Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá các mô hình trồng cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo số liệu thống kê năm 2014 khu vực các xã thuộc huyện Quảng Trạch có 105.463 người, tăng 518 người so với năm 2013. Diện tích, dân số, mật độ dân số của các xã năm 2014 thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Diện tích, dân số, mật độ dân số các xã năm 2014

TT Diện tích

(km2)

Dân số trung bình

Mật độ dân số (người/ km2)

Tổng số 450,70 105.463 234

1 Quảng Hợp 116,44 5.725 49

2 Quảng Kim 37,68 4.066 108

3 Quảng Đông 26,32 4.277 162

4 Quảng Phú 18,66 9.254 496

5 Quảng Châu 41,40 9.656 233

6 Quảng Thạch 46,85 3.832 82

7 Quảng Lưu 38,99 6.495 167

8 Quảng Tùng 10,88 6.883 633

9 Cảnh Dương 1,49 7.954 5.351

10 Quảng Tiến 13,87 2.845 277

11 Quảng Hưng 21,00 7.537 359

TT Diện tích (km2)

Dân số trung bình

Mật độ dân số (người/ km2)

Tổng số 450,70 105.463 234

12 Quảng Xuân 11,57 9.096 786

13 Cảnh Hóa 7,76 4.494 579

14 Quảng Liên 18,43 3.727 202

15 Quảng Trường 7,51 3.030 404

16 Quảng Phương 24,56 7.951 324

17 Phú Hòa 3,47 3.625 1.044

18 Quảng Thanh 3,81 4.020 1.054

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Trạch, 2014)

Trong các xã thuộc huyện Quảng Trạch thì xã Quảng Hợp có diện tích lớn nhất 116,44 km2, chiếm 25,8% tổng diện tích của huyện. Còn xã Cảnh Dương có diện tích thấp nhất 1,49 km2, chiếm 0,33% tổng diện tích.

Dân số tập trung đông nhất ở các xã: Quảng Châu 9.656 người, Quảng Phú 9.254 người, Quảng Xuân 9.096 người. Và dân số tập trung thưa thớt ở một số xã:

Quảng Trường 3.030 người, Phú Hòa 3.625 người, Quảng Liên 3.727 người.

Mật độ dân số tương đối thấp ở một số xã: Quảng Hợp 49 người/km2, Quảng Thạch 82 người/km2. Tuy nhiên, bên cạnh đó mật độ dân số ở một số xã cũng khá cao:

Cảnh Dương 5.351 người/km2, Quảng Thanh 1.054 người/km2, Phú Hòa 1.044 người/km2 .

3.1.2.2. Lao động và cơ cấu lao động

Theo thống kê năm 2014, số người trong độ tuổi lao động của các xã thuộc huyện Quảng Trạch 59.924 người, chiếm 56,82% tổng dân số. Trong đó số người trong độ tuổi lao động ở các xã tương đối cao: Quảng Phú 5.310 người, chiếm 8,86%, Quảng Châu 5.265 người chiếm 8,78%, Quảng Xuân 5.137 người chiếm 8,57%. Đây là tỉ lệ tương đối cao so với một số xã khác, nguyên nhân do cơ cấu dân số lứa tuổi trẻ và người già chiếm tỉ lệ rất cao ở một số xã: Quảng Trường, Quảng Thạch, Phú Hòa.

Bảng 3.3. Dân số trong độ tuổi lao động phân theo xã năm 2014

TT Số lao động

Tổng số 59.924

1 Quảng Hợp 3.009

2 Quảng Kim 2.325

3 Quảng Đông 2.400

4 Quảng Phú 5.310

5 Quảng Châu 5.265

6 Quảng Thạch 2.109

7 Quảng Lưu 3.842

8 Quảng Tùng 4.018

9 Cảnh Dương 4.742

10 Quảng Tiến 2.266

11 Quảng Hưng 4.303

12 Quảng Xuân 5.137

13 Cảnh Hóa 2.374

14 Quảng Liên 2.178

15 Quảng Trường 1.718

16 Quảng Phương 4.519

17 Phú Hòa 2.063

18 Quảng Thanh 2.346

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Trạch, 2014)

Về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, thì lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 60,85%, còn lại lao động tham gia vào các ngành kinh tế khác:

công nghiệp và xây dựng, dịch vụ chiếm 39,15% so với tổng số lao động xã hội.

