CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN TÁI CƠ CẤU HỆ
1.2. Vai trò của thông tin trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử về tái
1.2.1. Vai trò của thông tin trên báo chí về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam
Thông tin trong đời sống xã hội ngày nay được coi là nhu cầu thiết yếu, là công cụ điều hành, quản lý của từng đất nước, là phương tiện hữu hiệu đề mở rộng giao lưu, hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc. Trong từng quốc gia, thông tin là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin của con người càng cao. Và Báo chí chính là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ chuyến tải những thông tin đó cùng với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta tới người dân và ngược lại, phản hồi ý kiến của người dân về quá trình thực thi và giám
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình, lộ trình, đòi hỏi không chỉ riêng ngành Ngân hàng mà cần có sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và các cơ quan chức năng.
Tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, Điều 2 - Tổ chức thực hiện có ghi:
“1. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: ..." Chủ trì, phối hợp và chủ động cung cấp thông tin cho Bộ Thông tin và Truyền thông, ủy han nhân dân các tỉnh, thành phô và các cơ quan thông tân, bảo chí tăng cường thông tin, tuyên truyên về cảc chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật, diễn biến về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu để tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong toàn xã hội...
6. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông: Phổi hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan, tổ chức, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phổ trực thuộc trung ương có liên quan và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong công tác chỉ đạo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngần hàng, cơ cấu lại hệ thống tô chức tín dụng và xử lỷ nợ xấu”.
Như vậy, Chính phủ cũng đã chỉ đạo rõ nhiệm vụ của cơ quan báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật, diễn biến về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu. Để có được sự thống nhất nhận thức của toàn xã hội về chủ trương này thì Báo chí đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.Việc thông tin, tuyên truyền về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam cần được thực hiện trên tất cả các loại hình báo chí truyền thông, trong đó có báo điện tử.
1.2.2. Vai trò của thông tin trên báo điện tử về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam
Vai trò của thông tin trên báo điện tử về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, thông tin gắn với đặc diêm của báo điện tử. Mặc dù ra đời muộn nhất nhưng báo điện tủ’ lại hội tụ được các thế mạnh của nền khoa học công nghệ hiện đại, thể hiện những tính năng vượt trội. Khả năng cập nhật thông tin của báo điện tử có thể nói là nhanh nhất, nóng hổi nhất ở mọi lúc, mọi nơi, tạo sự kết nối toàn cầu mà không phụ thuộc vào không gian, thời gian, thông qua tốc độ đường truyền internet. Nó có thể cung cấp một ngôn ngữ truyền tải mới lạ và hấp dẫn dưới dạng thồng tin đa phương tiện. Các sự kiện, thông tin được cập nhật trên báo điện tử không chỉ thể hiện bằng văn bản mà còn được tích hợp bằng cả hình ảnh, âm thanh, clip, video... tại hiện trường cùng với sự tương tác, phản hồi của độc giả, điều này đã làm tăng tính hấp dẫn của các thông tin trên báo điện tử lên rất nhiều so với các loại hình báo chí khác.
Thứ hai, thông tin gắn với số lượng người sử dụng internet nhiều và ngày càng tăng. Theo đánh giá của Báo điện tử VTV news, năm 2017 là năm đánh dấu mốc 20 năm internet có mặt tại Việt Nam. Từ con số 0 của những nãm đầu thập niên 90, Việt Nam đã trở thành một trong những nước có tỷ lệ người sử dụng inetemet hàng đầu trong khu vực. Đặc biệt, mạng 4G phát triển với hàng trăm nghìn trạm thu phát sóng phủ 95% dân số trong cả nước.
Theo Người làm báo Online (http://nguoilambao.vn/tang-ty-le-nguoi- dung- internet-viet-nam-len-muc-80-90-dan-so-n4876.html), phát biểu tại buổi “Tọa đàm về công dân số và hướng ứng ngày sử dụng an toàn internet 2017” diễn ra vào 22/2/2017 tại Hà Nội, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và truyền Thông - ông Nguyễn Thanh Hải cho biết, Việt Nam
hiện có khoảng 50 triệu người sử dụng internet, đạt tỷ lệ trên 53% dân số, cao hơn mức trung bình thế giới là 46,64%.
