CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
3.2. Đề xuất giải pháp
- Vietjet có thể tăng cường mạng lưới tuyến bay và khai thác thêm các tuyến bay mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt các tuyến bay nội địa hướng tới những khách hàng có thu nhập tầm trung nhưng có nhu cầu sử dụng dịch vụ bên Vietjet
- Cải thiện chất lượng dịch vụ để tạo sự hài lòng khách hàng cũng là một chiến lược phát triển sản phẩm. Điều này bao gồm nâng cao tiêu chuẩn về an toàn bay, đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi trên máy bay, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn.
- Phát triển sản phẩm và dịch vụ phụ khác nhau để dễ dàng đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
3.2.2.Chiển lược về giá
- Dựa vào việc tìm hiểu mức thu nhập trung bình của người Việt Nam đưa ra các mức giá phù hợp, có các cơ chế giá linh hoạt nhất nếu so sánh với các loại hình kinh doanh khác.
- Giá vé nên điều chỉnh tùy theo nhiều biến số như nhu cầu, mùa vụ, tăng lợi nhuận thời gian đặt mua vé, khả năng hoàn trả, đổi vé.
- Với chiến lược giá rẻ, hãng cần chú ý đến chất lượng phục vụ cho những nhu cầu cơ bản nhất của du khách để đảm bảo lượng khách hàng tránh tình trạng thua lỗ.
+ Vietjet Air nên tiếp tục duy trì chiến lược giá cạnh tranh để có thể dễ dàng thu hút khách hàng. Điều này có thể bao gồm: cung cấp giá vé rẻ hơn so với các hãng hàng không cạnh tranh và thực hiện các chương trình khuyến mãi đặc biệt để tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng.
+ Cần có một chiến lược giá linh hoạt, cho phép khách hàng lựa chọn các dịch vụ bổ sung theo nhu cầu của họ.
+ Vietjet Air cần tạo ra các chương trình khách hàng thân thiết và ưu đãi đặc biệt cho những khách thường xuyên sử dụng dịch vụ.
+ Ngoài ra, Vietjet Air có thể áp dụng chiến lược giá jumbo - giá vẻ rẻ cho những chuyến bay có tỉ lệ người dùng không cao. Điều nay giúp Vietjet có thể tận dụng những chỗ trống trên máy bay và tăng doanh thu từ những chuyến bay ít người sử dụng.
3.2.3.Chiến lược phân phối
- Đầu tư máy bay nhiều hơn mở rộng thêm các chuyến bay quốc tế, tập trung nâng cao uy tín để mọi khách hàng đều biết đến hãng Vietjet.
- Lập các kênh bán tour khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Thực hiện chiến lược phủ sóng rộng rãi cung caaos những thông tin về các tour khác nhau cho mọi khách hàng trong nước và nước ngoài.
- Tăng cường hợp tác với các đại lý và đối tác phân phối để mở rộng mạng lưới bán vé.
Điều nay bao gòm việc ký kết hợp đồng độc quyền với các đại lý lớn hoặc mở rộng hợp tác với các công ty du lịch, trang web đặt vé, ứng dụng di động và các kênh bán hàng trực tuyến khác.
3.2.4.Chiến lược hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nhân lực là một yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển muốn phát triển mạnh mẽ thì nhân lực bên trong phải vững, thì có thể phát triển lâu dài, bền vững.
- Nhân lực phải được bồi dưỡng, đào tạo thành đội ngũ hướng tiếp viên với những người có chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, trẻ trung, nhiệt tình.
- Cần có chính sách đãi ngộ và khuyến khích những tiếp viên không đáp ứng tiêu chuẩn ngạch bậc, trình độ, độ tuổi, hạn chế về sức khỏe nghỉ chế độ.
- Đẩy mạnh hợp tác phát triển nguồn nhân lực với các tập đoàn lớn, đa quốc gia về lĩnh vực, tiếp thu những kinh nghiệm trong quản lý, điều hành để nâng cao tính chuyên nghiệp.
3.2.5. Chiến lược về truyền thông
- Quảng bá: Trong thời buổi Internet lên ngôi cũng không bỏ qua việc quảng cáo trực tuyến. Ngoài website chính thức còn cần sử dụng nhiều trang báo uy tín khác để quảng bá hình ảnh cũng như cập nhật các hoạt động của hãng.
