Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam trên báo điện tử (Trang 100 - 106)

CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG THÔNG TIN VÈ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỦ

2.3. Đánh giá chất lượng thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam

2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế

2.4.2.1. Do nguồn thông tin bị hạn chế

Sự phôi họp cung câp thông tin của cơ quan liên quan chưa thực sự hiệu quả

Thời gian qua, mặc dù, đã có văn bản chỉ đạo của Chính phủ trong cung cấp thông tin cho co quan báo chí đối với các cơ quan hành chính nhà nước, tuy nhiên, sự phối hợp cung cấp thông tin của cơ quan liên quan chưa thực sự hiệu quả. Trong quá trình triển khai tác nghiệp, các nhà báo gặp rất nhiều khó khăn việc thu thập thông tin về quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Nguồn tin thu thập được chủ yếu nhờ vào các môi quan hệ sẵn có nên số liệu thông tin không đầy đủ, không chính xác và thiếu kiểm chứng.

Ngay chính NHNN, cơ quan NHTW của các ngân hàng, nơi phát đi các thông điệp điều hành chính sách tiền tệ, định hướng chỉ đạo hoạt động ngân hàng, cũng có thể gọi là nơi khó tiếp cận đối với báo chí. Đặc biệt là các thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được NHNN phát đi một cách dè dặt, chậm chạp, không cởi mở, khiến cho báo chí rất khó khăn trong việc tiếp cận thông tin. Trên thực tế, chỉ có một số ít cơ quan báo chí nằm trong danh sách cho phép tiếp cận thông tin của NHNN, các tờ báo còn lại phải chờ khai thác lại thông tin trên các báo kia. Điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trên báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng thời gian qua.

TS. Nguyễn Minh Phong, Báo Nhân Dân nhận xét: “Trách nhiệm cung cấp thông tin và giải trình của cơ quan hữu quan chưa tốt”. Còn theo Nhà

báo Nghiêm Quang Cảnh, Thời báo Ngân hàng: “Phỏng viên gặp khỏ khăn trong tiếp cận người cỏ trách nhiệm thông tin. Cũng vì lý do nhạy cảm nên thông tin tải cơ cấu thường được các cơ quan chức năng giữ kín, ngại cung cấp cho thông tin bảo chí”. Nhà báo Hoàng Anh Minh, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư, phụ trách VietnamFinance, cũng nêu: “Việc tiếp cận thông tin chính thống từ cảc cơ quan quản lý nhà nước hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Các cơ quan quản lỷ vẫn có xu hướng không muốn cung cấp các thông tin của mình mặc dù theo luật định, có những thông tin không thuộc diện bỉ mật hoặc cấm công bố ”.

Thiếu minh bạch thông tin từ các NHTMCP và NHTMCP nhà nước Trên thực tế, các thông tin, số liệu về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là những thông tin nhạy cảm, không dễ gì các nhà báo có thể tiếp cận đuợc, nhất là đối với các ngân hàng yếu kém, ngân hàng có nợ xấu cao, ngân hàng đang nằm trong vùng có nguy cơ sáp nhập, mua lại... Mặt khác, không ít ngân hàng thương mại cổ phần, thương mại cổ phần nhà nước chưa coi minh bạch thông tin và cập nhật chính xác thông tin về kết quả kinh doanh là yêu cầu tất yếu;

nếu thồng tin không minh bạch, sẽ dẫn đến tình trạng giảm niềm tin, giảm sức thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Theo ThS. Nguyễn Hữu Mạnh, Tạp chí Ngân hàng: “Nguồn thông tin hạn chế, đặc biệt là bảo cáo tài chính của các NHTM cung Cấp cho bảo chỉ hầu như rất sơ sài Nhà báo Phạm Văn Hiếu, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ cũng phản ánh: “Trong quá trình tác nghiệp, tôi thấy khó khăn nhất vẫn là việc tiếp cận thông tin của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các ngân hàng”.

2.4.2.2. Do sự chỉ đạo công tác thông tin của các cơ quan báo điện tử chưa thực sự quyết liệt

Mặc dù các tờ báo điện tử cũng đã tích cực quan tâm đến công tác phối hợp với các cơ quan chức năng để cung cấp thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, song cồng tác chỉ đạo thông tin, tuyên truyền chưa thực sự mạnh mẽ, quyết liệt. Chưa có một cơ quan báo điện tử nào có kế hoạch cụ thể về tuyên truyền tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, cũng như chưa có một tờ báo điện tử nào xây dựng được chuyên trang, chuyên mục riêng về thông tin tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Việc tuyên truyền hầu như được tập trung khi diễn ra các sự kiện họp Quốc hội hoặc các sự kiện xử lý các ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu, mua bán và sáp nhập các ngân hàng... Như nhà báo Phạm Văn Hiếu, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ nhận xét: “Chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã được thông tin khả nhiều trên bảo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, nhưng chưa rõ ràng. Một số ngân hàng trong diện tải cơ cấu từ năm 2012 song đến nay hoạt động vẫn chưa tốt, gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống nhưng ỉt được các báo điện tử thông tin”.

