CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Hình 3.1. Vị trí, ranh giới hành chính quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
(Nguồn: [22]) Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại 1 trực thuộc Trung Ương, phía Tây giáp tỉnh Thừa Thiên, Huế và tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp huyện Điện Bàn, Quảng Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên, Huế.
Cẩm Lệ là một quận của thành phố Đà Nẵng.
Quận Cẩm Lệ có diện tích 33,76 km2, chiếm 2,63% diện tích toàn thành phố, dân số 92.824 người, chiếm 10% số dân toàn thành phố, mật độ dân số: 2.749,53 người/km2.
Đây là quận nội thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng không tiếp giáp với biển.
Đông giáp quận Ngũ Hành Sơn;
Tây và Nam giáp huyện Hòa Vang.
Bắc giáp các quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu
Quận Cẩm Lệ có 6 phường: Hòa An, Hòa Phát, Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa Xuân, Khuê Trung. Hiện nay, trên địa bàn quận Cẩm Lệ đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như: khu đô thị Dream House, khu đô thị Phước Lý, khu đô thị Nam cầu Nguyễn Tri Phương, khu đô thị Green Lake, khu đô thị An Phát, khu đô thị Thăng Long Riverside, khu đô thị đầu trục Tây Bắc, khu đô thị Hòa An Residence...
3.1.1.2. Địa hình của quận Cẩm Lệ
Địa hình Cẩm Lệ có chung một phần địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết của quận Cẩm Lệ
Theo số liệu của đài khí tượng Đà Nẵng, tại toạ độ 108012' Kinh độ Đông và 1603' Vĩ độ Bắc, thời gian quan trắc liên tục trên 50 năm. Khí hậu của quận Cẩm Lệ có chung đặc điểm với kí hậu thành phố Đà Nẵng với yếu tố đặc trưng sau:
a) Nhiệt độ
- Nhiệt độ bình quân năm : 25,60C - Nhiệt độ cao nhất trung bình : 29,80C - Nhiệt độ thấp nhất trung bình : 22,70C - Nhiệt độ cao tuyệt đối : 40,90C - Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 10,20C Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1.
b) Lượng mưa
- Lượng mưa bình quân năm : 2066 mm
- Lượng mưa năm lớn nhất : 3307 mm - Lượng mưa năm nhỏ nhất : 1400 mm - Lượng mưa ngày lớn nhất : 332 mm - Số ngày mưa trung bình năm : 147 ngày
Tháng có số ngày mưa trung bình nhiều nhất là tháng 10,11 (22 ngày) chiếm 70% tổng lượng mưa cả năm.
c) Nắng
- Số giờ nắng trung bình năm : 2.158 giờ
- Số giờ chiếu nắng trung bình tháng nhiều nhất : 248 giờ (tháng 5,6,7) - Số giờ chiếu nắng trung bình tháng thấp nhất : 120 giờ (tháng 10,11) d) Độ ẩm không khí
- Độ ẩm không khí trung bình năm : 82%
- Độ ẩm không khí cao nhất trung bình : 90%
- Độ ẩm không khí thấp nhất trung bình : 75%
- Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối : 10%
đ) Bốc hơi mặt nước
- Lượng bốc hơi nước trung bình năm : 2107 mm - Lượng bốc hơi nước tháng lớn nhất : 241 mm - Lượng bốc hơi nước tháng thấp nhất : 119 mm e) Mây
- Trung bình lưu lượng toàn thể : 5,3 - Trung bình vận lượng hạ tầng : 3,3
f) Gió: Thành phố Đà Nẵng chịu sự chi phối của chế độ gió mùa, trong năm thường xuất hiện các hướng gió chính sau:
- Hướng gió thịnh hành mùa hè: Đông, Đông Nam (tháng 4 - 8).
- Hướng gió thịnh hành mùa đông: Bắc, Đông Bắc (tháng 10 - 3 năm sau) - Hướng gió toàn năm: hướng Đông Nam
- Tốc độ gió trung bình: 3,3 m/s - Tốc độ gió mạnh nhất: 40 m/s
Ngoài ra trong năm còn có gió Tây hoạt động vào mùa hè, gây ra khô hạn trong một số khu vực.
g) Bão: Bão thường xuất hiện vào các tháng 9 đến tháng 12, các trận bão thường kèm theo mưa to, gây ra lũ lụt cho một số khu vực. Trong năm thường xuất hiện từ 8 đến 12 cơn bão.
3.1.1.4. Chế độ thủy văn
Cẩm Lệ có sông Vĩnh Điện bao bọc phía đông nam và sông Cẩm Lệ chảy giữa 3 phường Hòa Xuân, Hòa Thọ Đông và Hòa Thọ Tây với chiều dài 16 km, thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy. Ngoài ra Cẩm Lệ có 11 hồ điều hòa, chủ yếu tập trung ở phường Hòa Xuân. Các hồ này có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa, tiêu thoát nước mưa và hỗ trợ xử lý nước thải sinh hoạt. [22]
3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên của quận Cẩm Lệ
Tổng diện tích tự nhiên của quận Cẩm Lệ năm 2016 là 3.584ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 229,17 ha, chiếm 6% tổng diện tích đất; đất lâm nghiệp là 162,06 ha chiếm 5%; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 216,4 ha, chiếm 6%;
đất có mặt nước chuyên dùng là 33,13 ha, chiếm xấp xỉ 1%. Điều đáng nói là từ năm 2008 giai đoạn bắt đầu đô thị hóa mạnh diện tích đất nông nghiệp giảm 600ha, từ 825ha (2008) xuống còn 485ha (2010) và đến năm 2016 còn lại 229ha. Trung bình mỗi năm có gần 75 ha đất nông nghiệp được chuyển mục đích sử dụng. Tuy nhiên, diện tích mặt nước được giữ nguyên và diện tích đất có mục đích công cộng tăng lên đáng kể.
Biểu đồ 3.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn quận Cẩm Lệ [18]
Kết quả nghiên cứu và số liệu ở biểu đồ 3.1 cho thấy:
Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn quận là: 400,27ha chiếm 11,17% tổng diện tích đất tự nhiên ( năm 2016), bao gồm đất nông nghiệp, lâm nghiệp không có đất nuôi trồng thủy sản.
Diện tích đất phi nông nghiệp trên toàn quận chiếm 2749ha chiếm 76,71% tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2016), trong đó đất ở (chủ yếu đất đô thị) là 883ha chiếm tỉ lệ 25% so với tổng diện tích tự nhiên, đất chuyên dùng 1.518ha ha, chiếm 55% tổng diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 42% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất chưa sử dụng có diện tích 434ha chiếm 12% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đặc điểm quận Cẩm Lệ là không có biển và thắng cảnh nên tiềm năng về biển và du lịch không được khai thác và phát triển.