Chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế (Trang 48 - 51)

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu

1. Tỷ lệ nuôi sống (%): Xác định bằng cách hàng ngày theo dõi đàn gà trong suốt quá trình nuôi, ghi chép tình hình bệnh tật, số con chết và tính tỷ lệ sống theo tuần.

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số con còn sống cuối kỳ (con)

x100 Số con đầu kỳ (con)

2. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp (%): Xác định bằng cách hàng ngày theo dõi đàn gà trong suốt quá trình nuôi, ghi chép số con có biểu hiện bệnh, số ngày mang bệnh của từng con, số con chết do bệnh và tính tỷ mắc bệnh theo tuần (ngày - con).

Tỷ lệ gà bị bệnh hô hấp (%) =

Số ngày - con bị bệnh hô hấp Số ngày - con gà nuôi mỗi lô

3. Độ sinh trưởng: Để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm dựa vào chỉ tiêu:

sinh trưởng tích lũy, độ sinh trưởng tuyệt đối và độ sinh trưởng tương đối.

+ Sinh trưởng tích lũy: là khối lượng cơ thể gia cầm qua các tuần tuổi nuôi.

Cân gà lúc mới nhập về, sau đó định kỳ hàng tuần cân gà vào buổi sáng trước khi cho ăn, cân ngẫu nhiên 30 con/nghiệm thức (g/con/tuần).

Sử dụng cân điện tử 2000g (có độ chính xác ± 0,5g) để cân gà lúc mới nhập – 4 tuần tuổi; cân đồng hồ hiệu Nhơn Hòa loại 2 kg để cân gà > 4 tuần tuổi (có độ chính xác ± 10 g).

Tính giá trị khối lượng trung bình của đàn gà (X).

X=

X1 + X2 + X3 + … + Xn

N Trong đó:

X : khối lượng trung bình (g)

X1, X2, X3…, Xn : khối lượng của cá thể 1, 2, 3, …n n : tổng số cá thể theo dõi

+ Tính tăng trọng (sinh trưởng tuyệt đối A): Khối lượng cân kỳ sau trừ khối lượng cân kỳ trước (gam) chia cho khoảng thời gian nuôi giữa 2 lần cân (ngày). Xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam (1997). Tính theo công thức sau:

A =

P2 – P1

T Trong đó:

A : Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).

P1 : Khối lượng trung bình cơ thể lần cân trước (gam).

P2 : Khối lượng trung bình cơ thể lần cân tiếp theo (gam).

t : Khoảng cách thời gian giữa 2 lần khảo sát (ngày).

+ Tính sinh trưởng tương đối:

R(%) =

2 x (P2 - P1)

x 100 (P2 + P1)

Trong đó:

R : Sinh trưởng tương đối hay tốc độ tăng khối lượng.

P1 : Khối lượng trung bình cơ thể lần cân trước (gam).

P2 : Khối lượng trung bình cơ thể lần cân tiếp theo (gam).

4. Lượng thức ăn ăn vào (LTĂĂV): Hằng ngày cân chính xác lượng thức ăn cho gà cho ăn lúc 6h30 sáng, đến đúng giờ đó ngày hôm sau cân thức ăn còn thừa trong máng để xác định lượng thức ăn thừa. Lượng thức ăn cho ăn, thức ăn thừa sẽ được xác định theo từng ô, tính lượng thức ăn ăn vào trong ngày (g/con/ngày).

LTĂĂV (g/con/ngày) =

LTĂ cho ăn (g) - LTĂ thừa (g) Số đầu gia cầm (con)

5. Hệ số chuyển hóa thức ăn (chi phí TĂ cho 1kg tăng khối lượng: FCR), tính theo tuần và theo cả thời gian nuôi.

FCR =

Tổng lượng TĂ ăn vào cả giai đoạn Tổng khối lượng tăng trọng cả giai đoạn

6. Chỉ số sản xuất của gà (PN): Tính khi kết thúc thí nghiệm, theo mỗi nghiệm thức.

PN =

Khối lượng sống (g) x Tỷ lệ nuôi sống (%) [Hệ số chuyển hóa thức ăn x Thời gian nuôi (ngày)] x 10

7. Một số chỉ tiêu chất lượng thịt: Tiến hành sau khi kết thúc nuôi thí nghiệm Mỗi nghiệm thức tiến hành mổ 4 con (2 trống, 2 mái) lúc 9 tuần tuổi có khối lượng trung bình của nghiệm thức.

+ Khối lượng sống: cân trước khi giết thịt (Sau 20 giờ không cho ăn nhưng cho uống nước tự do).

+ Khối lượng thân thịt và tỉ lệ thân thịt

Khối lượng thân thịt: là khối lượng móc hàm sau khi cắt bỏ 2 chân, đầu.

Tỷ lệ thân thịt (%) =

Khối lượng thân thịt (g)

x 100 Khối lượng sống (g)

+ Khối lượng tim, gan, dạ dày (NT) và tỉ lệ tim, gan, dạ dày

Khối lượng tim, gan, dạ dày: là phần nội tạng bao gồm tim, gan, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (đã làm sạch).

Tỷ lệ nội tạng (%) =

Khối lượng nội tạng (g)

x 100 Khối lượng thân thịt (g)

+ Khối lượng thịt lườn cả xương (TLCX) và tỉ lệ thịt lườn cả xương.

Khối lượng thịt lườn cả xương (TLCX): là khối lượng cơ ngực (cơ lườn).

Tỷ lệ TLCX (%) =

Khối lượng thịt lườn (g)

x 100 Khối lượng thân thịt (g)

+ Khối lượng thịt lườn không xương (TLKX) và tỉ lệ thịt lường không xương.

Khối lượng thịt lườn không xương (TLKX): là khối lượng cơ cả 2 bên lườn sau khi đã bỏ xương lườn.

Tỷ lệ TLKX (%) =

Khối lượng thịt lườn không xương (g)

x 100 Khối lượng thân thịt (g)

+ Khối lượng thịt đùi cả xương (TĐCX) và tỉ lệ thịt đùi cả xương

Khối lượng thịt đùi cả xương (TĐCX): là khối lượng của cả 2 bên đùi, nguyên xương

Tỷ lệ TĐCX (%) =

Khối lượng 2 đùi (g)

x 100 Khối lượng thân thịt (g)

+ Khối lượng thịt đùi không xương (TĐKX) và tỉ lệ thịt đùi không xương

Khối lượng thịt đùi không xương (TĐKX): là khối lượng cơ đùi đã tách bỏ xương.

Tỷ lệ TĐKX (%) = Khối lượng 2 đùi bỏ xương (g)

x 100 Khối lượng thân thịt (g)

+ Khối lượng mỡ bụng và tỉ lệ mỡ bụng

Khối lượng mỡ bụng: là khối lượng 2 lá mỡ dưới thành bụng.

Tỷ lệ mỡ bụng (%) =

Khối lượng mỡ bụng (g)

x 100 Khối lượng thân thịt (g)

+ Chỉ tiêu pH thịt

pH thịt lườn: Dùng máy đo pH đo trực tiếp trên phần thịt lườn gà thí nghiệm pH thịt đùi: Dùng máy đo pH đo trực tiếp ở phần trên và phần dưới đùi gà thí nghiệm, sau đó lấy giá trị trung bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)