CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG THÔNG TIN VÈ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỦ
2.2. Khảo sát thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam trên 3 tờ báo điện tử
2.2.3. Về hình thức thông tin
2.2.3.1. Thể loại tác phẩm
báo chỉ được sử dụng để thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Hình thức thông tin vê tái cơ câu hệ thông ngân hàng trên báo điện tử thông qua 3 tờ báo điện tử được phản ánh tương đối đa dạng. Dựa trên các tôn chỉ, mục đích và tính chất của mỗi tờ báo, các tác giả đã thể hiện tác phẩm của mình bằng nhiều hình thức thông tin phù hợp như: tin, bài phản ánh, phong vấn, bình luận, phóng sự điều tra,... để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng và và thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trên thực tế hiện nay, các khái niệm, quan điểm và ranh giới giữa một số thể loại báo chí rất mỏng manh, có những bài không nhận diện được thể loại, thậm chí không ít tác giả không phân biệt được chính xác bài viết của mình thuộc thề loại nào, nhất là đối với báo điện tử, các thể loại dường như bị pha trộn khó phân biệt, chẳng hạn tin sâu với bài phản ánh; phản ánh với ghi
khố luận văn này, tác giả muốn tập trung vào một số thể loại mà báo điện tử thường sử dụng.
Khảo sát trên 3 tờ báo điện tử, dựa trên tính chất của thông tin, tác giả tạm phân chia 279 tin bài thu được thành các thế loại với số lượng như sau:
114 tin; 111 bài phản ánh; 30 bài phỏng vấn và 24 bài thể loại nghiên cứu, phản biện).
Thể loại tác phẩm báo chí thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (Thời gian từ tháng 1-12/2017)
Đơn vị tính: Tin bài Báo Nhân dân
điện tử
TBKT VnEconomy
Thời báo
Ngân hàng Cộng
SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ
(%)
Tin 29 46.77 41 46.07 44 34.37 114 40.86
Bài phản
ánh
26 41.94 38 42.70 47 36.72 111 39.79
Phóng vấn, diễn đàn trao đổi
2 3.23 4 4.49 24 18.75 30 10.75
Bài nghiê n cứu, phản
biện
5 8.06 6 6.74 13 10.16 24 8.60
Tổng
cộng 62 100 89 100 128 100 279 100
Biểu đồ 4: Thể loại tác phẩm báo chí
Báo Nhân Dân điện tử có 62 tin bài thông tin vê tái cơ câu hệ thông ngân hàng Việt Nam; trong đó, có 29 tin, 26 bài phản ánh, 2 bài diễn đàn trao đổi, phong vấn, 5 bài nghiên cứu phản biện. Các tin bài trên báo Nhân Dân điện tử chủ yếu mang tính chất thông tin và phản ánh, định hướng công chúng trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Cụ thể như các tin bài: “Bức tranh tài chính 2016 và kỷ lục ngoại hối” của tác giả X.B, đăng ngày Chủ Nhật, 01/01/2017; bài “Linh hoạt điều hành chỉnh sách tiền tệ” của tác giả Hồng Anh, đăng ngày Chủ Nhật, 29/01/2017; bài “Cơ cấu lại hệ thống các tô chức tín dụng” của tác giả Anh Vũ, đăng ngày Chủ Nhật, 30/07/2017; hoặc bài “Vận hành hiệu quả thị trường chứng khoản phái sinh” của tác giả Sông Trà, đăng ngày Thứ Ba, 15/08/2017. Chỉ có 02 bài mang tính chất nghiên cứu, phản biện, đó là bài:
“Ngành ngần hàng Việt Nam 2016 - một năm nhìn lại” của TS. Nguyễn Minh Phong, đăng ngày Thứ Tư, 04/01/2017; và bài “Điểm nhấn trong hoạt động ngân hàng 2017” của TS Nguyễn Minh Phong và ThS. Nguyễn Trần Minh Trí, đăng ngày 21/11/2017.
