CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.2. Kinh nghiệm đô thị hóa ở một số nước trên thế giới
Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 đến nay, quá trình đô thị hóa có thể chia thành 4 thời kỳ:
1. Thời kỳ 1950-1980. Trong thời kỳ này, đô thị được xem là nơi chủ yếu để phát triển công nghiệp, nhưng về chính sách lại tránh phát triển các đô thị lớn mà chú trọng phân bố công nghiệp vào các đô thị vừa và nhỏ trên cả nước. Thời kỳ dài 30 năm này có thể chia thành 2 giai đoạn: 1) Giai đoạn 1950-1960 là giai đoạn đô thị hóa lành mạnh, tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 10,67% năm 1949 lên đến 19,7% vào năm 1960, nhưng rồi phong trào “đại nhảy vọt” (1958-1960) để công nghiệp hóa và cả nước làm gang thép thất bại đã làm cho kinh tế đô thị cũng như kinh tế cả nước sa sút; 2) Giai đoạn 1961-1980 là giai đoạn bất bình thường, tỷ lệ đô thị hóa tụt xuống rồi dao động trong khoảng 17-18% trong 10 năm từ 1966 đến 1976, phải đến 1980 mới gần khôi phục được mức cũ, đạt 19,39%.
2. Thời kỳ 1980-1995. Năm 1978, Trung Quốc thay đổi mạnh mẽ các chính sách và chiến lược phát triển, thực hiện đường lối “cải cách mở cửa”, bắt đầu bằng chế độ khoán cho hộ nông dân và mở mang doanh nghiệp hương trấn để thu hút lao động phi nông nghiệp. Đến 1984 bắt đầu coi trọng vai trò các đô thị, nhờ đó tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP cả nước đã từ 24,5% năm 1985 tăng lên đến 34,3 năm 1992.
3. Thời kỳ từ 1995 đến 2014. Các cải cải kinh tế và xã hội được triển khai mạnh mẽ. Chính phủ tích cực đẩy mạnh đô thị hóa, chuyển hướng chiến lược từ “tích cực phát triển đô thị nhỏ” sang “từng bước thúc đẩy quá trình đô thị hóa”. Đại hội Đảng thứ XVI đề ra mục tiêu 20 năm phát triển “xã hội no ấm”(tiểu khang xã hội) với nhiều chỉ tiêu cụ thể, trong đó có một số chỉ tiêu như: đến 2020 tỷ lệ đô thị hóa vượt ngưỡng 50%, cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, tỷ lệ lao động nông nghiệp chỉ còn chiếm 30% tống số lao động, GDP đầu người vượt 3000 USD. Kinh tế đô thị đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Đô thị hóa tăng trưởng chủ yếu dựa vào cải tạo các đô thị hiện có, coi trọng cả hai mặt chất lượng và số lượng.
4. Thời kỳ hiện tại tiếp nối 3 thời kỳ trên, bắt đầu từ năm 2014 với việc chính phủ ban hành văn kiện “Quy hoạch quốc gia về đô thị hóa kiểu mới”. Đến cuối kỳ hạn quy hoạch 2014-2020, dự báo tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt 60%, tỷ lệ dân đô thị được hưởng bảo hiểm xã hội từ 66.9% năm 2012 lên hơn 90% năm 2020, tỷ lệ bảo hiểm y tế từ 95% lên 98%, diện bao phủ dịch vụ cấp nước từ 81,7 lên 90%, xử lý nước thải từ 87,3 lên 95%, xử lý rác thải từ 84,8% lên 95%, giảm tỷ lệ sử dụng đất xuống dưới 100 m2 /người. Nhà nước khuyến khích quy hoạch đô thị theo hướng đô thị nén, sử dụng đất
hỗn hợp, phát triển đô thị theo định hướng vận tải công cộng (TOD), xây nhiều nhà ở xã hội. Để tạo nguồn tài chính cho phát triển, chính quyền đô thị được phát hành trái phiếu và thu thuế tài sản.[25]
Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh và nhanh. Kể từ khi nước Trung Hoa thành lập đến nay thành tựu phát triển đô thị hóa của Trung Quốc được cả thế giới biết đến. Nếu vào năm 1949, Trung Quốc có 136 thành phố với số dân khoảng 54 triệu người, chiếm khoảng 10,6% dân số cả nước thì đến năm 2005, dân số đô thị nước này đã đạt tới 800 triệu người sống ở trên 700 thành phố, tỉ lệ bằng 37%. Tình đến năm 2008 số dân sống ở thành thị, thị trấn ở Trung Quốc là 607 triệu người, tốc độ đô thị hóa từ 7,3%, 45,68% năm 2008 đến năm 2011 là 51,27%
dân số sống ở khu vực đô thị. Có những dự đoán cho rằng đến năm 2050, tỉ lệ đô thị hóa sẽ đạt 75%. Tính trung bình mỗi năm có 12 triệu người ở nông thôn vào sinh sống ở đô thị.[25]
Tân thời kỳ đầu nước Trung Hoa mới ra đời lác đác chỉ có vài thành phố lớn.