- Quan hệ công chúng và tuyên truyền: Ngoài hoạt động kinh doanh, tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ khách hàng và cộng đồng thông qua các chuyến bay giải tỏa khách,…lan tỏa tinh thần sống tốt, sống đẹp của Vietjet đến với cộng đồng trong nước và quốc tế.
- Sử dụng nhiều trang báo uy tín khác để quảng bá hình ảnh cũng như cập nhất các hoạt động của hãng.
- Tăng cường quảng bá và tiếp thị: Có thể sử dụng các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, tiếp thị trực tuyến và ngoại tuyến nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu và tăng cường việc tiếp cận đến khách hàng tiềm năng.
- Tạo những trải nghiệm thú vị, độc đáo cho khách để tạo sự kích thích và sự quan tâm của khách hàng đối với Vietjet
3.2.6.Chiến lược hoàn thiện về dịch vụ và chất lượng
Vì có giá rẻ được nhiều khách hàng lựa chọn nên các chuyến bay thường xuyên bị quá tải, delay vì thế hãng nên:
- Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho những mùa cao điểm từ trước.
- Tiếp tục chiến lược lấy khách hàng là trọng tâm, không ngừng nỗ lực đổi mới, và sáng tạo.
- Các đơn vị liên quan trong chuỗi dịch vụ cho khách hàng cần phối hợp khai thác chặt chẽ để có thể bảo đảm được tỷ lệ đúng giờ của các chuyến bay.
- Để tăng tỷ lệ chuyến bay đúng giờ cần ứng dụng tự động hóa vào toàn bộ hệ thống khai thác, dịch vụ, ứng dụng công nghệ vào công tác vận hành, tăng tốc hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ khách hàng
3.2.7. Xây dựng các kế hoạch
- Thu thập đánh giá, dự báo những biến động dài hạn.
- Dựa trên thị phần mục tiêu, tính toán doanh số mục tiêu mà hãng sẽ thực hiện cho các năm.
- Xây dựng những chiến lược xa hơn trong đó cụ thể hóa các nước đi trong từng giai đoạn.
- Thiết lập các mục tiêu dài hạn 5,10,20 năm.
3.2.8.Chiến lược theo đuổi hợp tác trong các chuyến bay liên doanh và mở rộng thị trường quốc tế.
* Các chuyến bay liên doanh
Chuyến bay liên doanh sẽ đa dạng hóa cơ sở lợi nhuận của Vietjet và tối đa hóa sản lượng. Với sản lượng thấp và cạnh tranh căng thẳng của thị trường nội địa. Vietjet sẽ hưởng lợi đáng kể từ việc vận chuyển khách nước ngoài đến Việt Nam - hoặc là đến các nước Đông Á khác - trên chuyến bay của hãng hàng không khác do đó Vietjet cần:
- Đầu tư cấp thiết vào hệ thống đặt vé và công nghệ để có thể hỗ trợ tốt nhất cho chuyến bay liên doanh.
- Cần đầu tư vào một sản phẩm và công nghệ chuyển giao - bao gồm cả một hệ thống đặt chỗ - để tăng khả năng hỗ trợ giao thông liên chuyến của hãng.
* Mở rộng thị trường quốc tế
- Đầu tư máy bay nhiều hơn mở rộng thêm các chuyến bay quốc tế, tập trung nâng cao uy tín để mọi khách hàng đều biết đến.
- Hãng tập trung vào đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, thiết bị; đầu tư công viên công nghệ, đón nhận các hoạt động, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ hàng không,…đưa Vietjet vào nhóm những hãng hàng không hàng đầu thế giới.
- Mở thêm các đường bay mở thêm nhiều chặng bay cũng như tần suất bay.
- Lập các kênh bán tour với chiến lược phủ sóng rộng rãi, hãng có thể cung cấp thông tin về các tour cho mọi khách hàng trong và ngoài nước.
3.2.9. Chiến lược về độ uy tín
- Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho những mùa cao điểm từ trước tránh tình trạng bị delay hoặc hoãn hủy chuyến khiến sự trải nghiệm của khách hàng không tốt.
- Hệ thống khai thác, dịch vụ, ứng dụng công nghệ vào công tác vận hành cần phải tự động hóa nâng cao năng suất hoạt động và chất lượng phục vụ khách hàng.