TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE DAN VẬN VA DAN VẬN KHÉO Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và "dan vận khéo"

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận với việc xây dựng mô hình "dân vận khéo" ở Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật (Trang 147 - 169)

1.1.1. Truyền thong trọng dân, thân dân của dân tộc Việt Nam

Trong quá trình dung nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã lưu giữ và bôi đắp những giá trị và truyền thống tốt đẹp, như: yêu nước, đoàn kết, nhân văn, trọng nhân nghĩa, trọng hiền tài... Tư tưởng trọng dân, thân dân cũng là một tư

tưởng sớm được hình thành trong quá trình xây dựng Nhà nước. Mặc dù chịu anh

hưởng nhiều của tư tưởng và văn hóa phương Đông, đặc biệt là Nho giáo, song truyền thống trọng dân của dân tộc Việt Nam vẫn mang những nét đặc trưng gắn liền với truyền thống yêu nước của dân tộc.

Tư tưởng thân dân, trọng dân được phản ánh chủ yếu trong tư tưởng, quan niệm của các nha cầm quyên. Trong truyền thong của phương Đông có hai mệnh dé: “Dân vi bang bản” (dân là gốc nước) và “Di dân vi bản” (lây dân làm góc).

Nguyễn Binh Khiêm (1491 - 1585) cho rằng, xưa nay nước phải lay dân làm gốc,

“muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân” (cổ lai quốc dĩ dân vi bản, đắc quốc ứng tri tại đắc dân). Điểm khác nhau của hai mệnh đề này, một mặt, dân von là gốc của nước nghiêng về tự nhiên; mặt khác, lay dân làm gốc đã có sự can thiệp

của lý trí con người. Theo quan niệm của Nho giáo, dân (nhìn chung và cơ bản)

là người bị tri, là lực lượng bi động, thiếu sức sáng tạo. Mỗi một triều đại khác nhau, giai cấp cầm quyền sẽ có cách ứng xử khác nhau tùy theo cách hiểu và mục

đích cai trỊ.

Các nhà tư tưởng Việt Nam có quan niệm về dân tiễn bộ hơn, phần nào nhìn ra sức mạnh, sự sáng tạo của dân. Quan niệm về dân gan liền với truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc. Trong quá trình dựng nước và dau tranh giữ nước, lực lượng chính là nhân dân và đoàn kết nhân dân và được lòng dân là yếu tố quyết định mọi thắng lợi ở Việt Nam. Do đó, các bậc vua hiền, chúa sáng, các lãnh tụ phong trào đã sớm thấy được sức mạnh ở nơi dân và triệt để phát huy tinh

® Thành viên chính, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Luật Hà Nội TM Thư kí khoa hoc, Phòng Đào tạo Đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội

thần đó. Lý Công Uan trong "Chiếu đời đô" đã viết: dé mưu việc lớn, tính kế muôn

đời cho con cháu thì trên kính mệnh Trời, dưới theo ý dân. Nguyện vọng đó của nhà

vua cũng là nguyện vọng của nhân dân và dân tộc. Điều này đã được các quần thần khang định trong khi đáp lại: “Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế lâu dài dé trên cho có nghiệp to lớn được thịnh vượng, dưới cho nhân dân được giàu của nhiều nguoi, VIỆC lợi như thé ai dan không theo””Š. Tiếp đến Lý Cao Tông tự nhận ra: "Dân đã oán than thì tram dựa vào ai? Nay tram sẽ sửa lỗi cùng dân đối mới””9,

