2.1. Những yếu tổ tác động đến công tác dân vận ở Trường Dai học Luật
Hà Nội
Trước khi đánh giá thực trạng xây dựng các mô hình "Dân vận khéo ở
Trường Đại học Luật Hà Nội, cần chú ý đến những yếu tố tác động. Những yếu tố đó bao gồm cả yêu tô khách quan và chủ quan, yếu tố lâu dài và trước mắt, yêu tố trực tiếp và gián tiếp. Những yếu tố đó bao gồm:
Tứ nhất, đường lỗi lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận. Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã rất quan tâm đến công tác dân vận. Công tác dân vận luôn được Đảng ta xác định là một bộ phận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng. Trong mỗi giai đoạn, công tác dân vận có nội dung, phương thức khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu tập hợp, vận động, phát huy cao nhất sức mạnh các tầng lớp nhân dân vào các phong trào cách mạng, thi đua yêu nước;
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu chung của Đảng, đất nước và dân tộc. Từ quá trình đấu tranh giành độc lập, cho tới công cuộc đôi mới đất nước hiện nay, Đảng ta luôn dành sự ưu tiên cho công tác dân vận và chính đường lối dân vận đúng đắn của Đảng đã làm nên những thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
Đặc biệt, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" tiếp tục khăng định vai trò hết sức quan trọng của công tác dân vận, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tô chức, cá nhân trong hệ thống chính tri, tăng cường mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng với nhân dân, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ hội nhập,
phát triển nhanh và bền vững đất nước. Nghị quyết chỉ rõ: "Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính tri, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thé nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tô chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt".
Thứ hai, là sự chỉ đạo của Dang ủy Khối các Trường dai học, cao đăng Hà Nội. Ngày 11/3/2021, Đảng ủy Khối các Trường đại học, cao đắng Hà Nội đã ban
hành Công văn số 235-CV/BUK về việc đăng kí thực hiện mô hình dân vận khéo năm 2021. Đây là hành động thê hiện sự hưởng ứng kịp thời đối với Nghị quyết số 25- NQ/TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Đảng bộ Khối hiện có 69 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với 20.440 đảng viên sinh hoạt tại 1.311 chi bộ. Toàn Khối có 46 trường đại học, học viện, 22 trường cao đăng trực thuộc 11 bộ, ngành và UBND thành phố Hà Nội với trên 1.300 giáo sư và phó giáo sư; 3.200 tiến sĩ và tiễn sĩ khoa học; hơn 8.500 thạc sĩ, gần 1 1.000 cử nhân, kỹ sư và tương đương trong số 33.530 giảng viên; số sinh viên chính quy các hệ trên 560.739.!“ Với vị trí và tam quan trọng như vậy, Dang ủy Khối các Trường đại học, cao đắng Hà Nội luôn bám sát Nghị quyết của đảng, thường xuyên sát sao với các đơn vị, tuyên truyền kịp thời
các chủ trương, chính sách của Dang, Nhà nước, trong đó có van dé dân vận.
Thứ ba, là chủ trương thực hiện xây dựng mô hình "dan vận khéo" của Dang ủy Trường Đại học Luật Hà Nội. Ngày 14/6/2021, Trường Đại học Luật Hà Nội
đã ban hành Ké hoạch số 07- KH/DU phát động phong trào thi đua "dan vận khéo"
của Đảng ủy Trường Đại học Luật Hà Nội. Kế hoạch chỉ rõ mục đích, yêu cầu của việc xây dựng các mô hình "dân vận khéo" là: "Đây mạnh công tác dân vận trên các lĩnh vực hoạt động của Trường”, đảm bảo sự phát triển bền vững và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra; "Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị, các tổ chức chính trị- xã hội và toàn thể viên chức, người lao động trong Trường; bảo đảm chấp hành nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt các chính sách phát trién của Trường trong năm 2021 và giai đoạn 2021-2025". Đồng thời, kế hoạch cũng chỉ ra năm nội dung xây
dựng thi đua "dân vận khéo” với những tiêu chí, quy trình xây dựng, công nhận
mô hình, điển hình "dân vận khéo". Kế hoạch này thể hiện sự kịp thời của Đảng ủy Trường Đại học Luật Hà Nội trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, sự chỉ đạo của Đảng ủy Khối trong công tác dân vận.
