CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Hiện trạng về tài nguyên cây dược liệu tại địa bàn nghiên cứu
Qua quá trình điều tra, khảo sát tại các hộ dân thu hái dược liệu, vườn nhà của các hộ gia đình, các trạm y tế, các thầy lang, các chủ thu mua dược liệu, chúng tôi đã thống kê được một số loài cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Những mẫu cây dược liệu đã được thu thập, xử lý, trình bày, xác định tên khoa học và tổng hợp. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Phụ lục 1.
Danh lục các loài cây dược liệu (Phụ lục 1) được xây dựng xếp theo nhóm công dụng điều trị từng loại bệnh cho con người. Cây dược liệu được tra cứu bao gồm thông tin họ, loài bằng tên tiếng Việt, tên khoa học. Tổng số loài chúng tôi đã thống kê được là 265 loài, thuộc 115 họ. Trong đó ngành Ngọc lan có số loài nhiều nhất là 243 loài, chiếm tỷ lệ 91,70% trong tổng số loài cây thuốc điều tra được; Ngành Dương xỉ có 11 loài, chiếm 4,15%; Ngành Thông có 5 loài chiếm tỷ lệ 1,89%. Ngành Thông đất có 3 loài, chiếm tỷ lệ 1,13%. Tỷ lệ còn lại gồm: ngành Cỏ tháp bút, ngành Tuế, ngành Dây gắm. Trong ngành Ngọc lan, lớp Ngọc lan (Hai lá mầm) chiếm tới 79,42% tổng số loài, số còn lại thuộc về lớp Hành.
3.2.2. Sự đa dạng về dạng sống của các cây dược liệu tại địa bàn nghiên cứu
Qua quá trình điều tra cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch chúng tôi thu được các dạng sống thường gặp của các cây dược liệu, cụ thể ở bảng 3.5 và biểu đồ 3.1.
Bảng 3.5. Các dạng sống thường gặp ở các loài cây dược liệu
TT Dạng sống Số loài Tỷ lệ (%)
1 Cây thân thảo 98 36,98
2 Cây thân leo 35 13,21
3 Cây thân gỗ 75 28,30
4 Cây thân bụi 46 17,36
5 Cây thủy sinh, kí sinh, phụ sinh 11 4,15
Tổng 265 100
(Nguồn: Điều tra tại các xã huyện Quảng Trạch, 2015)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Thân thảo Thân leo Thân gỗ Thân bụi Thủy sinh Số loài Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 3.1. Phân bố các dạng sống thường gặp của cây dược liệu
Về dạng sống, các loài cây dược liệu trên địa bàn huyện Quảng Trạch có số lượng nhiều nhất là ở dạng cây thân thảo, với 98 loài chiếm 36,98%, tiếp đó là cây gỗ với 75 loài, chiếm 28,30%, tiếp theo là dạng cây bụi 46 loài, chiếm 17,36% và cây thân leo 35 loài, chiếm 13,21%. Còn dạng cây thủy sinh, kí sinh, phụ sinh 11 loài chiếm 4,15%.
3.2.3. Sự đa dạng về bộ phận sử dụng của các cây dược liệu tại địa bàn nghiên cứu Việc nghiên cứu về bộ phận sử dụng của các loài cây dược liệu không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh cao của các bộ phận khác nhau mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn. Qua việc nghiên cứu về các bộ phận làm thuốc có thể phần nào đánh giá được tính bền vững trong thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng địa phương tại khu vực nghiên cứu. Kết quả điều tra về các bộ phận được sử dụng làm thuốc được thể hiện bảng 3.6.
Bảng 3.6. Sự đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc ở huyện Quảng Trạch
TT Bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ %
1 Toàn cây (TC) 65 24,53
2 Thân (T) 39 14,72
3 Rễ (R) 74 27,92
4 Lá (L) 114 43,02
5 Hoa (H) 21 7,92
6 Quả (Q) 25 9,43
7 Củ (Cu) 12 4,53
8 Hạt (Ha) 22 8,30
9 Vỏ (V) 34 12,83
10 Mủ (M) 3 1,13
(Nguồn: Điều tra tại các xã huyện Quảng Trạch, 2015)
0 20 40 60 80 100 120
Toàn cây Thân Rễ Lá Hoa Quả Củ Hạt Vỏ Mủ
Số loài Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 3.2. Phân bố của các loài cây dược liệu theo bộ phận sử dụng
Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.2 cho thấy, lá là bộ phận thường xuyên được người dân sử dụng làm thuốc nhất với 114 loài, chiếm 43,02%, thứ hai là rễ cây với 74 loài, chiếm 27,92%, thứ ba là toàn cây có 65 loài, chiếm 24,53%.
Trong các cây thuốc có nhiều bộ phận dùng làm thuốc như: lá, thân, rễ, củ, quả… Có loài cây chỉ sử dụng được một bộ phận, có loài nhiều hơn, thậm chí có loài còn sử dụng được cả cây. Nhưng trong thực tế, việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc của người dân ở địa bàn huyện Quảng Trạch là rất đa dạng và phong phú.