Thời Trần, quan niệm về độc lập và tự chủ của dân tộc có liên hệ khăng khít nhận thức về nhân dân, xem nhân dân là lực lượng quyết định trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thân dân không chỉ là đức độ của kẻ cam quyén mà là phương sách cơ ban dé giữ nước. Trần Quốc Tuan cho rang, nhân dân là cơ sở để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước: “Khoan thư sức dân dé làm ké sâu gốc, bên rễ, đó là thượng sách để giữ nước”””. Trong quan niệm của Trần Quốc Tuan, nhân dân chính là nơi lưu giữ tiềm lực kinh tế và quốc phòng, bảo đảm cho sự vững chắc của nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Hơn nữa, những anh hùng mưu được nghiệp lớn là nhờ vào sự ủng hộ của quần chúng. Tư tưởng chính trị “lòng dân không chia”, “cả nước góp sức” chống giặc của Trần Quốc Tuấn là nền tảng cho việc xây dựng quân đội vững mạnh trong thời Trần. Chính ở thời này, Hội nghị Diên Hồng đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của ý chí toàn dân, về tỉnh thần đoàn kết thống nhất trong toàn xã hội từ trên xuống dưới, về mối quan hệ tốt đẹp giữa Triều đình và nhân dân. Tuy vẫn có cái nhìn của người từ trên cao nhìn xuống, đặc biệt đối với binh lính, quân sĩ, chứ không phải là ngang hàng bình đăng, nhưng đây có thể coi là một quan điểm rất rõ ràng trong việc đánh

giá đúng vai trò của nhân dân.

Khi lí giải về lí do nhà Hồ chỉ tổn tại trong một thời gian ngắn, mặc dù Hồ Quý Ly là người tài năng, có nhiều ham muốn và nỗ lực thực hiện những cải cách lớn, xây dựng nền độc lập vững mạnh cho dân tộc, Nguyễn Trãi cho răng vì: “nhà Hồ đánh giặc một mình”, “quân họ Hồ trăm vạn người, trăm vạn lòng”. Cuối năm 1405 trước khi nhà Minh khởi chiến xâm lược, trong một cuộc họp bàn của

® Ngô Sỹ Liên: Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972, tập 1, tr.191 7 Ngô Sỹ Liên: Đại Việt sử ký toàn thư, Sdd, t.1, tr. 301

7 Ngô Sỹ Liên: Đại Việt sử ký toàn thư, Sdd, tập 2, tr.89

78 Dan theo Nguyễn Tài Thư (Chủ biên): Lich sứ tu tưởng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,

triều đình dé tìm cách ứng phó với giặc, Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng nói:

“Than không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không”??. Hồ Nguyên Trừng hiểu rõ thời thế, nhân tâm và đã nói đúng chỗ yếu nhất của nhà Hồ khi phát động kháng chiến là họ không được toàn dân đồng tâm ủng hộ, một yếu tố gốc rễ của moi thang loi.

Đến thời Lê, tư tưởng khoan dân, lo cho dân và dựa vào dân được phát triển hơn nữa, được xem là mục đích tối cao trong việc giữ nước và dựng nước. Nguyễn Trãi cho rằng, cứu nước và dựng nước là công việc của trăm họ. Nếu mọi người đồng lòng tất sẽ có sức mạnh, theo đó nguyên nhân tất thắng của Lê Lợi là “quân không quá mười vạn nhưng ai cũng một lòng”. Nguyễn Trãi quan niệm dân là số đông, là cơ sở xã hội, là lực lượng có vai trò quyết định sự tồn vong của một triều đại. Ông đã thể hiện tư tưởng của mình bằng cách nhắc lại câu nói của người xưa:

“Mến người có nhân là dân, mà chở thuyền lật thuyền cũng là dân” (Chiếu văn bảo Thái tử), “Thuyền bị lật mới tin rang dân như nước” (Quan hai)®°. Đường lối chính trị của Nguyễn Trãi vì thế được gọi là đường lối chính trị nhân nghĩa. Trong đó, việc đầu tiên của chính trị là việc cứu dân, nuôi dân. Mọi chủ trương, chính sách, quan hệ đối xử của triều đình đều phải căn cứ vào lòng dân. Nhân nghĩa là phương thức giữ nước, dựng nước, là sức mạnh, là cuộc sống của người dân, là bang giao hòa bình. Tư tưởng đó vừa khái quát truyền thống, vừa tạo nghiệp, vừa định hướng cho sự phát triển bền vững của dân tộc. Đến Nguyễn Trãi, khái niệm dân được mở rộng hơn bao gồm cả những người nghèo khô, lao động bình thường, là lực lượng to lớn. Tuy nhiên, Nguyễn Trãi vẫn chỉ dừng lại ở cách nhìn chung chung, chưa thay sức mạnh toàn diện, vai trò và vi trí của dân.

