Lắp dựng cụm bu lông

Một phần của tài liệu TCVN XXX-2:20XX THI CÔNG KẾT CẤU THÉP VÀ KẾT CẤU NHÔM – PHẦN 2: CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI KẾT CẤU THÉP (Trang 74 - 77)

Điều khoản này đề cập đến việc lắp dựng các cụm bu lông quy định trong 5.6, bao gồm các bu lông, đai ốc và vòng đệm phù hợp (khi cần thiết).

Ngoài việc siết chặt, các biện pháp hoặc thiết bị khác được sử dụng để làm chặt bu lông sẽ được chỉ định.

Kết nối bu lông có tỷ số chiều dài kẹp nhỏ tương đối so với đường kính bu lông mà chịu rung động đáng kể, chẳng hạn như giá để đồ, phải sử dụng phương pháp khóa giữ.

Trừ khi có quy định khác, các cụm được siết trước không yêu cầu thiết bị khóa bổ sung.

Bu lông và đai ốc không được hàn, trừ khi có quy định khác. Hạn chế này không áp dụng cho hàn đai ốc đặc biệt theo ví dụ EN ISO 21670 hoặc đinh tán có tính hàn.

8.2.2 Bu lông

Đường kính chốt danh định dùng cho bu lông kết cấu ít nhất phải là M12, trừ khi có chỉ dẫn khác được chỉ định cùng với các yêu cầu liên quan.

Chiều dài bu lông phải được chọn sao cho sau khi siết chặt, phần đầu bu lông nhô ra ngoài mặt đai ốc và chiều dài ren.

Chiều dài của phần nhô ra ít nhất phải bằng chiều dài của một bước ren được đo từ mặt ngoài của đai ốc hoặc các thiết bị khóa bổ sung tới đầu bu lông đối với các cụm bu lông được siết trước và không siết trước.

Nếu sử dụng khả năng chịu cắt của thân bu lông không ren trong một liên kết, thì kích thước của bu lông phải được chỉ định để cho phép dung sai trên chiều dài của phần bu lông không ren.

Đối với bu lông không siết trước, ít nhất một ren đầy đủ (ngoài ren đã hết) phải còn rõ ràng giữa bề mặt chịu lực của đai ốc và phần không ren của thân bu lông.

Đối với việc lắp dựng bu lông được siết trước phải tuân theo EN 14399, chiều dài kẹp và chiều dài chuôi phải được chọn phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

75 Chiều dài kẹp và chiều dài chuôi danh định được lập bảng tuân theo EN 14399 có tính đến giữa bề mặt chịu lực của đai ốc và phần thân chưa được ren trong lắp dựng theo EN 14399–4 và EN 14399–8 trên danh nghĩa có ít nhất hai ren đầy đủ và trong lắp dựng theo EN 14399–3, EN 14399–7 và EN 14399–

10 về danh nghĩa, ít nhất bốn ren đầy đủ phải nhô ra.

8.2.3 Đai ốc

Các đai ốc phải chạy tự do trên bu lông, dễ dàng kiểm tra trong quá trình lắp ráp bằng tay. Việc lắp dựng bất kỳ đai ốc và bu lông nào mà đai ốc không chạy tự do phải loại bỏ. Nếu một công cụ mạnh được sử dụng, một trong hai cách sau có thể sử dụng để kiểm tra:

a) đối với mỗi lô lắp ráp cụm bu lông mới có thể được kiểm tra tính tương thích bằng tay trước khi lắp đặt;

b) đối với các cụm bu lông được lắp nhưng trước khi siết chặt, các đai ốc mẫu có thể được kiểm tra khả năng quay tự do bằng tay sau khi nới lỏng ban đầu.

Các đai ốc phải được lắp ráp sao cho dấu thiết kế của chúng có thể nhìn thấy được sau khi lắp ráp.

8.2.4 Vòng đệm

Vòng đệm không yêu cầu sử dụng với các cụm bu lông không được siết trước trong các lỗ tròn thông thường, trừ khi có quy định khác. Nếu được yêu cầu, phải chỉ rõ liệu vòng đệm có được đặt dưới đai ốc hoặc bu lông có mũ, tùy theo cái nào được xoay, hoặc cả hai. Đối với các kết nối vòng đơn chỉ có một hàng bu lông, vòng đệm là cần thiết dưới cả đầu bu lông và đai ốc, trừ khi có quy định khác.

