Mức độ sử dụng cây dược liệu của cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá các mô hình trồng cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên cây dược liệu của cộng đồng địa phương

3.3.3. Mức độ sử dụng cây dược liệu của cộng đồng địa phương

Người dân tại khu vực nghiên cứu thường xuyên sử dụng các loài cây làm thuốc có trong vườn nhà như cây rau Ngót, Ngải cứu, Ích mẫu, Bạc hà, Nghệ...

Công dụng chính là nhằm chữa các bệnh cảm, sốt, xương khớp, bệnh phụ nữ...

Ngoài ra, họ còn hay vào các khu vực rừng lân cận để tìm các nguồn cây dược

liệu không có trong vườn nhà để chữa bệnh. Qua quá trình điều tra thực địa chúng tôi đã thống kê các loài cây thuốc được sử dụng phổ biến trong cộng đồng người dân ở khu vực nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Các loài cây thuốc được sử dụng phổ biến tại địa bàn huyện Quảng Trạch

T

T Tên khoa học

Tên phổ thông

Tên địa

phương Công dụng

1 Artemisia Vulgaris L. Ngải cứu

Ngải diệp

Điều hòa kinh nguyệt, an thai, đau bụng do lạnh, cảm cúm 2 Curcuma domestica

Valet

Nghệ vàng

Nghệ vàng

Chữa vết thương lâu lành, đau dạ dày

3 Zingiber offcinale

(Willd.) Roscoe Gừng Gừng Chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hóa, chống viêm 4 Mentha arvensis L. Bạc hà Bạc hà Chữa cảm cúm, đau bụng đi ỉa 5 Perilla fructescens (L.)

Britton Tía tô Tía tô Cảm cúm, rễ chữa động thai 6 Loenurus artemisia

(Lour.) S.Y.Hu

Ích

mẫu Ích mẫu Điều kinh, phụ nữ rong kinh sau khi sinh

7 Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers

Lá bỏng

Sống đời

Giải độc, chữa bỏng, mụn nhọt, cầm máu

8 Plantago major L. Mã đề Mã đề Chữa sỏi niệu, nhiễm trùng đường niệu, viêm kết mạc 9 Croton ascarilloides

Raeush

đèn Cù đèn Thuốc kháng sinh cho phụ nữ đẻ

10 Gynostemma pentaphyllum

Giảo cổ lam

Đờn giời

Chữa cao huyết áp, hạ đường huyết, hạ mỡ máu, giải độc gan, chữa Zona, kích thích tiêu hóa

11 Desmodium styraci tolium (Osb.) Merr

Kim tiền thảo

Đồng tiền lông

Đắp đứt tay chân, cầm máu, sỏi túi mật, sỏi thận, phù thủng

12 Solanum hainanense Cà gai Cà gai Chữa cảm cúm, đau nhức

T

T Tên khoa học

Tên phổ thông

Tên địa

phương Công dụng

Hance leo dây xương, thấp khớp, viêm họng,

giải rượu 13 Herba Passiflorae Lạc

tiên

Bồng tiên

Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa mất ngủ 14 Jasminum

subtriphnerve Blume

Lá vằng

Chè vằng

Kích thích tuyến sữa cho phụ nữ sau sinh, thanh nhiệt, giải độc

15 Mussaenda pubescens Ait. f.

Bướm bạc

Bướm bạc

Giảm đau, trị ho, sổ mũi, say nắng

16 Cyperus rotundus L. Hương

phụ Cỏ cú Chữa kinh nguyệt không đều, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa 17

Hedyotis

capitellata var. mollis Pierre ex Pit.

Dạ

cẩm Dạ cẩm

Thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu, viêm loét dạ dày

18 Smilax glabra Roxb.

Thổ phục

linh

Khúc khắc

Chữa đau xương, khử phong thấp, lợi gân cốt

19

Phyllanthus amarus Schum.et Thonn.

Diệp hạ châu

Chó đẻ Chữa viêm gan vàng da, sốt, đau mắt, rắn cắn

20 Catharanthus roseus (L.) G. Don

Dừa

cạn Tứ quý Chữa cao huyết áp, tiểu đường, điều kinh, tiêu hóa kém

(Nguồn: Điều tra các xã huyện Quảng Trạch 10/2015)

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã phát hiện ra người dân khai thác các loài cây thuốc chủ yếu bán ra thị trường hơn là dùng cho công tác chữa bệnh.

Những loài cây này thường được người dân khai thác bán cho các cơ sở thu mua và cho hội Đông y xã. Hầu hết các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc như rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt, củ. Một số loài cây có giá trị cao như Cà gai leo có giá trị khoảng 100.000 - 150.000đ/kg (khô), nụ Vối: 80.000 - 100.000đ/kg, Hoàng đằng: 70.000 - 90.000đ/kg, Cù đèn: 60.000 - 80.000đ/kg, Kim tiền thảo: 60.000 – 65.000đ/kg, Giảo cổ lam: 170.000 - 200.000đ/kg, Lạc tiên: 80.000 - 90.000đ/kg.

Tuy nhiên, đối với những loài cây mà người dân thường xuyên khai thác ở trên thì họ chỉ biết sử dụng chúng chứ không có ý thức để bảo tồn chúng. Do đó, chúng sẽ bị cạn kiệt rất nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Vì vậy, cần phải có những biện pháp tích cực để bảo tồn kịp thời, nếu có thể nên tổ chức gây trồng những loài cây này để phát triển nguồn tài nguyên là biện pháp tốt nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá các mô hình trồng cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)