CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG TRẠM ĐỌC
3.1. Xu thế hoạt động quảng cáo trực tuyến hiện nay
Quảng cáo trực tuyến ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ số. Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi từ những hình thức quảng cáo truyền thống sang quảng cáo trực tuyến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc môi trường quảng cáo trực tuyến sẽ tiếp tục mở rộng và cạnh tranh gay gắt hơn giữa các nền tảng cung cấp dịch vụ quảng cáo và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ quảng cáo. Chi phí và những lợi ích mà các nền tảng cung cấp sẽ chi phối nhiều đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp.
Trong số đó, hai hình thức quảng cáo qua công cụ tìm kiếm và quảng cáo qua mạng xã hội được dự đoán là tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhất. Với hình thức quảng cáo qua công cụ tìm kiếm, trên thế giới hiện có hai khuynh hướng chính là: tính phí theo số lượt quảng cáo tính trên mỗi 1000 lượt xem (cost per thousand impression - CPM) và tính phí theo giá trị của mỗi lần click vào quảng cáo (cost per click – CPC). Hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng sử dụng dịch vụ quảng cáo qua công cụ tìm kiếm đem lại nhiều lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp dùng dịch vụ phải chấp nhận sự đánh đổi, rủi ro và bản thân tự phải có các giải pháp chống click ảo. Mạng xã hội phát triển tuy nhiên sẽ có những vấn đề liên quan đến bảo mật người dùng, vì vậy vấn đề an ninh và bảo đảm bảo mật thông tin khách hàng được người dùng đặc biệt chú ý. Các cú click đối với các bài viết sẽ được người dùng cẩn trọng hơn trong tương lai.
Hoạt động quảng cáo nhằm mục đích nâng cao doanh số bán hàng sẽ tập trung vào hoạt động quảng cáo trực tiếp trên các sàn thương mại. Tính tới năm 2022, Hệ thống Giám sát và Phân tích thông tin trên môi trường mạng Reputa công bố bảng xếp hạng
44
sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội tại Việt Nam. Trong đó Shopee đứng vị trí dẫn đầu và bỏ xa các đối thủ còn lại.
Hình 3.1. Top 5 sàn thương mại điện tử (đa ngành hàng) phổ biến trên mạng xã hội năm 2022.
Nguồn: Reputa Dựa vào các đánh giá trên có thể thấy mức độ phủ sóng của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Mặc dù còn nhiều lo lắng về rủi ro khi mua hàng trực tuyến, tuy nhiên dễ thấy việc mua sắm trực tuyến đang dần trở nên dễ dàng và tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng, không chỉ có giới trẻ am hiểu công nghệ. Trong số đó, Shopee vẫn giữ vị trí cao nhất, tuy nhiên khôn gtheer phủ nhận sự vươn lên mạnh mẽ của nền tảng Tiktok. Bởi đây không chỉ là một mạng xã hội bình thường mà còn tích hợp hoạt động bán hàng. Có thể coi đây là xu hướng về nền tảng quảng cáo phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Cũng như các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử cũng phải đối mặt với vấn đề bảo mật thông tin người dùng. Các thông tin mà người dùng cung cấp trên các sàn quan trọng nhiều hơn so với mạng xã hội, cụ thể
45
là địa chỉ cụ thể, số tài khoản ngân hàng liên kết và các thông tin bảo mật khác khi khách hàng thực hiện các giao dịch. Sàn thương mại hoàn toàn có thể chủ động bảo mật các vấn đề này, tuy nhiên quá trình giao nhận hàng, đổi trả hàng dễ có sự can thiệp của các bên thứ 3 hay sự xâm nhập của các tin tặc.
Bên cạnh các hình thức và nền tảng quảng cáo trực tuyến trên, có một hình thức trong những năm gần đây nhận được sự quan tâm ủng hộ lớn từ phía người dùng đó là các sản phẩm TVC âm nhạc kết hợp với các nghệ sĩ nổi tiếng. Cụ thể các video quảng cáo sẽ được thực hiện dưới dạng video dài hơn 3 phút dưới dạng một MV ca nhạc của người nổi tiếng. Thông điệp, nội dung hoặc hình ảnh trong video liên quan nhiều đến sản phẩm của công ty. Và công ty cũng là nhà tài trợ độc quyền cho video đó. Nói cách khác, không sản phẩm nào ngoài sản phẩm của công ty được quảng cáo trong các TVC. Các video này được phát hành và truyền thông trên nhiều kênh mạng xã hội. Xu hướng này bắt đầu được sử dụng nhiều từ seri “Đi để trở về” của Bitis Hunter kết hợp cùng ca sĩ Soobin Hoàng Sơn. Sức lan tỏa của chiến dịch này đem lại cú lộn ngược dòng bất ngờ dành cho thương hiệu này. Sau đó là hàng loạt cái tên như Viettel pay “Làm gì phải hốt”
với sự kết hợp của nhiều ca sĩ nổi tiếng , thương hiệu bột, nước giặt OMO với MV “Ấn nút nhớ thả giấc mơ” của ca sĩ Sơn Tùng MTP, “Em bé” của AMEE và Krik quảng cáo cho app Beamin, … Tuy nhiên hình thức này sẽ phù hợp với những chiến dịch truyền thông lớn bởi chi phí đầu tư không nhỏ, đồng thời cũng tồn tại rủi ro do hình ảnh của nghệ sĩ có thể gây ra trong chiến dịch hoặc sau chiến dịch, hoặc những phản ứng tiêu cực từ dư luận khó tránh hoặc doanh nghiệp không thể lường trước.
Các xu hướng quảng cáo trên là những xu hướng quảng cáo nổi bật, có thể chưa hoặc không phù hợp với điều kiện, môi trường cạnh tranh hay định hướng hoạt động của tất cả các công ty. Lựa chọn kế hoạch phát triển phù hợp cần dựa vào nhiều yếu tố hơn nữa.
46