Thời báo Kinh tế VnEconomy có 89 tin bài, trong đó có 41 tin; 38 bài phản ánh; 4 bài phỏng vấn và 6 bài nghiên cứu, phản biện. Ngoài chủ trương thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tái cơ cấu như loạt bài: “Mở van vốn cho “big 4” ngân hàng” của tác giả Minh Đức, đăng ngày 15/08/2017; bài “Thủ tướng duyệt đề ản tải cơ cấu ngành ngân hàng” của tác giả Bảo Quyên, đăng ngày 22/07/2017; hoặc bài
“Thông mạch tải cơ cấu ngân hàng: Cho để nhận?” của tác giả Minh Đức, đăng ngày 11/04/2017. VnEconomy còn có một số bài viết chuyên sâu, phân tích, đánh giá, phản biện quá trình thực thi chính sách, hoặc dự báo về tình hình tái cơ cấu của các ngân hàng, cụ thể như bài: “Sắp thực hiện phương án cơ cấu 5 ngân hàng trong năm 2017” của tác giả Minh Đức, đăng ngày 04/01/2017, dự báo về việc sẽ tiếp tục cơ cấu 5 ngân hàng thương mại, trong đó có 3 ngân hàng mà NHNN đã mua lại bắt buộc với giá 0 đồng, bao gồm:
Xây dựng (CB), Đại Dương (Ocean Bank), Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank); Bài
“Nhiều cơ hội mở cho “ngân hàng 0 đồng”, dự báo về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD vừa được Quốc hội thông qua kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngân hàng 0 đồng. Là một trong những TCTD thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật, với các “ngân hàng 0 đồng”, đây chính là cơ hội để hiện thực đề án tái cơ cấu các ngân hàng này; hoặc bài: “Ngân hàng tìm lạỉ thời hoàng kim” của tác giả Vũ Ca, đăng ngày 07/05/2017, phân tích sâu hơn về khung khổ các chuẩn mực cao hơn trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, sự trở lại thời hoàn kim lợi nhuận của các ngân hàng năm 2017 đã bớt “ảo” so với những năm trước; bài “Trói buộc tại ngân hàng lớn nhất Việt Nam” của tác giả Minh Đức, đăng ngày 23/02/2017, phân tích những rào cản trói buộc, các ngân hàng lớn nhất Việt Nam đang đến gần giới hạn phát triển nếu cơ hội không mở ra như quy định về tăng vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn, chuẩn mực Basel 2...; hoặc bài “Ngân hàng và những đồng vốn đột ngột “chết”” của tác giả Minh Đức, đăng ngày 24/04/2017, phân tích và nêu ra lý do một phân do Việt Nam luôn phải đảm bảo tôi đa lợi ích người gửi
tiền và chưa cho ngân hàng phá sản. Trước các thông tin nhạy cảm, nguồn lực tiền gửi bị tác động, có thể dẫn đến mất thanh khoản, hệ lụy đối với nền kinh tế nhanh chóng lan sang tín dụng, lãi suất, chi phí của nền kinh tế và xáo trộn xã hội. Tuy nhiên, các bài viết lựa chọn hình thức thể loại này không nhiều và cũng chưa gợi mở được những khuyến nghị cho phần thực thi chính sách.
Thời báo Ngân hàng có 84 tin bài, trong đó có 44 tin; 47 bài phản ánh;
24 bài phỏng vấn và 13 bài nghiên cứu, phản biện chính sách. Do đặc trưng của tờ báo ngành ngân hàng nên thông tin về tái cơ cấu trên Thời báo Ngân hàng nhanh và luôn bám sát các chủ trương, chính sách cùa Đảng, Nhà nước và NHNN Việt Nam. số bài sử dụng hình thức phỏng vấn cũng nhiều hơn so với các tờ báo khác. Nhìn chung, các bài viết đều thể hiện được thông tin tới người đọc những vấn đề nổi cộm từ quá trình tái cơ cấu. Tuy nhiên, các bài viết cũng mới chỉ dừng lại ở mặt tích cực, các sai phạm hoặc xử lý sai phạm hầu như mới chỉ được đề cập, chưa đi sâu vào các vấn đề. Cụ thể như bài “Đề ản cơ cấu lại hệ thống cảc TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”
của tác giả Minh Trí, đăng ngày 22/07/2017; Bài phỏng vấn “Tái cơ cấu toàn diện hệ thống TCTD ” phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng - NHNN của nhóm phóng viên TBNH, đăng ngày 03/02/2017; Bài phỏng vấn “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Nắm bắt cơ hội, xử lỷ dứt diêm ” của tác giả Quỳnh Linh, phỏng vấn ông Fujita Yasuo, Trưởng đại diện JICA Việt Nam, về các dự án hỗ trợ kỹ thuật của JICA dành cho NHNN, trong đó có Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu; bài “Tai cơ cấu nhìn từ kỉnh nghiêm Tây Ban Nha” của TS. Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ưỷ ban Kinh tế của Quốc hội, đăng ngày 26/10/2017.