Thứ tu, là công tác triển khai của các chi bộ. Sự triển khai của các chi bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện đường lối của Đảng. Mỗi chi bộ
là một hạt nhân của công tác Đảng, của việc thực hiện mô hình "dan vận khéo”.
'46 Đảng bộ Khối các trường đại học, cao đăng Hà Nội, Báo cdo Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ XII (mở rộng) sơ kết giữa nhiệm kỳ 2020-2025 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khoi lan thứ II, tháng 4/ 2023
Chi bộ cũng là một chủ thé của công tác dân vận và xây dựng các mô hình "dan vận khéo". Do đó, mô hình "dân vận khéo" được triển khai như thé nào phụ thuộc rất nhiều vào các chi bộ. Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay có 26 chi bộ, mỗi chi bộ có những đặc thù chuyên môn riêng, nhưng đều là bộ phận quan trong của Đảng bộ Trường. Chi bộ mạnh hay yếu, dân vận ở chi bộ khéo hay dở đều tác động mạnh mẽ đến hoạt động của Nhà trường.
Thứ năm, là sự chủ động, tích cực của các Đảng viên là lực lượng ưu tú nhất
trong đội ngũ viên chức, người lao động. Trong hoạt động Đảng, trong các hoạt
động của Nhà trường, đảng viên luôn là lực lượng tiền phong, gương mẫu. Trong việc xây dựng mô hình "dân vận khéo", đảng viên là chủ thé trực tiếp. Do đó, đội ngũ đảng viên tích cực, gương mẫu hay trì trệ, kém gương mẫu đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả của công tác dân vận.
Thứ sáu, đó là những người được vận động, chủ yếu là viên chức, người lao động, quần chúng, sinh viên. Đối tượng vận động ở Trường Đại học Luật Hà Nội có ưu điểm hau hết đều là những người có trình độ, có phâm chat đạo đức tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đối tượng vận động ở Trường cũng có những hạn chế là đa dạng, nhiều thành phần, đối với sinh viên còn ít tuổi nên chưa có nhiều kinh nghiệm, lập trường chưa vững vàng. Điều này, đòi hỏi chính sách dân vận càng
phải "khéo".
Th bảy, là mục tiêu trở thành Trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Ngày 30/9/2022, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ đã ký Quyết định số 1156/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dé án tổng thé “Tiếp tục xây dựng Trường Dai học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố H6 Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tao cán bộ về pháp luật”. Mục tiêu tổng quát của Dé án là:
“Tiếp tục tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đảo tạo cán bộ về pháp luật; trung tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống Các co SỞ đào tạo luật của cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.” Mục tiêu này với nhiều nội dung, trải qua nhiều lộ trình và đòi hỏi sự chung sức của toàn hệ thống chính tri, của viên chức, người lao động, người học trong toàn trường. Đây chính là động lực dé xây dựng các mô hình "Dân vận khéo". Các mô
hình "Dân vận khéo" được hình thành và phát huy được hiệu quả sẽ góp phần thực
hiện thành công mục tiêu mà toàn trường hướng tới.
2.2. Những kết quả đạt được và những tồn tai, hạn chế của việc xây dựng
mô hình "Dân vận khéo" ở Trường Đại học Luật Ha Nội
Đề đánh giá thực trạng xây dựng mô hình "Dân vận khéo" ở Trường Đại học Luật Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với các bí thư chỉ bộ - chủ thể chính của việc xây dựng các mô hình "Dân vận khéo” ở Trường Đại học Luật Hà Nội. Các phiếu phỏng vấn lấy ý kiến các bí thư chi bộ của các khoa chuyên môn, của các phòng ban và của Phân hiệu Đắk Lắk. Với chủ trương của Đảng nhất thể hóa các chức danh, các bi thư chi bộ cũng đồng thời là các lãnh đạo đơn vị, do đó, họ là những người nắm rõ các chủ trương của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường; họ là người trực tiếp chỉ đạo triển khai các công việc cua chi bộ, đơn vi, nắm rõ nhất tình hình thực hiện của các đảng viên, viên chức, người lao động của đơn vi mình. Công tác dân vận gồm các nội dung: dân vận Đảng, dân vận Chính quyên, dân vận Đoàn thẻ... Công tác dân vận bao giờ cũng bắt đầu và nòng cốt là cấp ủy chi bộ. Trong mối quan hệ với dang ủy cấp trên, xét ở một phương diện nào đó, bí thư chi bộ vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của công tác dân vận, cho nên ý kiến của họ phản ánh chính xác nhất thực trạng xây dựng mô hình "dân vận khéo" ở Trường Đại học Luật Hà Nội. Đây cũng là đối tượng phỏng vấn chính
của nhóm nghiên cứu.