2.4.2.3. Hạn chế về trình độ chuyên

ngành của phóng viên, biên tập viên

Hầu hết, các phóng viên, biên tập viên được đào tạo chuyên ngành báo chí, có rất ít phóng viên chuyên về ngành tài chính, ngân hàng. Vì vậy, khi tác nghiệp về hoạt động ngân hàng nói chung, tái co cấu hệ thống ngân hàng nói riêng, các phóng viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển tải những vấn đề xung quanh lộ trình tái co cấu cũng như đánh giá, xử lý các vấn đề về sai phạm trong hoạt động ngân hàng. Còn theo Nhà báo Nghiêm Quang Cảnh, Thời báo Ngân hàng: “Lĩnh vực tài chính ngân hàng có sự nhạy cảm nhất định tới thị trường, và đó là khó khăn, cản trở với phóng viên tác nghiệp

Bên cạnh đó, nhiều cơ quan quan báo chí cũng chưa thực sự coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chuyên ngành cho nhà báo. Bản thân một số nhà báo chuyên ngành ngân hàng cũng chưa quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. TS. Nguyễn Minh Phong, Báo Nhân Dân cũng đã nhận xét: “Các phóng viên, nhà bảo cần phải có kiến thức chuyên ngành, cần có bản lĩnh phản biện, sự nhạy bẻn và khả năng tổng hợp, phát hiện và phân tích cao, cỏ năng lực diễn đạt tốt...”. Cùng quan điểm, nhà báo Phạm Văn Hiếu, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ cũng cho rằng:

“Hầu hết các phóng vỉên/nhà báo đều tốt nghiệp từ cảc trường bảo chỉ, ít người được đào tạo về ngành tài chỉnh - ngân hàng nên các bài viết chưa sâu, chưa làm rõ được bản chất của tải cơ cấu của hệ thống ngân hàng ...”

2.4.2.4. Mạng lưới cộng tác viên chưa

được quan tâm đúng mức

Muốn đảm bảo duy trì chất lượng cho tờ báo, không chỉ có đội ngũ phóng viên, biên tập viên, tòa báo phải quan tâm, nuôi dưỡng, phát triển đội ngũ cộng tác viên tích cực có tiềm năng.

Để có được các tác phẩm có chất lượng thì ngoài việc khai thác các cây bút tòa soạn, các tờ báo cần thiết phải xây dựng, thu hút được đội ngũ cộng tác viên là các cây viêt chuyên ngành vê tài chính - ngân hàng hoặc các lãnh đạo, quản lý trong ngành ngân hàng, các NHTM, vì họ là những nguời có kiến thức thục tế, am hiểu chuyên sâu về hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, hầu hết hiện nay, ở các tòa soạn báo, đặc biệt là báo điện tử, đội ngũ cộng tác viên vẫn chưa thực sự được quan tâm và phát triển. Trên 3 tờ báo khảo sát, các tác giả chủ yếu là phóng viên của tòa soạn, ít thấy xuất hiện các bài viết của cộng tác viên.

2.4.2.5. Do phương pháp trình diễn thông tin chưa hiệu quả

Thông tin được nhắc đi nhắc lại cùng một nội dung, hình ảnh trên nhiều tờ báo, gây nhàm chán.. Bên cạnh đó, với những lối mòn đưa tin, đặt tít cùng với những nội dung chỉ mang tính chất thông báo, phản ảnh làm cho công chúng giảm hứng thú với các thông tin kiểu này. Ví dụ, trên Báo Nhân Dân điện tử có bài “Chủ động điều hành chính sách tiền tệ” đăng ngày 18/6/2017 và bài “Chủ động điều hành chỉnh sách tiền tệ, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng” đăng ngày 18/7/2017; còn trên Thời báo Ngân hàng cũng có giật một tít na ná như trên, bài “Điều hành chỉnh sách tiền tệ: Không chủ quan với lạm phát” đăng ngày 7/7/2017. Điều này có thể do đặc thù của báo điện tử là thông tin nhanh nên không có nhiều thời gian cho phóng viên, biên tập viên chuyên tâm vào các bài viết chuyên sâu, phân tích và mổ xẻ các sự kiện để làm rõ bản chất của vấn đề. Đặc biệt, đối với các tờ báo ngoài ngành như Nhân Dân điện tử thì việc này càng khó khăn bởi tái cơ cấu hệ thống ngân hàng chỉ là một mảng thông tin trong tổng thể cấu trúc thông tin mà tờ báo có trách nhiệm thông tin cập nhật hàng ngày, hàng giờ tới công chúng.

Tiểu kết Chương 2

Trên đây là kết quả khảo sát thực trạng về chất lượng thông tin tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam trên Báo điện tử. Các tờ báo điện tử đã thông tin khá đẩy đủ, toàn diện về các vấn đề liên quan đến tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Thông qua thực trạng khảo sát, tác giả đã đưa ra nhận xét, đánh giá, mặt thành công cũng như hạn chế của thông tin về tài cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam trên báo điện tử, nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó.

Từ kết quả khảo sát trên 3 tờ báo điện tử, tác giả đã phân tích chi tiết

đó, làm cơ sở cho việc xây dựng những giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam trên báo điện tử (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w