vệ môi trường.

- Cần có quy hoạch sử dụng đất hợp lý, Ngoài quy hoạch tổng thể rất cần quy hoạch chi tiết có giá trị thực tiễn cao đến cấp xã, cần gắn liền quy hoạch sử dụng đất

với các ngành công nghiệp và dịch vụ như du lịch, chế biến nông sản, phát triển ngành nghề thủ công mà thị trường đòi hỏi, Tiếp tục rà soát nắm chắc hiện trạng và nhu cầu sử dụng đất, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp để quản lý có hiệu quả, Triển khai thực hiện tốt công tác lập quy hoạch sử dụng đất của thành phố giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2015 để làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất theo luật định. Vì hiện nay công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai vẫn đang là một vấn đề nóng là khâu còn nhiều bất cập nhất trong toàn bộ các khâu chính sách sử dụng đất đai.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý đất đai, môi trường cho cán bộ công chức làm công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. Cần phải kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý đất đai của thành phố đến cơ sở đủ cả về số lượng và chất lượng. Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, để vận hành thực hiện có hiệu quả cần chú trọng đến yếu tố con người, cụ thể ở đây bên cạnh việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ của cán bộ làm công tác quản lý đất đai, cần quan tâm đến đạo đức công vụ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, tạo mối quan hệ tốt theo hướng “ba thân thiện” trong đó có quan hệ thân thiện với doanh nghiệp, thân thiện với người sử dụng đất để tạo cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước.

- Tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất; thường xuyên kiểm tra, phát hiện và chấn chỉnh các thiếu sót, sai phạm về chuyên môn trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai; nâng cao chất lượng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và công dân, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

- Quy định thu tiền thuế sử dụng đất, tiền thuê đất nếu không đưa vào sử dụng thì phải đóng cao hơn so với khi đã đưa vào sử dụng, thay cho thanh tra kiểm tra rồi phạt rồi lại cho tồn tại.

- Có chế tài mạnh hơn, thực hiện xử lý kiên quyết đối với các tổ chức, đơn vị vi phạm Pháp luật đất đai, môi trường, kiên quyết thu hồi các diện tích sử dụng không hiệu quả.

- Xây dựng định mức sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là định mức sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được giao đất không thu tiền sử dụng đất để trên cơ sở này rà soát, thu hồi (hoặc bổ sung) đất phù hợp với quy định, tránh giao cho các tổ chức kinh tế để họ sử dụng lãng phí quỹ đất Nhà nước giao, cho thuê.

- Xây dựng quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức đơn vị (chủ tịch UBND quận, trưởng phòng TNMT, ban quản lý dự án.) nếu để xảy ra tình trạng đất đai bị lấn chiếm, sử dụng trái phép, bỏ hoang hóa, sử dụng không có hiệu quả hoặc lấn, chiếm đất để từ đó các tổ chức kinh tế chú trọng hơn nữa đến việc quản lý sử dụng đất đúng theo mục đích được giao, thuê, nhất là các tổ chức kinh tế được

Nhà nước được giao không thu tiền dẫn đến tình trạng nhiều sai phạm.

3.5.2. Giải pháp về kinh tế

Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn thành phố các tổ chức vi phạm về quản lý sử dụng đất chủ yếu là UBND cấp xã, phường và các tổ chưc kinh tế không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án dẫn đến xây dựng chậm tiến độ hoặc để hoang hóa (công ty HUD, Công ty CP đầu tư khu du lịch Phim trường VINA, Công ty TNHH MTV Đồng Tâm Quảng Ngãi...). Mặt khác việc đầu tư kinh phí cho công tác quy hoạch còn ít do đó chưa lập được quy hoạch chi tiết đến cấp phường để làm căn cứ cho công tác giao đất, cho thuê đất. Do đó cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Đối với những nơi địa phương có ưu đãi kêu gọi đầu tư: Để hạn chế các trường hợp Chủ đầu tư thực hiện dự án dở dang rồi chuyển nhượng thu lợi hoặc thế chấp giao dịch về quyền sử dụng đất. Yêu cầu chủ đầu tư tạm nộp số tiền thuê đất, tiền sử dụng đất – dạng ký quỹ tương ứng với số tiền phải nộp vào tài khoản của Nhà nước, sau đó nếu đơn vị triển khai dự án đúng mục đích, đúng tiến độ theo phương án đầu tư đã được duyệt thì sẽ được hoàn trả lại toàn bộ số tiền tạm ứng (có thể linh hoạt hoàn trả dần theo tiến độ thực hiện dự án theo tháng, quý, … cho phù hợp nhằm hạn chế chiếm dụng vốn của nhà đầu tư). Nếu không thực hiện đúng theo cam kết trong dự án đầu tư thì sung vào công quỹ số tiền đã ký quỹ đồng thời thu hồi giấy chứng nhận đầu tư thu hồi dự án.