Bảng 3.4. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

TT Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế (%) Số lao động

Tổng số 59.060

I Ngành Nông, Lâm, Thủy sản 35.937

1 Nông nghiệp 29.348

2 Lâm nghiệp 1.333

3 Thủy sản 5.256

II Công nghiệp và xây dựng 9.107

1 Công nghiệp 6.880

2 Xây dựng 2.227

III Dịch vụ 14.016

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Trạch, 2014) Sự phân công lao động xã hội trong khu vực chưa rõ nét và hầu như chưa có kế hoạch khai thác hợp lý, lực lượng lao động nhàn rỗi chiếm từ 15 ÷ 20% số lao động hiện có, thời gian sử dụng lao động thấp. Những ngày nông nhàn, lực lượng lao động sẽ dư thừa, nguồn nhân lực này một phần do không có nghề phụ, mặt khác do thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo cuộc sống. Hệ quả không thể tránh khỏi là số lao động dư thừa rời địa phương kiếm việc làm để mưu sinh, không ngoại trừ vào khai thác bất hợp pháp nguồn tài nguyên trong rừng.

Vấn đề cần quan tâm hiện nay là làm thế nào để tạo được cơ hội việc làm cho nguồn lao động dư thừa. Để giải quyết vấn đề tạo việc làm và thu hút nguồn lao động dư thừa trong khu vực cho người lao động, trung tâm dạy nghề tại các huyện đóng một vai trò rất quan trọng. Bằng việc tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm, nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động. Tuy nhiên số lượng lao động được tạo việc làm chủ yếu chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ thương mại, còn lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống vốn là thế mạnh của các xã thì chưa được quan tâm đúng mức.

3.1.2.3. Đặc điểm kinh tế

Trong những năm vừa qua, huyện Quảng Trạch đã nỗ lực tập trung mọi nguồn lực trong nhân dân, khai thác các tiềm năng, thế mạnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Kinh tế huyện Quảng Trạch trong những năm gần đây có bước phát triển đáng kể. Với việc khai thác có hiệu quả các lợi thế, tiềm năng và phát huy tối đa các nguồn lực, những năm gần đây nền kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,2%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, các chương trình kinh tế trọng điểm, nhất là chương trình nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản đã phát huy hiệu quả, sản lượng nuôi trồng tăng bình quân hàng năm từ 50 - 60%, tỷ lệ xuất khẩu đạt 40%. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng được nâng cấp, xây dựng theo hướng kiên cố hoá.

Năm 2014 giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn huyện đã tăng 13,7%, trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tăng 11,4%. Huyện đã chỉ đạo các địa phương và nhấn dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá tăng cường công tác khuyến nông chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm dần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có năng suất, hiệu quả kinh tế cao.Tổng sản lượng lương thực đạt 44.836 tấn, tăng 8,5%

so với năm 2013. Chăn nuôi phát triển nhanh, đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng các đàn gia súc, gia cầm. Trong lĩnh vực thuỷ sản, huyện đã thực hiện nhiều chính sách đổi mới, hỗ trợ, khuyến khích nhân dân đầu tư cho nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, sửa chữa, đóng mới phương tiện phục vụ cho công tác đánh bắt xa bờ. Toàn Huyện đã đầu tư đóng mới và sửa chữa được hơn 80 chiếc tàu, thuyền các loại, nâng tổng số tàu thuyền lên 1.709 chiếc với tổng công suất 42.549 CV. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá với giá trị tổng sản lượng đạt trên 85 tỷ đồng. Hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường củng cố, xây dựng với tổng số vốn đầu tư trong năm đạt 127,2 tỷ đồng. Hoạt động thương mại, dịch vụ không ngừng được mở rộng, hàng hoá, vật tư phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá các mô hình trồng cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)