CHÚ THÍCH: Việc sử dụng vòng đệm có thể làm giảm hư hỏng cục bộ đối với các lớp phủ kim loại, đặc biệt ở những nơi có sơn phủ có dày.

Vòng đệm dưới đầu của bu lông siết trước phải được vát mép theo EN 14399-6 và được định vị với phần vát về phía đầu bu lông. Vòng đệm theo EN 14399-5 sẽ chỉ được sử dụng dưới các đai ốc. Vòng đệm trơn (hoặc nếu cần thiết vòng đệm côn cứng) phải được sử dụng cho bu lông siết trước như sau:

a) đối với bu lông 8.8, một vòng đệm phải được sử dụng dưới đầu bu lông hoặc đai ốc, tùy theo cái nào có thể xoay được;

b) đối với bu lông 10.9 được sử dụng với với thép S235, vòng đệm phải được sử dụng dưới cả đầu bu lông và đai ốc;

c) trừ khi việc sử dụng vòng đệm dưới cả đầu bu lông và đai ốc được chỉ định, đối với bu lông 10.9 được sử dụng với các loại thép trên S235, vòng đệm phải được sử dụng dưới đầu bu lông hoặc đai ốc, tùy theo loại nào xoay được.

76

Việc điều chỉnh chiều dài thân bu lông cho phép đối với các cụm bu lông được siết trước và không được siết trước được đưa ra trong Bảng 16.

Vòng đệm dạng tấm theo 5.6.9.3 phải được sử dụng cho các liên kết có rãnh và lỗ quá khổ, trừ khi quy định khác.

Bảng 16 – Điều chỉnh chiều dài thân bu lông cho phép đối với các cụm bu lông siết trước và không siết trước

Cụm bu lông siết trướca Cụm bu lông không siết trước Ngoài vòng đệm được chỉ định tối thiểu lên

đến hai vòng đệm bổ sungb hoặc một vòng đệm và một vòng đệm tấm có thể được sử dụng.

Chiều dày kết hợp của phần vòng đệm bổ sung không được vượt quá 12 mm.

Ngoài số vòng đệm tối thiểu được chỉ định, có đến ba vòng đệm, hai vòng đệm và một tấm đệm hoặc một vòng đệm và một tấm đệm hoặc một tấm đệm có thể được sử dụng.

Chiều dày kết hợp của các vòng đệm bổ sung không được vượt quá 12 mm.

a Đối với các cụm bu lông được siết trước, siết chặt bằng phương pháp điều khiển mô-men xoắn (bao gồm cả hệ thống HRC), chỉ một có một vòng đệm được sử dụng ở mặt được quay.

Một tấm đệm bổ sung có thể được đặt ở phía không xoay được.

b Vòng đệm phù hợp với EN 14399–5 hoặc EN 14399–6 nếu thích hợp. Vòng đệm theo EN 14399–5 sẽ không được sử dụng cho các tổ hợp EN 14399–4 và EN 14399–8.

Nếu dùng vòng đệm hoặc tấm đệm bổ sung, chi tiết liên kết phải được kiểm tra để đảm bảo mặt phẳng cắt của bu lông có thân chưa được chạm vào phần ren của bu lông.

Kích thước và mác thép của tấm đệm phải được quy định. Chúng không được mỏng hơn 4 mm.

Vòng đệm côn phải được sử dụng nếu bề mặt của sản phẩm cấu thành nằm ở góc so với mặt phẳng vuông góc với trục bu lông lớn hơn:

a) 1/20 (3°) đối với bu lông có d ≤ 20 mm;

b) 1/30 (2°) đối với bu lông có d > 20 mm.

Một phần của tài liệu TCVN XXX-2:20XX THI CÔNG KẾT CẤU THÉP VÀ KẾT CẤU NHÔM – PHẦN 2: CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI KẾT CẤU THÉP (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)