Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới và trong nước
Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế giới phát triển khá mạnh trong những năm qua. Sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng nhanh hơn sản lượng thịt trâu bò và thịt lợn. Năm 2002, sản lượng thịt gia cầm thế giới chỉ đạt 66,5 triệu tấn, thịt lợn là 93,2 triệu tấn, thịt trâu bò là 59,6 triệu tấn. Năm 2011 sản lượng của các loại thịt này tăng lên tương ứng là: 93,6; 110; 66 triệu tấn. Sản lượng thịt gia cầm năm 2002 chỉ bằng 71% sản lượng thịt lợn và 111% sản lượng thịt bò, nhưng đến năm 2011 sản lượng thịt gia cầm tăng lên đáng kể bằng 85% sản lượng thịt
lợn và 142% sản lượng thịt trâu bò. Sản lượng trứng gia cầm từ 57,6 triệu tấn năm 2002 lên 70,5 triệu tấn năm 2011 (FAO, 2015).
Theo số liệu của FAO (2015), tổng đàn gia cầm thế giới năm 2013 là 2396,90 triệu con trong đó gà chiếm 21744,36 triệu con, vịt chiếm 1335,31 triệu con. Tốc độ tăng trưởng về số lượng gia cầm hàng năm của thế giới giai đoạn 2004 - 2013 đạt 2,54
%/mỗi năm (đồ thị 1.1). Chăn nuôi gia cầm có mặt ở hầu hết các nước và khu vực trên toàn thế giới. Tuy nhiên có sự khác nhau rất lớn về số lượng gia cầm ở các châu lục trên thế giới cũng như tốc độ tăng trưởng ở các khu vực (bảng 1.4.)
Đồ thị 1.1. Số lượng gia cầm thế giới giai đoạn 2004 - 2013
(Nguồn: http://faostat.fao.org, 2015) Bảng 1.4. Số lượng gia cầm thế giới và các châu lục giai đoạn 2004 - 2013
(ĐVT: triệu con) Khu vực 2004 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thế giới 18609 21053 21822 22433 23035 23400 23961
Châu Phi 1403 1611 1690 1785 1828 1878 1910
Châu Mỹ 4932 5556 5467 5609 5620 5634 5664
Châu Á 10140 11735 12443 12768 13244 13525 13959
Châu Âu 2023 2028 2098 2160 2222 2232 2299
Châu Đại Dương 111 124 124 112 120 131 130
(Nguồn: http://faostat.fao.org, 2015) Qua bảng 1.4 cho thấy, số lượng gia cầm lớn nhất là khu vực châu Á với 13959 triệu con năm 2013 (chiếm 58% so với tổng đàn của toàn thế giới); Tiếp theo là châu Mỹ (chiếm 24%) và thấp nhất là châu Đại Dương (0,5%). Tốc độ tăng trưởng về số lượng gia cầm ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương giai đoạn 2004 - 2013 lần lượt là 2,9%, 2,2%, 2,9%, 1,6%, 0,4% mỗi năm.
1.2.1.2. Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm thế giới, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể. Hàng năm cung cấp khoảng 350 - 450 nghìn tấn thịt và hơn 2,5 - 3,5 tỷ quả trứng. Mặc dầu vậy, ngành chăn gia cầm của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hóa còn nhỏ bé. Bình quân sản lượng thịt xẻ, trứng/người chỉ đạt 4,5 - 5,4 kg/người/năm và 35 quả trứng/người/năm (Cục chăn nuôi, 2007).
Chúng ta phải thừa nhận rằng ngành chăn nuôi gia cầm đã cung cấp một lượng thực phẩm lớn cho con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm. Góp phần tăng thu nhập nông hộ nhờ tận dụng nguồn thức ăn rẻ tiền, phụ phẩm nông nghiệp, nguồn thức ăn sẵn có… Sau hơn 20 năm đổi mới ngành chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển đáng kể. Qua số liệu thống kê cho thấy số lượng đàn gia cầm của nước ta ngày càng tăng cụ thể: Năm 2002 là 233,3 triệu con, năm 2003 là 254,6 triệu con tăng 9,1 % so với năm 2002.