Đến thé kỷ XVI, Nguyễn Binh Khiêm chủ trương thực hiện đường lối chính trị “vương đạo” đối lập với “bá đạo”. Đó là đường lối nhà nho gắn với dân chúng, lay đức “nhân nghĩa” để trị người, cảm hóa người. Ông viết “Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát, xóm nghèo” (Cảm hứng) hoặc “xưa nay nước phải lay dân làm gốc, nên biết răng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân” (Cảm hứng)Š!. Đó là đường lối chính trị yêu nước, thương dân bề ngoài là vương đạo nhưng thực chất là nhân dân.

” Ngô Sỹ Liên: Đại Việt sử ký toàn thu, Sdd, t.2, tr.89

*° Dan theo Nguyễn Tài Thư (Chủ biên): Lich sử tu tưởng Việt Nam, Sdd, t.1, tr.287 81 Dân theo Nguyễn Tài Thư (Chủ biên): Lich sử tu tưởng Việt Nam, Sdd, t.1, tr.359

Thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn nhắc lại lời xưa: “Dân là gốc nước, gốc vững thì nước mới yên. Cứu dân tức là vì nước” (Âm chất văn chú). Nguyễn Thiếp cho rang: “Dân là gốc, gốc vững nước mới yên” (Bài biểu dâng Quang Trung bàn về dân tình xứ Nghệ). Ngô Thì Nhậm quan niệm: Lòng dân quyết định ý Trời “Trời trông, Trời nghe do ở dân. Lòng dân yên định thì ý Trời cũng xoay chuyển” hoặc

“Dân hòa cảm ở dưới thì thiên hòa ứng ở trên, hiệu nghiệm được mà không hẹn

mà đến” (Tờ khải trình bày về chính sự đương thời)39.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nhân dân trong dựng nước và g1ữ nước

các triều đại phong kiến Việt Nam đã có nhiều hoạt động và chính sách thiết thực quan tâm đến đời sống của nhân dân. Các giá trị dan sinh cũng trở thành một đặc trưng của văn hóa chính trị Việt Nam truyền thông: chính sách khuyến nông kiên trì đường lỗi “dĩ nông vi bản” (nông nghiệp là gốc), là cơ sở cho các chính sách:

“ngụ binh ư nông” (gửi binh trong nông) và “toàn dân vi binh” (mỗi người dân là một chiến sỹ); chính sách giáo dân theo hai cách (người cẦm quân phải nêu gương

sáng và mở mang việc giáo dục đạo đức và nâng cao dân tri).

Mặc dù còn chiu tac động của những yếu tô bất bình đăng, tuy nhiên, hơn hết, các lãnh đạo, anh hùng dân tộc của Việt Nam trong lịch sử dân tộc đã biết đề

cao sức dan, coi lực lượng nhân dân, việc tập hợp, phát huy sức dân trở thành một

bí quyết quan trọng dé đánh giặc giữ va cai trị đất nước. Đây được coi như cơ sở đầu tiên của tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh.