Việc thống kê cụ thể các bộ phận được sử dụng làm thuốc là rất khó khăn do mỗi gia đình có những cách thức sử dụng các bộ phận của cây thuốc khác nhau. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy do một số loài đã trở nên khó tìm nên người dân thường sử dụng cả cây để làm thuốc, nhất là đối với các cây thuốc dạng cỏ. Việc sử dụng rễ, cả cây của nhiều loài để làm thuốc đã dẫn đến nguy cơ suy giảm của một số loài. Do vậy, đối với những loài người dân sử dụng cả cây hay rễ, củ thì cần phải tìm ra những biện pháp bảo tồn nhằm làm giảm nguy cơ biến mất của các loài này.
3.2.4. Sự đa dạng về sinh cảnh sống của các cây dược liệu tại địa bàn nghiên cứu Việc nghiên cứu về nơi sống của cây dược liệu cho thấy sự đa dạng và phát triển trong quan niệm về việc sử dụng cây dược liệu của người dân huyện Quảng Trạch.
Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã thống kê được các loài cây dược liệu phân bố rộng ở nhiều sinh cảnh khác nhau. Có những cây sống ở những vùng núi cao hay vùng đồi núi thấp, trong rừng rậm, lại có những loài cây sống ở vách núi đá, hốc đá ẩm hay sống nhờ trên thân cây khác. Một số khác thì sống gần nước, khe suối, ruộng ẩm, xung quanh bản làng, nương rẫy, ven đường đi,… Tuy nhiên, số lượng loài thường gặp
ở các sinh cảnh không đồng đều nhau. Một số loài có thể phân bố trong nhiều sinh cảnh, ngược lại có những loài chỉ phân bố trong một điều kiện sinh cảnh nhất định như: Đơn châu chấu, Sâm bố chính, Đại kế, Tiểu kế...
Với môi trường sống hết sức đa dạng của cây dược liệu, chúng tôi tạm chia thành các nhóm môi trường chính được thể hiển ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Sự phân bố của các loài cây thuốc theo môi trường sống
TT Môi trường sống Số loài Tỷ lệ %
1 Rừng 82 30,94
2 Bãi hoang 79 28,11
3 Vườn nhà, nương rẫy 64 24,15
4 Ven suối 16 6,04
5 Ven rừng 24 9,06
6 Đất cát ven biển 7 2,64
7 Ngập mặn ven biển 3 1,13
8 Ruộng nước 7 2,64
(Nguồn: Điều tra tại các xã huyện Quảng Trạch, 2015)
1.13 2.64 2.64
6.04 9.06 24.15
28.11 30.94
0 5 10 15 20 25 30 35
Rừng Bãi hoang Vườn Ven suối Ven rừng Đất cát Ngập mặn Ruộng nước Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 3.3. Phân bố của các loài cây dược liệu theo môi trường sống
Qua phân tích kết quả ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.3 chúng tôi nhận thấy: Môi trường sống ở rừng là dạng sinh cảnh có nhiều loài cây dược liệu phân bố, có 82 loài, chiếm 30,94% tổng số loài. Các loài này chủ yếu là dạng cây gỗ, cây bụi, cây bụi leo, dây leo gỗ, cây phụ sinh sống trong rừng rậm, rừng thứ sinh. Ở đây tập trung nhiều loài cây thuốc quý, có giá trị cả về y học và đa dạng sinh học. Các loài cây bãi hoang có giá trị sử dụng gồm 79 loài, chiếm 28,11%.
Nương rẫy, vườn nhà, làng xóm là dạng sinh cảnh có số lượng loài cũng tương đối lớn với 64 loài, chiếm 24,15% tổng số loài. Ở sinh cảnh này chúng ta thường bắt gặp những loài cây thân thảo là phần lớn. Đây được xem là nguồn cung cấp một số lượng khá lớn các loài cây dược liệu có giá trị được người dân thường xuyên sử dụng.
Qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy các loài cây dược liệu có môi trường sống rất đa dạng, phạm vi phân bố rộng và thích nghi với nhiều điều kiện địa lý khác nhau. Tuy nhiên, dù ở môi trường sống nào cũng đều có mặt của các loài cây dược liệu quý cần được bảo tồn.
