CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.3.1. Công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường
Tháp hấp phụ 23.000 m3/h 02 Quạt hút
Đường ống xả và sàn lấy mẫu
Đường ống chính từ nhà xưởng
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
Chất thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ văn phòng (giấy hỏng, kim, kẹp,…), rác thải do sinh hoạt, rác thải từ nhà ăn của cán bộ công nhân viên sử dụng hằng ngày (các loại thực phẩm thải loại, thực phẩm hỏng, bao gói thức ăn…). Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ, có khả năng gây ô nhiễm môi trường nên cần được thu gom thường xuyên và chuyên chở đến nơi quy định.
* Lượng thải:
- Lượng rác thải sinh hoạt được ước tính với mức thải trung bình 1,3 kg/người/ngày (QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng). Tuy nhiên, mỗi công nhân chỉ làm việc 1 ca/ngày (tương đương 8h/ngày). Vậy lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh cho 1 người trong 1 ca là (1,3 x 8)/24 = 0,43 kg/người/ca.
Số lượng người làm việc tại cơ sở là 400 người. Vậy tổng lượng chất thải sinh hoạt là:
0,43 kg/người/ngày x 400 người = 172 kg/ngày 51,6 tấn/năm.
- Ngoài ra, còn có bùn (dạng bùn lỏng) từ bể phốt. Thành phần của bùn thải này chủ yếu là nước (chiếm tới ~ 85% do thiết bị vệ sinh cần nước để hút lôi cuốn các cặn bẩn khác) ngoài ra là các chất thải khác (có hàm lượng nhỏ hơn 15%) bao gồm các loại cặn được phân hủy từ phân và giấy vệ sinh,…
Theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng, khối lượng phân bùn phát sinh tại nhà máy được tính như sau:
Wbùn= số người x hệ số phân bùn phát sinh (m3/năm) = 400 người x 0,04 m3/người/năm
= 16 m3/năm
Vậy lượng chất thải này khoảng 16.800 kg/lần (trọng lượng bùn tươi khoảng 1,05kg/l). Khối lượng bùn thải bể phốt bình quân 1 tháng khoảng 1.400 kg/tháng.
Bảng 3. 8. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại cơ sở
TT Tên chất thải Đơn vị Khối lượng
1 Rác thải sinh hoạt Kg/năm 51.600
2 Bùn thải từ bể phốt Kg/năm 16.800
Tổng Kg/năm 68.400
* Biện pháp giảm thiểu:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Công ty sẽ được phân loại ngay tại nguồn:
+ Rác thải từ khu vực nhà ăn: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực nhà ăn của cơ sở được phân loại ngay tại nguồn và được tập trung vào thùng rác lớn gần
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
khu vực nhà ăn có mái che để thu gom, vận chuyển hàng ngày.
+ Rác thải từ khu vực văn phòng, rác từ hoạt động vệ sinh cá nhân của lao động trong nhà máy được thu gom bằng hệ thống các thùng chứa rác chuyên dụng tại mỗi khu vực phát sinh: khu văn phòng, khu vệ sinh, hành lang,....
Hình 3. 23. Thùng chứa rác thải sinh hoạt bố trí tại các vị trí tại cơ sở
- Công ty bố trí thùng rác 50 lít có nắp đậy làm nơi tập trung rác thải sinh hoạt ở khu vực văn phòng, hành lang và thùng 100 lít ở khu vực nhà ăn để thuận lợi cho việc thu gom rác thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân lao động. Trước giờ thu gom 30 phút, Công ty bố trí 02 công nhân thu gom rác sinh hoạt từ các khu vực phát sinh về nơi tập trung bố trí các thùng 0,5 m3, khu tập kết có diện tích 7,5 m2 được bố trí cuối nhà xưởng D12, D15 để đảm bảo tính mỹ quan.
3.3.1.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường
* Nguồn phát sinh:
- Giấy photo, bìa carton, tài liệu thải bỏ, mực in thải phát sinh tại khu vực văn phòng.
- Giấy than in thải từ quá trình in tem, nhãn mác của quá trình sản xuất.
- Từ quá trình sản xuất (lắp ráp) bộ đấu nối – junction box dùng cho tấm pin năng lượng mặt trời: công đoạn lắp ráp phát sinh dây cáp phế, đồng đỏ/vàng phế liệu; công đoạn kiểm tra phát sinh nguyên vật liệu và sản phẩm lỗi; bao bì carton; bao bì đóng gói
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
thải bỏ).
- Từ quá trình sản xuất màng Eva film, màng Epe film: công đoạn cắt thành hình phát sinh bavia; công đoạn kiểm tra phát sinh nguyên vật liệu và sản phẩm lỗi; bao bì carton; bao bì đóng gói nguyên vật liệu và sản phẩm (thùng bìa carton, bao bì không dính thành phần nguy hại thải bỏ).
- Dụng cụ bảo hộ lao động không dính hóa chất nguy hại (găng tay, quần áo, khẩu trang, ...).
* Lượng thải:
Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt ngày 02 tháng 10 năm 2023, khối lượng chất thải rắn sản xuất của dự án khi hoạt động công suất tối đa được dự báo là 2.649.314,4 kg/năm. Tuy nhiên, hiện nay Công ty chưa có đơn hàng sản xuất sản phẩm tấm quang điện mặt trời lên nhà máy chỉ lắp đặt dây chuyền sản xuất màng eva film, màng epe film và dây chuyền sản xuất (lắp ráp) bộ đấu nối – junction box dùng cho tấm pin năng lượng mặt trời. Do đó, khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại cơ sở dự báo như sau:
Bảng 3. 9. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại cơ sở
TT Tên chất thải Đơn vị Khối lượng
1 Bìa carton, giấy văn phòng Kg/năm 480
2
Mực in (loại không có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất như mực in văn phòng, sách báo) thải
Kg/năm 2,4
3 Giấy than in Kg/năm 140
4 Bao bì đóng gói nguyên vật liệu, sản phẩm
không dính hóa chất Kg/năm 679.546,9
5 Chất thải từ quá trình cắt bỏ viền thừa Kg/năm 390.600 6 Dây cáp phế, đồng đỏ/vàng, ... phế liệu Kg/năm 6.678 7 Nguyên liệu và sản phẩm lỗi hỏng không chứa
thành phần nguy hại Kg/năm 959.970
Tổng Kg/năm 2.037.417,3
* Biện pháp giảm thiểu:
- Các chất thải rắn sản xuất được phân loại tại nguồn và đựng vào các thùng rác 100 lít tại các vị trí phát sinh tại mỗi xưởng sản xuất, phân ra làm các loại sau:
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
+ Loại có khả năng tái sử dụng: nhựa, giấy, bìa carton, nilon, phế liệu phế phẩm các loại,… được thu gom và chứa vào thùng chứa có dung tích phù hợp, sau đó tập kết về khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường.
+ Loại không có khả năng tái sử dụng: được thu gom và chứa vào thùng chứa có dung tích phù hợp, sau đó tập kết về khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường.
+ Hàng ngày, được công nhân tổ vệ sinh thu gom rác từ các điểm phát sinh về khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường diện tích 50 m2 cuối nhà xưởng D12, D15. Khu lưu giữ có mái che, khung cột bằng ống kẽm, nền bê tông, bên trên nền có đặt các bản gỗ.Tần suất tùy thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh thực tế.