Số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social cũng cho biết, tính đến tháng 1/2017, Việt Nam có 50,05 triệu người sử dụng internet, chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016, đứng vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia có số lượng người sử dụng internet nhiều nhất tại châu Á. Tính đến tháng 1/2018, Việt Nam có tổng số gần 64 triệu người dùng internet, tăng khoảng 27,5% so với cùng thời điểm năm 2017, đây là con số thể hiện sự tăng trưởng không hề nhỏ về số lượng người sử dụng internet ở Việt Nam hiện nay.
Như vậy, thông qua các số liệu thống kê trên cho thấy, số lượng người sử dụng internet ở Việt Nam hiện nay là khá lớn và ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Điều này thể hiện sức hút mạnh mẽ của công nghệ thông tin thông qua các tiện ích của internet, đặc biệt là các trang báo điện tử và trang mạng xã hội đối với công chúng.
Dịch vụ internet tạo nên một mạng thông tin báo chí điện tử sôi động có sức hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày, báo điện tử đã và đang trở thành một công cụ hữu ích có tác động lớn đến độc giả.
Thứ ba, thông tin gắn với đặc điểm của thông tin về hệ thống ngân hàng. Khác với các thông tin về văn hóa xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng..., thông tin về về hệ thống ngân hàng có những đặc điểm sau: (i) mang tính tổng hợp và là thước đo tình trạng sức khỏe của nền kinh tế. Các thông tin về lạm phát, lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, tái cơ cấu, nợ xấu... đều là những thông tin phản ánh tình trạng sức khỏe của nền kinh tế tại một thời điểm nhất định; (ii) có tác động trực tiếp, nhanh chóng đến thị trường tài chính và có khả năng dẫn dắt, định hướng dòng vốn trong xã hội, do vậy, thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội, các nhà đầu tư; (iii) có tính “nhạy cảm”
cao, đòi hỏi sự thận trọng, chuẩn xác trong việc phát ngôn, đưa tin, bình luận;
(iv) ngày càng mang tính phổ biến. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh
tế - xã hội, các thông tin về tài chính, ngân hàng được chú trọng nhiều hơn.
Các phương tiện truyền thông đều giành những thời lượng quan trọng, những trang chủ đạo hay giờ cao điểm để truyền tải các thông tin về tỷ giá, lãi suất, diễn biến của thị trường chứng khoán, những biến động của hệ thống ngân hàng. Thông tin về thị trường tài chính tiền tệ ngân hàng đã trở thành nhịp thở của đời sống kinh tế hiện đại.
Trong thời gian qua, cùng với các loại hình báo chí khác, báo điện tử đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm cầu nối truyền tải những thông tin về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về các hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung, về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nói riêng.
Tần suất thông tin về quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng xuất hiện nhiều trên các trang báo điện tử, trong đó có những bài phân tích, đánh giá có chiều sâu của các chuyên gia kinh tế, tài chính, ngân hàng. Thông tin trên báo điện tử có tác động trực tiếp, nóng hối tới người đọc, đặc biệt là các thông tin phản hồi, chia sẻ của công chúng đã giúp cho bài viết tiếp tục được đẩy lên, thu hút người đọc, mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc tuyên truyên, định hướng dư luận vê các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thông tin về quá trình triển khai tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Có thể nói, trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì báo điện tử là xu thế phát triển tất yếu của xã hội hiện đại. Mặc dù trên thực tế, không chỉ có báo điện tử mà các loại hình báo chí khác cũng đều tham gia tích cực vào công tác thông tin, tuyên truyền về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, song, báo điện tử với nhiều ưu điểm vượt trội là loại hình có những thế mạnh rõ rệt trong việc truyền tải thông tin tới công chúng về chủ đề này.