Để làm rõ hơn về hình thức thồng tin qua các vấn đề nêu trên, xin được điểm qua các hình thức thông tin mà Báo Nhân Dân điện tử, Thời báo Kinh tế VnEconomy, Thời báo Ngân hàng đã sử dụng:
- Tin tức
Qua khảo sát, thể loại tin tức được 3 tờ báo điện tử được sử dụng phổ biến nhất. Trong số 279 tin bài thu được sau khảo sát thì hình thức thông tin bằng đưa tin về quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có tới 114 tin (chủ yếu là tin dài), chiếm 40,86%. Ưu điểm của hình thức này là thông tin nhanh, cập nhật nóng hổi, khách quan và chính xác nhất các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến các sự kiện, diễn biến về về quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Thời báo Kinh tế VnEconomy có thể nói đi đầu trong việc sử dụng thể loại báo chí này. Điển hình như các tin: “Sắp thực hiện phương án cơ cấu 5 ngân hàng trong 2017” của tác giả Minh Đức, đăng ngày 4/1/2017; “Xử lỷ 45.000 tỷ nợ xấu, lợi nhuận các ngân hàng tăng mạnh” của tác giả Nhật Nam, đăng ngày 8/10/2017; “Dừng việc Ngân hàng Nhà nước mua ngân hàng giả 0 đồng” của tác giả Nhật Nam, đăng ngày 12/4/2017; trợ vốn lãi suất 0% cho “ngân hàng 0 đồng”?” của tác giả Thùy Duyên, đăng ngày 29/3/2017; “Sacombank tăng tốc trong sóng gió ” của tác giả Minh Đức, đăng ngày 14/6/2017...
Thời báo Ngân hàng điện tử có các loạt tin: “Tăng quyền xử lỷ tài sản bảo đảm cho TCTD và VAMC” của tác giả Minh Trí, đăng ngày 29/03/2017;
““Soi” kết quả kinh doanh của Sacombank” của PV, đăng ngày 3/8/2017;
“Agribank và VAMC “bắt tay” họp tác xử lỷ nợ xấu” của tác giả T. Huyền, đăng ngày 28/10/2017; và “Ngân hàng - Fỉntech: Hợp tác cùng phát trỉên ” của MK, đăng ngày 10/11/2017; “Một năm thành công của “anh cả” ngân hàng” của Hoàng Anh, Trung Kiên... là những tin tức mang tính thời sự cao, bám sát bào các sự kiện xảy ra để thông tin và định hướng cho người đọc có cái nhìn đúng đắn về quá trình tái cơ cấu.
Trên báo Nhân Dân điện tử có một số tin tiêu biểu như “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng” của tác giả Anh Vũ, đăng ngày Chủ Nhật, 30/07/2017, thông tin ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
1058/QĐ-TTg ban hành Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 nhằm tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng Việt Nam đấy nhanh tiến trình tái cơ cấu theo hướng lành mạnh hóa, xử lý dứt điểm nợ xấu, củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế; hoặc “Cải cách hành chính gắn với nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành” của tác giả Hồng Anh, đăng ngày 26/6/2017; “Linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ” của tác giả Hồng Anh, đăng ngày 14/11/2017.
- Bài phản ánh
Thể loại phản ánh thông tin về quá trình triển khai tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được 3 tờ báo điện tử được sử dụng thường xuyên. Đó là những dạng bài phản ánh đáp ứng các tiêu chí cơ bản của một tác phẩm báo chí là tính xác thực, tính thời sự và tính định hướng trực tiếp. Qua khảo sát, tác giả đã thu được 111 bài phản ánh trên 3 tờ báo, chiếm 39,79% trên tổng số tin bài. Các bài phản ánh luôn bám sát vào quá trình triến khai tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đế phản ánh một cách chính xác, khách quan các diễn biễn xung quanh qua trình thực thi.