Qua số liệu thống kê cho thấy số lượng đàn gia cầm của nước ta biến đổi hằng năm. Cụ thể như sau: Giai đoạn 2004 - 2006 số lượng gia cầm đã giảm đi đáng kể, cụ thể năm 2004: 218,2 triệu con, năm 2005: 219,9 triệu con, năm 2006: 214,6 triệu con, nguyên nhân do dịch bệnh có diễn biến phức tạp và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 (Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011).
Giai đoạn 2007 - 2011 số lượng đàn gia cầm tăng trở lại từ 226 triệu con năm 2007 tăng lên 322,6 triệu con năm 2011. Tốc độ tăng trưởng của giai đoạn này là 8,5%
mỗi năm, tăng trưởng năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 là 12,5% (FAO, 2015). Tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn 2002 - 2013 là 3,42% mỗi năm.
Giai đoạn 2011 – 2013 số lượng gia cầm có những ít biến đổi, có sự chững lại.
Cụ thể là năm 2012 số lượng gia cầm là 308,5 triệu con và năm 2013 là 314,7 triệu
con. Lý do là giai đoạn này giá thức ăn tăng cao, giá vật nuôi giảm nên người chăn nuôi giảm tổng đàn.
Đồ thị 1.2. Số lượng gia cầm của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013
(Nguồn: http://faostat.fao.org, 2015) Hiện nay, phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu ở nước ta là: (1) Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông; (2) Chăn nuôi bán công nghiệp và (3) Chăn nuôi công nghiệp, trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm ưu thế. Tỷ trọng của ngành chăn nuôi đóng góp vào GDP là 1,5% (chăn nuôi gia cầm chăn thả đóng góp khoảng 75% đàn gia cầm). Gia cầm chăn thả nhỏ lẻ chiếm 2/3 sản lượng, 1/2 thị trường và có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược sinh kế của người dân nông thôn (Vũ Chí Cương và ctv, 2010).
Theo Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ gia đình vẫn chiếm 68,5% ở gà và chăn nuôi vịt thả đồng chiếm 73,6% đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh. Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp chỉ chiếm 31,5% ở gà và 26,4% ở vịt. Chăn nuôi công nghiệp có thể cho sản lượng thịt cao nhưng do công tác vệ sinh phòng dịch chưa được người chăn nuôi chú trọng, công tác kiểm dịch chưa được triển khai thực hiện tốt ở nông thôn nên còn gặp phải nhiều khó khăn. Tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra thường xuyên và đe dọa sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam (Phùng Đức Tiến và ctv, 2008).
Số lượng đàn gia cầm phân bố không đồng đều ở các vùng trong cả nước. Số lượng đàn gia cầm tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng với 87,89 triệu
con, thứ hai là Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với 65,48 triệu con, ít nhất là khu vực Tây Nguyên chỉ 14,37 triệu con (bảng 1.5).
Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2004 - 2013 cao nhất là ở Tây Nguyên 7%/năm. Trong khi đó ở đồng bằng sông Hồng chỉ 3,4%/năm (khu vực luôn có số lượng gia cầm lớn nhất nước); Đông Nam bộ 1,8% năm; Đồng bằng sông Cửu Long 3,3%/năm; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 3,9%/năm; Trung du và miền núi phía Bắc 5,3%/năm.
Bảng 1.5. Số lượng gia cầm theo khu vực giai đoạn 2004 - 2013
(ĐVT: triệu con) Khu vực 2004 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Đồng bằng
sông Hồng 61,25 68,64 72,52 76,54 83,17 81,34 87,89 Trung du và miền núi
phía Bắc 45,22 55,45 61,22 67,00 65,93 62,53 63,23 Bắc Trung bộ và Duyên
hải miền Trung 53,30 52,51 61,09 64,19 68,73 66,18 65,48 Tây Nguyên 8,68 9,55 11,89 11,59 14,27 13,75 14,37 Đông Nam bộ 14,14 13,65 17,65 20,48 24,12 23,34 25,08 Đồng bằng