Tiếp đó, nhóm nghiên cứu cũng tiễn hành phỏng vấn các đối tượng của công tác dân vận, bao gồm: các đảng viên, viên chức, người lao động, sinh viên. Việc phỏng vấn đối tượng của công tác dân vận giúp đánh giá rõ hơn sự triển khai, hiệu qua, mức độ "khéo" của công tác dân vận. Day là nhóm đối tượng đa dạng về tuôi tác, chuyên môn, vi trí, tâm lí, sở thích, tinh cách. Với đặc điểm đó, nghiên cứu nhóm đối tượng này sẽ giúp công tác dân vận và việc xây dựng các mô hình "dan vận khéo” ở Trường Dai học Luật Ha Nội nhiều nội dung và hiệu quả hơn.
2.2.1. Những kết quả đạt được
2.2.1.1. Nhận thức của các cấp uy Đảng, chính quyên về dân vận, "dân vận khéo"
và việc xây dựng các mô hình “Dân vận khéo" ở Trường Đại học Luật Hà Nội
Chủ thé của các mô hình "Dân vận khéo" có vai trò quyết định trong việc xây dựng các mô hình cũng như quyết định đến độ "khéo" của công tác dân vận.
Trong các môi quan hệ khác nhau, cùng một đôi tượng, trong môi quan hệ này là
chủ thể, trong mối quan hệ khác là đối tượng, nhưng sự chú trọng đến phương pháp trong công tác dân vận đều quan trọng như nhau. Việc các chủ thê nhận thức về tầm quan trọng của các mô hình "Dân vận khéo" như thế nào, có những hành động, cách thức triển khai ra sao có ý nghĩa rất quan trọng đến sự thành công của công tac dân vận và việc xây dựng các mô hình "Dân vận khéo". Về nhận thức của chủ thê các mô hình "Dân vận khéo" ở Trường Đại học Luật Hà Nội, qua quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy:
Tứ nhất, công tác dân vận và "dan vận khéo" đã được các cấp ủy Dang, các cấp lãnh đạo Nhà trường nhận thức một cách day đủ, sâu sắc về vai trò, tam quan trọng, về ban chất và cách thức triển khai. Trong quá trình lãnh đạo, Dang ủy, Ban giám hiệu và các cấp lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội rất quan tâm đến công tác dân vận. Dân vận được Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các cấp lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội coi là nội dung cơ bản để tăng cường khối đoàn kết trong Nhà trường, tăng cường mối quan hệ giữa lãnh đạo với đảng viên, viên chức, người lao động, người học trong công tác Đảng, công tác Chính quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ. Trong công tác Đảng và công tác Chính quyền, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội luôn chú trọng đến công tác dân vận.
Đối với các chỉ bộ, qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các bí thư chi bộ đều nhận thức được tam quan trọng, vai trò của công tác dân vận,
cũng như sự cần thiết của việc xây dựng các mô hình "dân vận khéo".
Khi được hỏi: " Đồng chí có quan tâm đến van đề dân vận không trong lãnh dao, quản lí khéng?", 100% các bi thư chi bộ được hỏi đều trả lời là "có".