- Đầu tư kinh phí, hoàn thiện việc lập quy hoạch chi tiết đến cấp xã, phường, có quy hoạch chi tiết vừa làm cơ sở pháp lý vừa là chuẩn để kiểm tra đối chiếu trong quá trình quản lý, sử dụng đất.

- Phát huy tốt vai trò của tổ chức phát triển quỹ đất trong việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sớm nhận được mặt bằng để thực hiện dự án. Như đối với các diện tích có vi phạm củng cố cơ sở pháp lý để lập thủ tục thu hồi và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất, lập kế hoạch khai thác, sử dụng hoặc để giao cho những tổ chức đơn vị có nhu cầu sử dụng; kiên quyết không để các tổ chức tự khắc phục hậu quả.

- Việc tư vấn, giới thiệu, bố trí cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng đất phải dựa trên cơ sở ưu tiên phát triển vào các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp tập trung để dễ quản lý cũng như các vấn đề khác trong quá trình sử dụng đất.

3.5.3. Về giải phóng mặt bằng và tái định cư

Toàn bộ công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB thuộc địa phương nào thì UBND huyện, thành phố nơi đó chịu trách nhiệm thực hiện trên cơ sở chính sách, quy định chung của nhà nước và của tỉnh, đảm bảo nhanh, gọn, ổn định kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài.

Giao Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB áp dụng riêng cho các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó có cơ chế, chính sách riêng về việc bố trí đất ở cho các hộ phải tái định cư, các hộ bị thu hồi đất với tỷ lệ lớn. Yêu cầu phải giành các lô đất thuận lợi cho kinh doanh, dịch vụ để giao cho các đối tượng trên, đảm bảo họ có thể chuyển ngay từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ.

3.5.4. Giải pháp về khoa học công nghệ

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy công tác theo dõi việc sử dụng đất của các tổ chức từ lâu nay còn bằng hình thức thủ công, chưa khoa học, việc theo dõi cập nhật biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa kịp thời. Vì vậy để theo dõi quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức một cách thuận lợi, khoa học thì chúng ta cần phải:

Cần đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai đầy đủ và minh bạch, nhằm cung cấp các thông tin về đất đai đầy đủ và chính xác cho các nhà đầu tư.

Đặc biệt là khu vực có quy hoạch, các khu vực đã được giải phóng mặt bằng chờ đầu tư...thiết lập được hệ thống hồ sơ địa chính hoàn chỉnh tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, siêu tra, cập nhật thông tin của thửa đất được nhanh chóng chính xác.

Tạo điều kiện trong trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý, giữa cơ quan quản lý với người dân giúp cho công tác quản lý Tài nguyên và Môi trường được chính xác hiệu quả hơn.

Đầu tư đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác quản lý đất đai; tổ chức thực hiện về việc lập và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất tổ chức trên địa bàn thành phố để phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về đất đai cả trước mắt và lâu dài.

3.5.5. Giải pháp về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong thời gian tới - Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng đất trái pháp luật, hiệu quả thấp theo hướng sau:

+ Thu hồi diện tích giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng, chuyển nhượng trái phép, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, diện tích dư thừa so với tiêu chuẩn, vi phạm quy hoạch, tiến độ đầu tư chậm, hiệu quả chưa được phát huy gây lãng phí tài nguyên đất.

+ Thông báo cho các tổ chức hiện có diện tích cho thuê, cho mượn trái phép cần đưa các diện tích đã cho thuê, cho mượn trái phép về sử dụng đúng mục đích, Đối với

các tổ chức không chấp hành cần kiên quyết thu hồi nhằm tạo quỹ đất cho dự phòng phát triển hoặc giao cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu sử dụng,

- Những diện tích lấn, chiếm và để bị lấn, bị chiếm cần rà soát lại quá trình sử dụng. Đối với những diện tích đủ điều kiện thì hợp thức hoá cho người đang sử dụng, còn đối với những diện tích không đủ điều kiện tiến hành thu hồi để trả lại đất cho người sử dụng đất trước đây hoặc nhà nước thu hồi.

- Diện tích hiện còn tranh chấp cần tiến hành rà soát, đầu tư công tác giải quyết dứt điểm tránh tình trạng tranh chấp kéo dài ảnh hưởng xấu tới quá trình sử dụng đất và ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức đã được giao và thuê đất tại thành phố quảng ngãi (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w