Thời báo Kinh tế VnEconomy là tờ báo đi đầu trong thể loại phản ánh, tiêu biểu như các bài: “Sẽ mở cơ chế rắn quản lỷ ngân hàng thương mại 2017” của tác giả Minh Đức, đăng ngày 25/01/2017, phản ánh NHNN sẽ bắt buộc một số trường hợp cần thiết phải tăng vốn điều lệ, kiếm soát việc phân phối lợi nhuận của các tổ chức tín dụng, tập trung cụ thể hơn vào mục tiêu tăng cường an toàn hệ thống, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu; Bài “Thống đốc:
“Xử lý được nợ xấu, lãi suất sẽ giảm ”” của tác giả Nguyễn Lê, đăng ngày 12/6/2017, phản ánh về việc Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng giải trình tại phiên thảo luận của Quốc hội vòng 2 dự thảo nghị quyết xử lý nợ xấu; Bài
“Ngân hàng bị mua bắt buộc trong tình huống nào?" của tác giả Nguyên Hồng, đăng ngày 08/03/2017, phản ánh nhiều ý kiến chưa đồng thuận với quá
trình thực hiện quy định về xử lý ngân hàng yếu kém, trong đó có việc mua lại bắt buộc với giá 0 đồng, dẫn tới khó khăn lớn cho NHNN khi triển khai nhiệm vụ. Bài “Thống đốc: Phả sản ngân hàng là biện pháp cuối cùng” của tác giả Nguyên Vũ, đăng ngày 26/10/2017, phản ánh ý kiến của Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng trước những ý kiến băn khoăn của các đại biểu trong phiên thảo luận về sửa đổi Luật Các TCTD sáng 26/10 của Quốc hội...
Tương tự, trên Thời báo Ngân hàng, các bài phản ánh về quá trình thực thi tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cũng được xuất hiện với tần suất khá dày.
Đáng chú ý, một số bài có nội dung phản ánh tiêu biểu như bài “Thu giữ tài sản bảo đảm: Đảm bảo không xâm phạm quyền con người” của Dương Công Chiến, đăng ngày 14/6/2017, về nội dung của dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các TCTD, đảm bảo không xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở theo quy định tại Hiến pháp; Bài
“xếp hạng tín nhiệm ngân hàng: Phải đủng người, đủng thời điểm” của Minh Khuê, đăng ngày 04/12/2017, nêu những ý kiến cảnh báo việc NHNN nên thận trọng khi công bố xếp hạng tín nhiệm ngân hàng, tránh gây ảnh hưởng, tạo tâm lý hoang mang ở người dân; Bài “Đề ản cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lỷ nợ xấu giai đoạn 2016-2020” của Minh Trí, đăng ngày 22/7/2017, phản ánh về việc Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 1058/QĐ- TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”; Bài “Chìa khóa cho quản trị NH hiệu quả”, của Minh Khuê, đăng ngày 31/5/2017, phản ánh việc hoàn thiện quy định hệ thống kiểm soát nội bộ, qua đó sẽ giúp hoạt động hiệu quả và an toàn hơn...
Trên Báo Nhân Dân điện tử, các bài phản ánh cũng xuất hiện nhưng với mức độ thưa dần. Một số bài tiêu biểu như: “Lỉnh hoạt điều hành chỉnh sách tiền tệ” của tác giả Hồng Anh, đăng ngày Chủ Nhật, 29/01/2017, thông tin về kết quả hoạt động của toàn ngành ngân hàng và dự báo năm 2017 sẽ chứa
đựng nhiều thách thức do ảnh hưởng từ biến động kinh tế, chính trị thế giới, việc điều hành chính sách tiền tệ đòi hỏi cần có sự chủ động, linh hoạt và thận trọng hơn; Bài “Nan giải nợ đọng xây dựng cơ bản” của tác giả Thu Thủy, đăng ngày 12/07/2017, phản ánh nợ đọng XDCB đang diễn ra ở mức độ nghiêm trọng, gây ra nhiều hệ quả xấu, thậm chí, một số doanh nghiệp phải giải thế hoặc phá sản; Bài “Khả quan xử lỷ nợ xấu năm 2018” của tác giả Đặng Hà My, đăng ngày 21/11/2017, phản ánh vê việc các ngân hàng thương mại đang đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu, kỳ vọng việc xử lý nợ xấu từ năm 2018 sẽ khả quan, nhưng cần có thêm chính sách hỗ trợ.