Biểu đô 1: Mức độ quan tâm đến công tác dân vận trong lãnh đạo, quản lí Các bí thư chi bộ đều thay được vai trò cua công tác dân vận như: tao su đoàn kết, tạo sự đồng thuận trong chi bộ, đơn vi (94.1 %); giúp các nội dung công việc được triển khai nhanh hơn, mang lại kết quả tốt hơn (88.2 %); phát huy được tính dân chủ trong chi bộ, đơn vi ( 88.2 %); người lãnh đạo nang cao được vị thế và uy tín của mình đối với cấp dưới, quần chúng nhân dân (70.6 %). Bên cạnh đó,
các bí thư cũng làm rõ hơn hiệu quả của công tác dân vận trong lãnh đạo, quản lí
như: "Giúp mối quan hệ và khoảng cách giữa đảng viên với quần chúng nhân dân được thu hẹp lại. Tăng thêm sự gắn bó và gần gũi giữa đảng viên và quần chúng nhân dân, hiểu được sâu sắc hơn tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Từ đó tạo được sự tin cậy giữa quần chúng nhân dân và đảng viên; dễ dàng triển khai được các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào sâu trong nhân dân. Dân vận tốt chính là chìa khóa dẫn tới thành công trong công cuộc xây dựng Đảng và Nhà nước": "Không phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo và mat đoàn kết
10090 8070 6050 4030
: >100
Doan kết, tao su Các nội dung Phat huy được Người lãnh đạo
đồng thuận công việc được tính dân chủ nâng cao được
trong chi bộ, triên khainhanh trong chibộ, vị thé và uy tín
nội bo".
đơn vị hơn, mang lại đơn vi của mình đối
kết qua tot hon với cap dưới, quân chúng
nhân dân 8 Tỷ lệ
Biểu d6 2: Vai trò của công tác dân vận trong lãnh đạo, quản li
Như vậy, có thê thấy, phần lớn các bí thư chỉ bộ, lãnh đạo các đơn vị đều nhìn thấy được tầm quan trọng, vai trò, tác dụng của công tác dân vận trong lãnh dao, quản li, trong việc triển khai các công việc của chi bộ, cua don vi. 100% các
ý kiên đêu cho răng công tác dân vận là cân thiệt, công tác dân vận có ý nghĩa
quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dé thực hiện các nhiệm vụ ma Đảng và Chính quyền đặt ra.
Khi được hỏi: "Theo đẳng chi, dân vận như thé nào được gọi là "khéo", 6 góc nhìn về chủ thể của công tác dân vận, 76.5% người được hỏi cho răng: "Chủ thể vận động dùng lời lẽ, cách thức mang tính thuyết phục cao khiến người được vận động không thé không thực hiện", 70.6% cho rằng: "Vận động một cách gián tiếp,VÀ)
nhưng van đạt được hiệu quả công việc", 52.9% cho răng: "Chủ thé vận động dùng uy tín và ảnh hưởng của mình để vận động". Ở góc nhìn về đối tượng của công tác dân vận, 47.1% ý kiến cho rằng, "dan vận khéo" là : "Đối tượng vận động không biết mình bị vận động". Về hiệu quả của "dan vận khéo”, 88.2% cho rằng: "Quy tụ được lực lượng đông đảo nhất, phát huy cao nhất tinh than dân chủ và cống hiến của người được vận động". Bên cạnh đó, còn có ý kiến cho rằng, "dân vận khéo" là: "Chân thật, gan lời nói với việc làm, quan tâm đến méi quan tâm của người được “dân vận” dé người đó đồng cảm tiến tới đồng hành"
Kết quả phỏng van cho thay, hầu hết các bí thư chi bộ đều nhận thức được thé nao là "dan vận khéo", phương pháp dé dân vận làm sao cho "khéo". "Dân vận khéo" được nhận thức được rang không chỉ xuất phát từ chủ thé của công tác dân vận, mà được đo lường băng chính cảm nhận, nhận định của đối tượng dân vận với những kết quả rõ ràng, thiết thực trong thực tế.
Thứ hai, bản thần viên chức, người lao động, người học đều nhận thức được vai trò, vi trí, hiệu quả của công tác dân vận và "dan vận khéo". Khi chúng tôi tiễn hành mở rộng đối tượng phỏng vấn với 200 người (những người không phải bí thư, lãnh đạo đơn vi), bao gồm: 29.5% nam và 70.5% nữ (59 nam, 141 nữ); 41%
đảng viên (82/200), 59% không phải là đảng viên (118/200) có tới 189 người trả
lời là "có" (chiếm 96.4%) khi được hỏi: "Có biết đến công tác dân vận của Trường không". Với kết quả này có thé thấy, viên chức, người lao động trong Trường du ở địa vị chính tri nào, ở cương vi công tác nao đều quan tâm và có những nhận
thức cơ bản về công tác dân vận cua Nhà trường.