3.1
Cấp thi công (Execution class)
Tập hợp các yêu cầu cụ thể được phân cấp phục vụ thi công công trình (toàn bộ hoặc một phần cấu kiện hoặc chi tiết của cấu kiện).
3.2
Cấu kiện (component)
Một phần của kết cấu thép được hình thành từ các cấu kiện nhỏ hơn.
3.3
Cấu kiện tạo hình nguội (Cold formed component)
Các sản phẩm được tạo hình nguội hoặc tấm định hình có các tiết diện khác nhau, có hoặc không có các cạnh tiếp giáp, không đổi theo chiều dài, được tạo nên từ các sản phẩm cán nóng hoặc cán nguội mà chiều dày thay đổi không đáng kể bởi quá trình tạo hình nguội.
[NGUỒN: EN 10079: 2007, 3.4.9]
3.4
Chỉ dẫn kỹ thuật thi công (Execution specification)
Tập hợp các tài liệu gồm dữ liệu và các yêu cầu kỹ thuật cho một cấu kiện thép cụ thể, bao gồm những tài liệu được chỉ định để bổ sung và đáp ứng các quy tắc của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 1: Chỉ dẫn kỹ thuật thi công bao gồm việc xác định các hạng mục cần được chỉ định bằng cách cung cấp thông tin bổ sung hoặc áp dụng các lựa chọn cho phép (xem Phụ lục A).
3.5
Chế tạo (Manufacturing)
Các hoạt động cần thiết để sản xuất và cung cấp cấu kiện
CHÚ THÍCH 1: Nếu có liên quan, điều này bao gồm ví dụ: công tác tập hợp vật tư, chuẩn bị; lắp dựng, hàn, liên kết cơ học, vận chuyển, xử lý bề mặt; kiểm tra và xây dựng tài liệu.
23 3.6
Công tác chuẩn bị (Preparation)
Các hoạt động được thực hiện trên các sản phẩm cấu thành nhằm tạo ra các bộ phận sẵn sàng để lắp ráp và đưa vào các cấu kiện.
CHÚ THÍCH 1: Khi có liên quan, điều này bao gồm ví dụ: nhận dạng, xử lý và lưu trữ, cắt, tạo hình và tạo lỗ.
3.7
Công trình (Works)
Phần của công trình xây dựng là kết cấu thép 3.8
Công trình xây dựng (Construction works)
Mọi thứ được xây dựng hoặc là kết quả của quá trình xây dựng
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này bao gồm cả công trình dạng nhà và công trình kỹ thuật dân dụng, đề cập đến công trình xây dựng hoàn chỉnh bao gồm cả các thành phần kết cấu và phi kết cấu.
3.9
Cơ sở thiết kế phương pháp lắp dựng (Design basis method of erection) Định hướng phương pháp lắp dựng sử dụng làm căn cứ để thiết kế kết cấu.
3.10
Dung sai (Tolerance)
Chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của kích thước.
CHÚ THÍCH 1: Dung sai là một giá trị tuyệt đối không có dấu.
[NGUỒN: ISO 1803: 1997, 3.11, CHÚ THÍCH 2 và 3 đã bị xóa]
3.11
Dung sai chế tạo (Manufacturing tolerance)
Phạm vi cho phép về kích thước hình học của cấu kiện được nhà sản xuất đưa ra.
3.12
Dung sai chức năng (Functional tolerance)
Dung sai hình học cần thiết để đáp ứng nhu cầu về chức năng hơn về độ bền cơ học và tính ổn định,
24
ví dụ: hình dáng và trang bị.
3.13
Dung sai đặc biệt (Special tolerance)
Dung sai hình học không có trong bảng tra hoặc giá trị dung sai cho phép trong tiêu chuẩn này, cần được liệt kê vào trường hợp cụ thể.
3.14
Dung sai thiết yếu (Essential tolerance)
Giới hạn cơ bản cho dung sai hình học cần thiết để thỏa mãn thiết kế giả định của cấu kiện về độ bền cơ học và độ ổn định.
3.15
Nhà thầu (Constructor)
Người hoặc tổ chức thực hiện thi công công trình 3.16
Kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu (Inspection and test plan) ITP Kế hoạch bao gồm kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ, vật liệu, nhân công.
3.17
Kết cấu (Structure)
Tổ hợp các phần liên kết với nhau được thiết kế để chịu tải trọng và cung cấp độ cứng tương ứng
[NGUỒN: EN 1990: 2002, 1.5.1.6]
3.18
Kết cấu thép (Structural steelwork)
Kết cấu thép hoặc các cấu kiện thép được chế tạo sử dụng trong các công trình xây dựng 3.19
Phương pháp lắp dựng (erection method statement) Tài liệu mô tả quy trình được sử dụng để lắp dựng kết cấu.
25 3.20
Thi công (Execution)
Các hoạt động được thực hiện để hoàn thiện công trình
CHÚ THÍCH 1: Ví dụ như chế tạo, lắp dựng, kiểm tra và xây dựng tài liệu.
3.21
Sản phẩm cấu thành (Constituent product)
Vật liệu hoặc sản phẩm được sử dụng cho việc chế tạo một cấu kiện và trở thành một phần của nó, ví dụ: thép kết cấu, thép chống gỉ, liên kết cơ học, vật tư hàn.
3.22
Sự không phù hợp (Nonconformity) Sự không đáp ứng yêu cầu.
[NGUỒN: EN ISO 9000: 2015, 3.6.9, được sửa đổi]
3.23
Thử nghiệm không phá hoại bổ sung (Supplementary non-destructive testing)
Kỹ thuật thử nghiệm không phá hoại được bổ sung để kiểm tra trực quan, ví dụ: từ tính, thẩm thấu, dòng điện xoáy (Eddy current), siêu âm, chụp ảnh phóng xạ.