Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA DAN VẬN VÀ "DAN VẬN KHÉO" TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận với việc xây dựng mô hình "dân vận khéo" ở Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật (Trang 176 - 188)

3.1. Tư tưởng dân vận và "dân vận khéo" của Hồ Chi Minh tiếp tục soi

đường cho công tac dan vận của Dang Cộng sản Việt Nam trong công cuộc

đối mới và phát triển đất nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận là một tài sản vô giá. Đó là sự kế thừa tư

tưởng "trọng dan", "tin dan", "dựa vào dan" của ông cha ta, tinh hoa văn hóa của phương Đông, phương Tây, mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lénin. Người đã thâu

thái, vận dụng và phát triển những tinh hoa của dân tộc và nhân loại trong điều kiện mới, trong thời đại mới. Hồ Chí Minh đã làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin về phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Những thành công của cách mạng Việt Nam trong thời kì đã qua cũng như

trong công cuộc đổi mới hiện nay là một minh chứng rõ ràng về vai trò, ý nghĩa của công tác dân vận. Nhờ công tác dân vận và "dân vận khéo”, chúng ta đã biến

những người nô lệ thành người tự do, một dân tộc bị đô hộ thành một dân tộc độc

lập, dựa vào chính lực lượng quần chúng nhân dân.

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta coi dân vận là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”, nhân dân vừa là chủ thé, vừa là mục tiêu, động lực của cách mạng và xác định công tác dân vận là van dé có tính chiến lược, là điều kiện quan trong củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thu phục được lòng dân, làm cho dân tin, dân theo thì việc khó mấy cũng thành công. Đó chính là kinh nghiệm của cha ông ta trong lịch sử được Bác Hồ đúc kết thành quan điểm

“Dân vận khéo thì việc khó mấy cũng thành công”.

Công tác dân vận có vai trò to lớn trong cao trào cách mạng 1930 - 1931;

phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ 1936 - 1939 và phong trào phản dé

1939 - 1941. Đặc biệt, với phong trào Việt Minh 1941 - 1945, Dang ta đã tập hợp

được đông đảo các tầng lớp nhân dân tô chức các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, tạo nên bước phát triển mạnh mẽ trong xây dựng lực lượng quần chúng. Chỉ với khoảng 3.000 đảng viên, nhờ tin vào quần chúng, dựa vào quan chúng, Dang đã lãnh đạo toàn dân làm nên cuộc Cách mang Tháng Tám đánh đồ thực dân, phong kiến, giành chính quyên về tay nhân dân.

Trong kháng chiến chống Pháp, với tinh than tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, Đảng ta phát động cuộc chiến tranh nhân dân; công tác dân vận của Dang đã quy tụ sức mạnh toàn dân tộc thông qua các tô chức quan chúng dưới

sự lãnh đạo của Đảng. Đó là Hội Liên - Việt (thành lập tháng 5/1946), Mặt trận

Liên - Việt (thành lập tháng 3/1951) và các phong trào thi đua ái quốc, góp phần

làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, một nửa đất nước được giải phóng, đi lên CNXH.

Trong kháng chiến chống My, Mat tran và các tô chức đoàn thé đã thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời, tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, động viên đồng bào, chiến sĩ đánh thắng chiến tranh phá hoại của đề quốc Mỹ ở miền Bắc, chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, trở thành ngọn cờ quy tụ các lực lượng yêu nước miền Nam, cùng cả nước làm nên cuộc Đại thắng mùa xuân năm 1975, đưa giang sơn về một mối.

Cả nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, hai tổ chức Mặt trận được hợp nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã động viên nhân dân cả nước khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh bi cắm vận ngặt nghèo.