1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin về vai trò của nhân dân Khi đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận đã

được soi sáng trên cơ sở khoa học, cách mạng và thời đại. Chủ nghĩa Mac- Lénin

cho răng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo nên lịch sử. Trong tác pham "Góp phan phê phán triết học pháp quyền của Hêghen"

(1843), Mác đã viết: “Chủ quyền của nhân dân không phải là cái phát sinh từ chủ quyền của nhà vua, mà ngược lại, chủ quyền của nhà vua dựa trên chủ quyền của nhân dân...”3: “không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra chế độ nhà nước”%“. Năm 1944, trong tác pham: "Gia đình thần thánh", Mác và

Angghen lân đâu tiên dé cập đên vai trò của nhân dân. Các ông chỉ ra rang, không

82 Dan theo Nguyễn Tài Thư (Chủ biên): Lich sử tưởng Việt Nam, Sdd, t.1, tr.418-419 83 C.Mac và Ph.Angghen:7odn tap, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1, 1995, tr.347

phải các vĩ nhân sáng tạo ra lịch sử mà quần chúng nhân dân là lực lượng vĩ đại nhất sang tao ra lịch sử và giai cấp công nhân có sự mệnh lịch sử dẫn dắt nhân loại trong cuộc đấu tranh nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.

Phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Angghen trong điều kiện mới, VI.Lênin, trong tác phẩm: “Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao” được V.I.Lê nin viết vào xuân hè năm 1894. Lênin đã giáng trả quyết liệt sự tan công của bọn Dan Tuy tự do đối với những người Mác xít qua tạp chí “Của cải nước Nga” của chúng. Trong tác phẩm này V.I.Lênin đã luận chứng rõ vai trò của giai cap công nhân, giai cấp nông dân và phát triển tư tưởng liên minh công nông của Mác và Angghen.

Trong tác phẩm: "Chào mừng những người cộng sản Ý, Pháp và Đức"

(1919), đã khăng định: “Không có sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiền phong của mình tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thé thực hiện được...”®Š.

Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác- Lênin cũng cho rằng, là chủ thể của lịch sử, nhưng quan chúng nhân dân chỉ có thé phát huy tối da sức mạnh và vai trò sáng tạo một khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận chứng một cách khoa học về vai trò của Đảng Cộng sản như một điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Dé đảm bảo cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành thắng lợi, giai cap công nhân phải tự tô chức ra được chính dang độc lập, chính đảng đó phải biết thuyết phục, giác ngộ và tập hợp đông đảo quần chúng, huấn luyện quan chúng va đưa quan chúng ra đấu tranh; mặt khác bản thân quan chúng phải tự mình tham gia vào cuộc cách mạng ấy. Trong Lời nói dau tác phẩm "Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848 đến 1850", C.Mác viết: “Ở nơi nào mà vấn đề đặt ra là phải cải tạo hoàn toàn chế độ xã hội, thì bản thân quần chúng phải tự mình tham gia công cuộc cải tao ấy, phải tự mình hiểu rõ vì sao phải tiễn hành dau tranh, vì sao minh phải đồ máu và hy sinh tính mang”®*. Nhưng muốn cho9986

quân chúng hiệu rõ phải làm gi và làm như thê nào một cach tự giác thì “cân phải

35C Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sdd, tập 1, tr.123

5C Mác và Ph.Angghen: Todn tdp, Sdd,t.22, tr.775

tiễn hành một công tác lâu dai và kiên nhẫn”, tức là phải tiễn hành công tác vận động quan chúng.

VLLénin khang định vấn đề có tính nguyên tắc về vai trò lãnh đạo và mối quan hệ giữa Dang với quan chúng: “Về nguyên tắc, đảng cộng sản phải giữ vai trò lãnh đạo, đó là điều không còn nghi ngờ gì được nữa”Š7, “Chúng ta cần những Đảng có liên hệ thực tế thường xuyên với quần chúng và biết lãnh đạo những quần chúng đ󔮊, “một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất là tự cắt đứt liên hệ với quan ching’”*®’. Theo VI.Lénin, Đảng Cộng san phải “Sống trong lòng9989

quan chung; Biết tâm trạng quan chúng: Biết tất cả; Hiểu quần chung; Biết đến với quan chúng; Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng””0.