3.2.5. Giá trị sử dụng của các loài cây dược liệu tại địa bàn nghiên cứu
Qua quá trình điều tra, khảo sát các loài cây dược liệu và dựa vào các tài liệu của Đỗ Tất Lợi 1986, Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, kinh nghiệm của người dân, của các thầy lang, của các cán bộ y tế tại khu vực nghiên cứu chúng tối đã phân loại được các nhóm cây theo giá trị sử dụng, được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Phân loại theo công dụng của các cây dược liệu tại huyện Quảng Trạch
TT Nhóm bệnh chữa trị Số loài Tỷ lệ (%)
1 Nhóm cây chữa bệnh ngoài da 39 14,72
2 Nhóm cây chữa cảm, ho, hạ sốt 51 19,25
3 Nhóm cây chữa bệnh về đường tiêu hóa 41 15,47
4 Nhóm cây chữa tê thấp, đau nhức, huyết áp 29 10,94
5 Nhóm cây chữa bệnh phụ nữ, sinh dục 38 14,34
6 Nhóm cây chữa bệnh dạ dày 12 4,53
7 Nhóm cây chữa bệnh thần kinh 6 2,26
8 Nhóm cây chữa bệnh gan, thận, phổi 28 10,57
9 Nhóm cây chữa sốt rét 8 3,02
10 Nhóm chữa rắn cắn 17 6,42
(Nguồn: Điều tra tại các xã huyện Quảng Trạch, 2015)
0 10 20 30 40 50 60
Ngoài da
Cảm, sốt Tiêu hóa Đau nhức
Bệnh phụ nữ
Dạ dày Thần kinh
Gan, thận
Sốt rét Rắn cắn Số loài Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 3.4. Tần số sử dụng cây dược liệu theo các nhóm bệnh
Qua bảng 3.8 và biểu đồ 3.4 chúng ta có thể thấy tại khu vực nghiên cứu, nhóm cây chữa cảm, ho, hạ sốt chiếm tỷ lệ cao với 51 loài chiếm 19,25 %; tiếp theo là nhóm bệnh về đường tiêu hóa với 41 loài chiếm 15,47 % và nhóm bệnh ngoài da với 39 loài chiếm 14,72%. Các nhóm cây chữa bệnh ngoài thần kinh, gan, thận, chữa tê thấp, đau nhức, sốt rét, rắn cắn cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể.
Nhìn chung những loài cây dược liệu này có tác dụng rất tốt, để dùng chữa bệnh người ta có thể dùng theo nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ như đối với cây Giảo cổ lam, người ta thường lấy lá tươi rửa sạch, giả nát sau đó lấy đắp lên để chữa bệnh Yona sẽ có hiệu quả tốt hơn so với dùng tươi.
3.2.6. Những cây thuốc có tiềm năng khai thác phát triển kinh tế
Qua quá trình khảo sát thực địa thì trong số các loài cây dược liệu đã được xác định ở khu vực nghiên cứu thì có rất nhiều loài không chỉ phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình của địa phương mà còn có giá trị kinh tế đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân như: Kim tiền thảo, Cà gai leo, Giảo cổ lam... và được thể hiện ở bảng 3.9.
Với những loài có giá trị kinh tế cao như Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), Cà gai leo (Solanum hainanense Hance), Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.) Merr) nếu được nhân trồng trên diện rộng thì đây là một hướng đi mới trong công tác xóa đói, giảm nghèo, phát biển vền vững cho người dân. Việc gây giống, nhân trồng các loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao không chỉ giúp bảo tồn các nguồn gen quý mà còn tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tăng hệ số sử dụng đất, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, nguồn cây dược liệu quý.
Bảng 3.9. Các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác phát triển kinh tế tại huyện Quảng Trạch
TT Tên khoa học
Tên phổ thông
Tên địa
phương Công dụng Bộ phận sử
dụng
1 Gynostemma pentaphyllum
Giảo cổ lam
Đờn giời
Chữa cao huyết áp, hạ đường huyết, hạ mỡ máu, giải độc gan, chữa Zona, kích thích tiêu hóa
Dùng tất cả các bộ phận:
rễ, thân, lá
2
Desmodium styracifolium
(Osb.) Merr
Kim tiền thảo
Đồng tiền lông
Chữa sỏi thận, sỏi mật, viêm đường tiết niệu, khó tiêu
Dùng tất cả các bộ phận:
rễ, thân, lá
3
Solanum hainanense
Hance
Cà gai leo
Cà gai dây
Chữa cảm cúm, đau nhức xương, thấp khớp, viêm họng, giải rượu
Dùng tất cả các bộ phận:
rễ, thân, lá
4
Hibiscus sagittifolius
Kurz
Sâm bố chính
Sâm bố chính
Thuốc bổ. Rễ chữa ho, sốt nóng. Lá và hoa chữa ghẻ, ngứa.
Dùng tất cả các bộ phận:
rễ, hoa, lá
5
Adenosma caeruleum
R.Br.
Nhân trần
Nhân trần
Chữa tai ra mủ ở trẻ em.
Chữa sốt, bệnh vàng da, bệnh gan
Dùng tất cả các bộ phận:
rễ, thân, lá
6
Eurycoma longifolia
Jack
Bá bệnh
Mật nhân
Vỏ chữa đau lưng. Rễ chữa ngộ độc, trị mụn. Lá dùng trị ghẻ
Bộ phận sử dụng: rễ, vỏ, lá
7 Phyllanthus urinaria L.
Diệp hạ
châu Chó đẻ
Chữa mụn nhọt, bệnh gan, sốt đau mắt, rắn cắn. Viêm tai ở trẻ em
Dùng tất cả các bộ phận:
rễ, thân, lá (Nguồn: Điều tra tại các xã huyện Quảng Trạch 10/2015)