Trong quá trình đôi mới đất nước, Việt Nam đã đạt được những thành tự to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, đang day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng. Kinh tế tăng trưởng cao và ồn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn hóa, xã hội có bước phát triển mới; đời sống nhân dân từng bước được nâng lên; Nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được củng cố; độc lập, chủ quyên, thống nhất và toàn vẹn lãnh thô và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân vận luôn

được các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều chủ trương, biện pháp và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Với phương châm hướng mạnh về cơ sở, đa dạng hóa nội dung, hình thức tiễn hành dân vận, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, đã được lan tỏa trên khắp cả nước. Nội dung công tác dân van gan với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và đặc điểm địa bàn; được tiễn hành có trọng tâm, trọng điểm, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tham gia có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp với địa phương thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông

thôn mới, đô thị văn minh. Ở biên giới, vùng sâu, vùng xa, công tác dân vận đã góp

phan giúp đồng bao các dân tộc thay đôi nếp sống, cách nghĩ; sống định canh, định cư, xây dựng thôn, bản văn hóa, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm; không sinh hoạt đạo trái pháp luật, tàng trữ vũ khí, buôn bán ma túy, tái trồng cây thuốc phiện, v.v. Thông qua công tác dân vận, đồng bào các dân tộc đã nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng van dé “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”,

“nhân quyền” đề chống phá cách mạng nước ta. Phong trào Thi đua “Dân vận khéo”

được đây mạnh, sắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực, ngày càng đi vào chiều sâu; nhiều mô hình hiệu quả, có sức lan tỏa, tạo động lực, cô vũ, động viên đông đảo nhân dân hưởng ứng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn.Có được những thành tựu đó là nhờ Đảng ta đã thực hiện tốt công tác dân vận, phát huy tinh than của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "dan vận khéo", huy động tối đa sức dân. Những thành tựu này đã đem lại niềm tin cho nhân dân vao sự lãnh dao của Đảng.

3.2. Tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận để xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” ở Trường Đại học Luật Hà

Nội hiện nay

Công tác dân vận luôn là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng,

củng cé và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Dang với nhân dân, niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Công tác dân vận có ý nghĩa chiến lược đến hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Dân vận tốt sẽ tăng cường khối đại đoàn kết, hiệp sức, đồng lòng, thực hiện các mục tiêu cua cơ quan, đơn vi đặt ra.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Trường Đại học Luật Hà Nội, trong những

năm qua, Trường Đại học Luật Hà Nội có những bước phát triển quan trọng, từng bước khăng định được vị thế và tiếng nói của mình trong lĩnh vực đào tạo

cán bộ và nghiên cứu pháp luật. Trường được đánh giá là một trong những cơ sở

đào tạo và nghiên cứu hàng đầu cả nước trong lĩnh vực pháp luật, tiến dần đến phạm vi khu vực và trên thế giới. Trong chiến lược phát triển Trường thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội đặt ra mục tiêu cụ thê về đào tạo; về nghiên cứu khoa học; về phổ biến, tuyên truyền pháp luật, tư van pháp luật, trợ giúp pháp li và phục vụ cộng đồng: về nhân lực và tô chức bộ may; về hợp tác trong nước và quốc tế; về cơ sở vật chất và công

nghệ thông tin; các mục tiêu déu rat cao. Dé thực hiện được các mục tiêu đó, đòi

hỏi Trường phải đầu tư và nỗ lực trên mọi lĩnh vực và phải chú ý đến việc phát huy nguồn lực con người. Với mục tiêu: "Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025:

Trường Đại học Luật Hà Nội có đội ngũ giảng viên cơ hữu khoảng 450 người...,

trong đó, tối thiêu 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ, 20-30% có chức danh giáo sư, phó giáo sư, ít nhất 30% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ; ít nhất 70% lãnh dao cấp phòng, 50% viên chức có thé giao tiếp bằng ngoại ngữ; đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đông đảo, có chất lượng; tăng cường trao đổi giảng viên giữa các cơ sở đào tạo luật", Trường cần phải có những chính sách cụ thể,

có sự quảng bá mạnh mẽ với viên chức, người lao động, trên phạm vi cả nước,

hướng ra khu vực và trên thé giới.