Đến năm 2008, số thành phố có số dân hơn một triệu người là 122; thành phố có số dân từ 500 nghìn đến một triệu là 118 thành phố. Đồng thời, với sự phát triển của các thành phố lớn là các khu thị trấn cũng phát triển mạnh, phá vỡ hệ thống phân chia giữa thành thị và nông thôn. Tính đến cuối năm 2008, cả nước có 19.234 thị trấn, dân số tại các thành phố, thị trấn nhỏ chiếm tỉ lệ tổng dân số tại các thành phố, thị trấn từ 20%
năm 1978 đã tăng lên hơn 45%. Ba quần thể thành phố là Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc, khu tam giác sông Trường Giang và tam giác sông Châu Giang, sử dụng không tới 3% diện tích đất trong cả nước, tập trung khoảng 14% dân số trên cả nước, tạo nên 42% tổng giá trị sản xuất trong nước. Trung Quốc đã bước đầu hình thành hệ thống thành phố, thị trấn lấy thành phố lớn là trung tâm, thành phố vừa và nhỏ là nòng cốt, thành phố, thị trấn nhỏ làm cơ sở phát triển nhịp nhàng theo nhiều cấp độ, đi theo con đường phát triển đô thị hóa đặc sắc Trung Quốc.[25]
1.2.2.2. Đô thị hóa ở Nhật Bản
Là nước có trình độ phát triển cao, đô thị hóa mạnh mẽ, tập trung ở nhiều thành phố lớn bậc nhất thế giới. Nhật Bản là nước tư bản duy nhất ở Châu Á có trình độ kinh tế phát triển cao. Đô thị hóa ở Nhật Bản phát triển mạnh mẽ và gắn liền với sự phát triển của các khu công nghiệp, các thành phố mọc lên nhanh chóng, đặc biệt là các thành phố lớn có mật độ dày đặc ở đảo Honxu, trong đó thành phố lớn nhất Nhật Bản đồng thời cũng là lớn nhất thế giới là Tokyo đã đạt 25 triệu dân tính đến năm 1990, ngay từ năm 1960 Tokyo đã trở thành trung tâm kinh tế của Nhật Bản và của thế giới.
Trước đây, theo dự báo của cơ quan thống kê Nhật Bản về dân số thành phố thì thành phố Tokyo đến năm 1990 là 18 triệu dân và đến năm 2000 là 19 triệu dân và năm 2020 là 28 triệu dân, nhưng thực tế Tokyo đã đạt 29,8 triệu dân ngay từ đầu năm
1995. Nhật Bản đang là thành phố đứng đầu về dân số thế giới và còn giữ vị trí đến năm 2010 và Tokyo tập trung 26% dân số đô thị ở Nhật.
Vùng Tokyo kể cả vùng ngoại ô có sức mạnh kinh tế rất lớn, lớn hơn tiềm lực kinh tế của toàn nước Ý hay nước Anh. Vùng Tokyo chiếm 33% GNP của toàn nước thời kỳ 1987 - 1988. Osaka là thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng 25% năm trong những năm 1985 - 1990, ngược lại Tokyo lại có tốc độ phát triển đô thị gảm đi -0,6%.
1.2.2.3. Đô thị hóa ở Hà Lan
Hà Lan là một quốc gia phát triển, theo Joanna Wilbers, để khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa, năm 1994, các nhà hoạch định cuộc sống thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra “Chính sách hiệp ước”. Theo chính sách này, các khu vực nông thôn vẫn giữ nguyên là nông thôn, đồng thời cũng quy hoạch phát triển đô thị làm các khu dân cư, trung tâm tài chính và thương mại. Chính sách này cũng đưa ra những nguy hại đối với việc đô thị hóa và các khu vực ven thành phố.[1]
Ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Amtesdam đã bắt đầu tiến trình đô thị hóa và nhanh chóng trở thành một thành phố có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị của Hà Lan. Tuy mật độ dân số hiện nay ở thành phố có những nơi đạt trên 20.000 người/km2 nhưng xung quanh thành phố vẫn tồn tại khoảng 600 khu vườn.
Diện tích vườn ở Amtesdam chiếm khoảng 300 ha trong tổng số diện tích 1.907 ha của thành phố. Những người nông dân ở thành phố Amtesdam đã thành lập các tổ chức gọi là “Hội những người nông dân đô thị” và Hiệp hội những người làm vườn ở Amtesdam”. Các hiệp hội đại diện cho tầng lớp nông dân thương lượng với Chính phủ trong việc duy trì sự tồn tại của các khu vườn trong quá trình đô thị hóa. Hiệp hội của những người làm vườn đã đưa ra lý luận về sự đa chức năng của các khu vườn. Các khu vườn được sử dụng để sản xuất lương thực, thực phẩm để cung cấp cho nhu cầu của thành phố, đồng thời còn thực hiện nhiều chức năng khác nhau để bình đẳng hóa các nhóm lợi ích như: cung cấp cho thị dân một không gian mới, giáo dục cho trẻ em về thiên nhiên và môi trường; làm gia tăng số lượng loài động vật, côn trùng và cây cỏ;
duy trì không gian xanh cho thành phố, làm trong sạch khí hậu cho thành phố.
Vào năm 1995, khoảng 170 nông dân đã tổ chức “ Diễn đàn đối thoại của nông dân vùng đất xám”. Họ đã đưa ra những phân tích của mình về triển vọng kinh tế dài hạn của vùng đất này nếu tiếp tục sản xuất nông nghiệp và thay đổi phương pháp sử dụng đất. Họ đã đối thoại trực tiếp với Chính phủ và các tổ chức môi trường nhằm giữ vững và phát triển sản xuất nông nghiệp. Bản thân những người nông dân đã trở thành người quản lý, giáo dục và hoạt động kinh tế ở địa phương mình.[1]
1.2.2.4. Đô thị hóa ở Pháp
Pháp với số dân 58,1 triệu người năm 1995 và lên 60,7 triệu người năm 2005.
Pháp có quá trình đô thị hóa lâu dài, tốc độ gia tăng dân số đô thị rất nhanh, giữa thế kỷ 19 có 3/4 dân số là sống ở nông thôn. Nhưng đến năm 1901 có đến 40% dân số sống ở đô thị, đến năm 2005 Pháp có 76% dân số đô thị. Trong đó tập trung vào những vùng kinh tế ở phía Đông và phía Bắc có nhiều siêu đô thị sầm uất.