- Bài phỏng vấn
Các bài ở thể loại phỏng vấn hoặc diễn đàn trao đổi về quá trình triển khai thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được phóng viên thực hiện với các chuyên gia tài chính - ngân hàng hoặc các lãnh đạo, quản lý của các ngân hàng. Phong vấn là thể loại lâu đời thuộc nhóm thông tấn báo chí. Với báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, phong vấn dù ở hình thức nào, truyền thống hay trực tuyến, nó vẫn là thể loại thu hút sự quan tâm cùa một lượng cồng chúng đông đảo chưa từng có. Sử dụng thể loại phong vấn giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thông qua những trao đổi của các nhà báo, phóng viên với các chuyên gia tài chính ngân hàng, lãnh đạo quản lý trong lĩnh vực ngân hàng...Tuy nhiên, ở thể loại này, 3 tờ báo điện tử không thấy sử dụng nhiều.
Tổng số bài phỏng vấn thu được sau khảo sát là 30 bài, chiếm 10,75%/tổng số tin bài.
Sử dụng nhiều nhất thể loại phỏng vấn là Thời báo Ngân hàng với 24 bài diễn đàn trao đổi, phỏng vấn. Có thể kể tới các bài phỏng vấn: “Nhân sự và chiến lược “vết dầu loang”” của tác giả Thảo Nguyên, phỏng vấn TS.
Luật sư Bùi Quang Tín, giảng viên Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh về vấn đề đáng phải suy nghĩ hiện nay, đó là tình trạng khan hiếm về nhân sự cấp
cao trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam ở các vị trí chuyên gia quản lý rủi ro, quản lý cấp trung và chuyên gia tài chính đầu tư và các vị trí cấp cao khác trong ngân hàng. Nhưng cho đến giờ, các ngân hàng Việt Nam vẫn đang loay hoay với bài toán nhân sự: thừa thì vẫn thừa, mà thiếu vẫn thiếu.
Cùng chủ để trên còn có bài “Nhân lực ngân hàng trước cách mạng công nghiệp 4.0” của tác giả Thảo Minh, phong vấn bà Nguyễn Phương Mai - Giám đốc Điều hành, Công ty Tuyển dụng Nhân sự cấp trung và cấp cao Navigos Search thuộc Tập đoàn Navigos Group Việt Nam. Bà Nguyên Phương Mai đã đưa ra một sô nhận định xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới với các nhu cầu về quản trị, nhân lực trước những thay đổi do CMCN 4.0; qua đó, đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho hệ thống giáo dục đào tạo đại học ngành tài chính ngân hàng.
Bài “Ngành Ngân hàng Vĩnh Phúc: Đi đầu trong tái cơ cấu, xử lý nợ xấu” của tác giả Thu Hương, phóng viên Thời báo Ngân hàng, phỏng vấn ông Nguyễn Văn Trì, Chủ tịch ƯBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Tiếp theo là Thời báo Kinh tế VnEconomy với 4 bài phỏng vấn, điển hình như như: “Ông Nguyễn Đức Hưởng lên tiếng trước loạt tin đồn” của tác giả Minh Đức, đăng ngày 26/04/2017, thông tin những chia sẻ của ông Hưởng về những thông tin khồng chính thức lan truyền trên mạng về sở hữu chéo, mua bán cổ phần Sacombank của ông.
Bài phỏng vấn: “Thời điêm tuyệt vời đế kinh doanh tại Việt Nam ” của tác giả Duy Anh, đăng ngày 9/3/2017, phỏng vấn ông Don Lam, Tổng giám đốc tập đoàn Vina Capital trước thềm hội thảo kịch bản kinh tế Việt Nam 2017 về dự báo kinh doanh 2017. Theo ông Don Lam, việc nâng sở hữu của