Trong những năm qua, Trường đã có những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Năm 2021, kết quả tuyển sinh đạt chỉ tiêu đề ra, cụ thể: đối với trình độ đại học, Trường đã tuyển sinh được 2.033 sinh viên chính quy văn bang I; 1.518 sinh viên văn băng 2 Khóa 20; 815 sinh viên hệ vừa làm vừa học, số lượng đạt chỉ tiêu và sé lượng sinh viên theo học chương trình liên kết với Đại học Arizona Hoa kỳ tăng hơn 200%. Đối với trình độ sau đại học, đợt 01/2021 Trường đã tuyên sinh được 307 học viên và 08 nghiên cứu sinh. Đợt 2 Trường đã tuyển sinh được 135 học viên cao học và 25 nghiên cứu sinh...

Năm 2022, tổng số sinh viên K47 đại học chính quy đã nhập học 2.324/2.365 thí sinh trúng tuyên; văn bằng 2 chính quy đã nhập học 361/540 chỉ tiêu; Cao học Khóa 30 đã nhập học dot I là 268/312 chỉ tiêu, đợt 2 nhập hoc đối với 359 thí sinh trúng tuyén/382 chỉ tiêu; nghiên cứu sinh K28 đã nhập học 81 NCS (dot 1: 19,

đợt 2: 37, đợt 3: 25).'“9

Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học đã được thực hiện một

cách thường xuyên, có trọng điểm, đạt nhiều kết quả, góp phần xây dựng Trường thành Trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật. Hoạt động nghiên cứu khoa học triển khai đều trên các mặt công tác (nghiên cứu khoa học của giảng viên, của sinh viên) với nhiều thành tích đáng ghi nhận: thành lập các nhóm nghiên cứu, số lượng hội thảo tăng cả về số lượng và chất lượng, nhiều hội thảo quốc tế với nhiều chủ đề “nóng” nên được sự quan tâm của giới khoa học và của xã hội, như đề tài liên quan đến Covid; kinh doanh bat động sản du lịch nghỉ dưỡng, Dự thảo Luật

'40 Đảng bộ Trường Dai học Luật Hà Nội, Báo cáo sơ kết công tác giữa nhiệm kỳ Đại hội lan thứ XII

Đất đai sửa đổi... Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, công tác nghiên cứu khoa học được triển khai bám sát yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phục vụ công tác nghiên cứu ứng dung và triển khai dé phục vụ nhiệm vụ giảng

dạy và học tập trong Trường.

Thực hiện Chương trình số 07-Ctr/TU ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thành uy Hà Nội về “day mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”, Dang ủy Trường đã đề xuất đặt hàng 08 nhiệm vụ khoa học dé giải quyết các van dé quan trọng, cấp thiết của Thành phố Hà Nội theo Chương trình số 07-Ctr/TU dé Dang uỷ Khối tổng hợp xây dựng Dé án “Kết nối phát huy tiềm năng chất xám của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học của các trường đại học, học viện trên địa bàn Thành phố tham gia vào phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô” của Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao dang Hà Nội.

Một trong những kết quả nổi bật trong công tác nghiên cứu khoa học của Trường là: Xây dựng và ban hành Quy định về việc thành lập nhóm nghiên cứu của Trường Dai học Luật Hà Nội (kèm theo Quyết định số 01/QD-DHLHN ngày 04/01/2021); Xây dựng quy trình và biéu mẫu hé sơ thâm định, tư van công nhận nhóm nghiên cứu của Trường. Tổ chức thành công 12 hội đồng thâm định, tư van công nhận 12 nhóm nghiên cứu của Trường. tiếp tục quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ giảng viên công bố quốc tế; hỗ trợ, tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu khoa học và động viên khen thưởng kịp thời các giảng viên có nhiều

thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học và các sinh viên đạt giải trong các

kỳ thi trong nước và quốc tế.

