CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.2.1. Tình hình thay đổi cơ cấu sử dụng đất ở quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010-
Trong năm năm qua, đô thị hóa đã đưa phường nông nghiệp Hòa Xuân lên phường đô thị khi có sự chuyển dịch về cơ cấu phát triển kinh tế. Hòa Xuân hiện có trên 90 doanh nghiệp hoạt động sản xuất với các ngành nghề cơ khí, may mặc, mộc, sản xuất vật liệu xây dựng… Hòa Xuân cũng có gần 300 hộ kinh doanh cá thể về dịch vụ vận tải, kinh doanh vật liệu xây dựng… Sự đầu tư phát triển đô thị ở phường Hòa Xuân đã làm thay đổi đối với 4.500 hộ dân. Sự phát triển đô thị ở quận Cẩm Lệ cũng được triển khai ở các phường Khuê Trung, Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa Phát và Hòa An.
Nguồn lực đầu tư từ ngân sách thành phố về phát triển hạ tầng đô thị để tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội cũng dịch chuyển về quận Cẩm Lệ. Quận Cẩm Lệ đang thể hiện được vai trò đô thị trung tâm với công trình Trung tâm hội chợ- triển lãm quốc tế, Khu liên hợp TDTT tại phương Hòa Xuân, Công viên Thanh Niên… Các trục giao thông đã được hoàn thiện tạo thêm sức bật cho sự phát triển đô thị ở Cẩm Lệ khi các cây cầu: Cẩm Lệ, Khuê Trung, Hòa Xuân nối nhịp đôi bờ sông Cẩm Lệ. Các tuyến đường giao thông xuyên Á, quốc lộ và giao thông nội thị được nâng cấp và đầu tư mới. Trong đó, dự án nút giao thông ngã ba Huế vừa kết nối hạ tầng vừa vực lên tốc lực phát triển đô thị có tính liên kết, liên hoàn giữa 3 quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Thanh Khê.
Như vậy giai đoạn 2010-2016 là giai đoạn mà quận Cẩm Lệ đánh dấu sự thay đổi lớn trong cơ cấu sử dụng đất nhưng nhìn chung không bằng giai đoạn 2008-2010.
Diện tích đất nông nghiệp vẫn giảm mạnh nhưng đất phi nông nghiệp được giữ ổn định, nguyên nhân chủ yếu do thay đổi cơ cấu sử dụng. Toàn bộ đất nông nghiệp đều giảm thay vào đó diện tích đất rừng lại tăng lên nhưng không đáng kể. Trong khi đó đất phi nông nghiệp chứng kiến thay đổi cơ cấu mạnh mẽ. Đất đô thị, đất công trình sự nghiệp và công cộng tăng nhanh đó chính là do quá trình phát triển, đô thị hóa của quận Cẩm Lệ trong những năm qua.
Bảng 3.4. Thay đổi cơ cấu sử dụng đất quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010 – 2016 Đơn vị: ha
STT LOẠI ĐẤT Mã Diện tích
năm 2016
So với năm 2010
Ghi Diện tích chú
năm 2010
Tăng(+) giảm(-) Tổng diện tích đất của đơn vị
hành chính (1+2+3) 3584.46 3375.85 208.61 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 400.27 485.50 -85.23 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 229.17 339.98 -110.81 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 219.21 313.74 -94.53 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 120.73 206.40 -85.67 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 98.49 107.34 -8.85
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 9.96 26.24 -16.28
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 162.06 131.8 30.26
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 162.06 131.8 30.26 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 12.94 -12.94
1.4 Đất làm muối LMU
STT LOẠI ĐẤT Mã Diện tích
năm 2016
So với năm 2010
Ghi Diện tích chú
năm 2010
Tăng(+) giảm(-)
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 9.04 0.79 8.25
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 2749.77 2780.92 -31.15
2.1 Đất ở OCT 883.20 768.93 114.27
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 883.20 768.93 114.27 2.2 Đất chuyên dùng CDG 1518.84 1696.44 -177.6 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 6.48 26.71 -20.23
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 400.97 405.65 -4.68
2.2.3 Đất an ninh CAN 7.29 5.43 1.86
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp
DSN 159.86 159.86
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK 216.40 640.46 -424.06
2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng
CCC 727.83 618.19 109.64
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 15.04 8.72 6.32
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 8.68 8.68
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD 66.37 52.57 13.8
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 224.53 254.25 -29.72 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 33.13 33.13 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 434.42 109.43 324.99 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 434.42 75.95 358.47
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 33.49 -33.49
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 4 Đất có mặt nước ven biển MVB 4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi
trồng thuỷ sản
MVT
4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn
MVR
4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác
MVK
Bảng 3.5. Phân bố diện tích theo đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc
Đơn vị: ha
STT PHƯỜNG
DIỆN TÍCH PHÂN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP DƯỚI
TRỰC THUỘC
1. KHUÊ TRUNG 301.26
2. HÒA PHÁT 655.43
3. HÒA AN 316.56
4. HÒA THỌ TÂY 822.12
5. HÒA THỌ ĐÔNG 266.57
6. HÒA XUÂN 1163.32
Bảng 3.6. Diện tích đất đai phân theo đơn vị phường quản lý
Đơn vị: ha
STT Tên loại đất Ký hiệu
Tổng diện tích đất nông nghiệp trong đơn vị hành
chính
Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc KHUÊ
TRUNG HÒA PHÁT HÒA AN HÒA THỌ TÂY
HÒA THỌ
ĐÔNG HÒA
XUÂN I Tổng diện tích đất tự nhiên 3525.27 301.26 655.43 316.56 822.12 266.57 1163.32
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 405.52 5.31 210.31 78.09 81.53 18.23 12.06
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 265.11 5.31 99.51 57.02 72.99 18.23 12.06
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 244.14 97.10 55.54 61.89 17.66 12.06
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 140.66 59.81 19.32 49.47 2.12 9.88
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 103.48 37.29 36.11 12.42 15.48 2.18
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 20.97 5.31 2.40 1.58 11.10 0.57
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 131.8 110.80 21.00
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 131.8 110.80 21.00
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 7.82 0.07 7.76
1.4 Đất làm muối LMU
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0.786 0.786
2 Nhóm đất phi nông
nghiệp PNN 3007.458 295.95 427.67 203.13 698.31 243.98 1138.43
2.1 Đất ở OCT 864.31 117.31 78.15 135.85 143.47 94.54 294.99
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 864.31 117.31 78.15 135.86 143.47 94.54 294.99
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1098.24 145.81 323.60 60.27 491.43 100.20 786.92
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ TSC 26.34 14.33 0.38 0.16 0.59 4.21 6.66
STT Tên loại đất Ký hiệu
Tổng diện tích đất nông nghiệp trong đơn vị hành
chính
Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc KHUÊ
TRUNG HÒA PHÁT HÒA AN HÒA THỌ TÂY
HÒA THỌ ĐÔNG
HÒA XUÂN quan
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 405.46 0.50 269.30 15.83 119.03 0.80
2.2.3 Đất an ninh CAN 5.67 1.13 0.35 0.03 0.08 3.28 0.80
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp CSK 633.94 10.15 33.68 12.57 318.65 21.89 236.99
2.2.5 Đất sử dụng vào mục đích
công cộng CCC 836.82 119.69 19.89 31.69 53.07 70.01 542.46
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 8.68 1.53 1.27 2.79 1.24 1.51 0.33
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 50.79 0.17 21.77 4.20 24.15 0.39 0.09 2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dụng SMN 175.42 31.11 2.87 38.00 47.34 56.10
2.6 Đất phi nông nghiệp khác MNC
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 112.28 17.46 35.35 42.28 4.36 12.84
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 78.79 17.56 1.86 42.28 4.36 12.84
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 33.49 33.49
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 4 Đất có mặt nước ven biển MVB 4.1 Đất mặt nước ven biển
nuôi trồng thuỷ sản MVT 4.2 Đất mặt nước ven biển có
rừng ngập mặn MVR
4.3 Đất mặt nước ven biển có
mục đích khác MVK
Biểu đồ 3.4 Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dưới
Biểu đồ 3.5 Phân bố nhóm đất nông nghiệp
1. KHUÊ TRUNG 2. HÒA PHÁT 3. HÒA AN
4. HÒA THỌ TÂY 5. HÒA THỌ ĐÔNG 6. HÒA XUÂN
Biểu đồ 3.6 Phân bố nhóm đất phi nông nghiệp
Biểu đồ 3.7 Phân bố nhóm đất chưa sử dụng
Số liệu ở các bảng trên cho thấy, tổng diện tích tự nhiên của toàn quận sau kiểm kê năm 2010 so với năm 2016 có sự biến động.
Diện tích đất của quận Cẩm Lệ được phân theo đơn vị hành chính các phường, chủ yếu tập trung tại phường Hòa Thọ Tây và Hòa Phát với tổng diện tích đất tự nhiên là 1477 ha, chiếm 42% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn quận. Điểm đặc biệt trong tổng số 3525ha thì nhóm đất phi nông nông nghiệp chiếm 85,31% gồm đất chuyên dùng 1098ha (chiếm 36,5% đất tự nhiên), đất đô thị 864ha (chiếm 24,51%) và đất sử dụng vào mục đích công cộng 836ha (chiếm 23,7%).
Như vậy, hiện trạng sử dụng đất tại quận Cẩm Lệ có sự chênh lệch lớn giữa các loại đất. Đất phi nông nghiệp chiếm phần lớn so với 2 nhóm còn lại, phần nào phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất đai hiện nay của quận. Đất đô thị và đất sử dụng vào mục đích công cộng được khai thác theo hướng quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng.
Quy hoạch cơ cấu chuyển dụng này là tất yếu, tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn của địa phương trong quá trình sử dụng đất, đảm bảo quá trình phát triển đô thị và công nghiệp hóa.