Có thé thay, ngay từ rất sớm, cùng với khang định vai trò của quần chúng nhân dân, chỉ ra vai trò, sự cần thiết phải có Đảng lãnh đạo, chủ nghĩa Mác — Lénnin cũng ra đưa ra các biện pháp dé phát huy vai trò của cả nhân dân và Đảng trong tiễn trình cách mạng, đó là tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Dang và nhân dân, như: công tác vận động quần chúng phải xuất phát từ nhu câu, lợi ích nhằm tạo sự thống nhất hành động của quần chúng: phải biết đoàn kết, tổ chức quan chúng thực hiện nhiệm vụ chính tri; vận động quan chúng phải có phương

pháp phù hợp, đặc biệt làphương pháp nêu gương và giúp đỡ. Chủ nghĩa Mác-

Lénin cho răng, Đảng phải có phương pháp tuyên truyền, giáo duc quan chúng dé đưa quần chúng lên địa vị của những người tự giác trong đấu tranh cho tự do.

khuyến khích mở rộng dân chủ, công khai làm cho mọi người dân biết công việc của Đảng, của Nhà nước. Đó là một phương pháp công tác quần chúng có tác dụng nâng cao tính chủ động, tính tích cực sáng tao cách mang của quan chúng.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin nhắn mạnh cần tôn trọng ý kiến của quan chúng nhân dân, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, lang nghe và tiếp thu những tâm nguyện của quần chúng và yêu cầu Đảng của giai cấp công nhân phải tập hợp, tổng kết những ý kiến của quan chúng làm cơ sở cho việc

hoạch định chủ trương, chính sách.

$7 V,1.Lênin:Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.41, tr.479 88 V J. Lénin:Toan tập, Sdd, t.41, tr.285-286

89 V I.Lénin:Toan tập, Sdd, t.44, tr. 426

Từ sự luận giải mang tính khoa học chắc chắn với tư tưởng cách mạng triệt dé, những quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin đã đặt nền móng cho tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh sau này.

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và "dân vận khéo"

1.2.1. Tư twéng Hồ Chi Minh về dân vận

Đại đoàn kết là van đề Hồ Chí Minh quan tâm hàng dau, có tới 40% các bài nói, bài viết của Người đề cập đến vấn đề đại đoàn kết, chiến lược đại đoàn kết.

Theo Người, dé xay dung khối đại đoàn kết dân tộc một cách rộng rãi và chắc chan nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì điều đầu tiên là phải làm tốt công tác dân vận. Người đặc biệt chú ý đến công tác dân vận, từ hình thức, nội dung, đối tượng, cho đến cán bộ.

Trên Báo Sự thật, số 120, ngày 15/10/1949, trong bài báo : “Dân vận”, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về "Dân vận": “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thé đã giao cho.”'! Cách nói này ngắn gọn mà súc tích, hàm chứa tat cả những nội dung của dân vận: dân vận là gì, đối tượng, nội dung, phương pháp,

mục đích của dân vận.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận bắt đầu từ tư tưởng coi trọng nhân dân, đánh giá cao vai trò của nhân dân trong mọi hoàn cảnh. Người luôn khang định:

“Trong bau trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.”?? Ngay từ rất sớm, khi còn bôn ba tìm đường cứu nước và giải phóng dân tộc, Người đã phát hiện sức mạnh của cách mạng nằm ở chính khối đông đảo quần chúng cần lao đang bị áp bức đến cùng cực: “Đẳng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, dang gao thét và sẽ bùng nỗ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến””°.

Theo Người, sức mạnh của Đảng nằm ngay trong mối quan hệ giữa Đảng với dân và dân với Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ hai của Đảng (tháng 2/1951), Chủ tịch Hô Chi Minh chỉ rõ cân phải củng cố mỗi quan hệ giữa Đảng và quân chúng. Không có quan ching thì không có lực lượng. Không có

?' Hồ Chí Minh: 7oàn rập, sdd, tập 6, tr.232 '” Hồ Chí Minh: Todn tap, sdd, tập 10, tr.353 3 Hô Chí Minh: Toàn tập, sdd, tập 1, tr.40

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận với việc xây dựng mô hình "dân vận khéo" ở Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật (Trang 147 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)