Năm 2021, Trường đã bảo vệ thành công 03 đề tài, đề án cấp Nhà nước; 01 dé tài khoa học cấp Bộ; 27 dé tài nghiên cứu và 10 đề tài ứng dụng cấp cơ sở (vượt chỉ tiêu so với nghị quyết của Hội đồng trường xác định), nhiều đề tài chất lượng tốt, một số đề tài nghiệm thu trước thời hạn. Các đề tài nghiên cứu đã bám sát yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập của nhà trường, đồng thời góp phần giải quyết tốt các vấn đề bức xúc của thực tiễn xây dựng và thi hành pháp luật.

Trường đã tô chức thành công 58 hội thảo các cấp trong đó có 07 hội thảo quốc tế (vượt chỉ tiêu 200% so với Nghị quyết HD trường xác định chỉ từ 3-4 hội

thảo), 01 hội thảo trọng điểm cấp Trường, 15 hội thao, Toa đàm cấp Trường (vượt chỉ tiêu 125% so với nghị quyết của HD trường xác định) và 32 hội thảo cap Khoa (so với chỉ tiêu 34-36 đạt 90%) trong đó có nhiều hội thảo, toạ đàm phát sinh ngoài kế hoạch. Nội dung các hội thảo đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp lý quan trọng của đất nước, của ngành. Các hội thảo đã thu hút được sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu (trong đó có nhiều chuyên gia nước ngoài đến từ các nước CHLB Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ...) cũng như các chuyên gia làm công tác thực tiễn.

Công bồ quốc tế do Trường hỗ trợ được day mạnh với 42 bài báo, báo cáo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế, trong đó có 02 bài thuộc danh mục ISI, 14 bài thuộc danh mục SCOPUS, 22 bài đăng trên tạp chí quốc tế có phản biện, 2 chương sách xuất bản ở nước ngoài, bằng tiếng nước ngoài và nhiều công bố trên các hội thảo quốc tế... Số lượng công bố trong nước cũng tăng nhanh với gần 600 bài viết của các tác giả là giảng viên của Trường được đăng trên các tạp

chí chuyên ngành: Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Dân chủ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Toà

án nhân dân.

Năm 2021, Trường được Thành phố Hà Nội giao chủ trì thực hiện và bảo vệ thành công (năm 2022) 02 Đề tài trọng điểm phục vụ sửa đổi, bố sung Luật Thủ đô: Đề tài Nghiên cứu đề xuất phân cấp, phân quyền ở thành phố Hà Nội (Mã số:

CT01/01-2021-2) và Dé tài Nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị thành phố Hà Nội (Mã số CT01/02-2021-2).

Trường đã triển khai đánh giá sơ bộ và nghiệm thu 36 đề tài nghiên cứu và 03 đề tài ứng dụng cấp cơ sở, nhiều đề tài chất lượng tốt, một số đề tài nghiệm thu trước thời hạn; Trường đã tô chức 03 hội thảo quốc tế, 04 hội thảo trọng điểm, 01 tọa đàm quốc tế, 17 Hội thảo cấp Trường, 31 hội thao/ tọa đàm cấp khoa đã được phê duyệt, 02 tọa đàm, hội thảo cấp khoa phát sinh ngoài kế hoạch.

Công bố quốc tế do Trường hỗ trợ tiếp tục được day mạnh với nhiều bài hội thảo, chuyên dé tại các hội thảo va các xuất bản phâm quốc tế. Tính đến ngày 30/11/2022, đã có 39 hồ sơ hỗ trợ công bố quốc tế, trong đó có 18 bài báo đăng

trên tap chí thuộc danh mục ISI, Scopus (8 bài thuộc danh mục ISI, 10 bài thuộc danh mục SCOPUS), 18 bài báo đăng trên các tap chí nước ngoài có phản biện;

02 chương sách do các nhà xuất bản uy tín xuất bản; 01 bài viết trong kỷ yếu hội

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận với việc xây dựng mô hình "dân vận khéo" ở Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu thành trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật (Trang 176 - 188)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)