CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.3.2. Công trình xử lý chất thải rắn thông thường
3.3.2.1. Chất thải sinh hoạt:
- Công ty không có công trình xử lý chất thải sinh hoạt.
- Rác thải sinh hoạt của Công ty được thu gom vận chuyển hàng ngày bởi Công ty Liên Doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore chi nhánh tại Hải Phòng.
3.3.2.2. Chất thải rắn thông thường:
- Công ty không có công trình xử lý chất thải rắn thông thường.
- Chất thải rắn công nghiệp của Công ty được Công ty TNHH Phát triển thương mại và sản xuất Đại Thắng thu gom định kỳ theo hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp số 2023/ĐT-CSV/RCN ngày 22 tháng 12 năm 2022 giữa Công ty
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
sản xuất Đại Thắng.
- Công ty TNHH Phát triển thương mại và sản xuất Đại Thắng đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng:
+ Địa chỉ tại số 318 Tô Hiệu, phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200504396 cấp ngày 26/03/2019 (thay đổi lần thứ 8)
+ Giấy phép xử lý chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 1-2-3.041.VX được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lần 3 ngày 28 tháng 02 năm 2022.
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
* Nguồn phát sinh:
Trong quá trình hoạt động sản xuất chất thải nguy hại phát sinh từ các nguồn sau:
- Hoạt động bảo dưỡng máy móc, thiết bị sản xuất định kỳ. Thành phần dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải; giẻ lau, găng tay dính dầu; bao bì cứng thải bằng nhựa (can nhựa chứa dầu bôi trơn).
- Hoạt động sử dụng nguyên liệu đầu vào là hóa chất, phụ gia, chất kết dính: bao bì mềm thải; bao bì cứng thải bằng nhựa (thùng đựng keo, thùng đựng hóa chất, dung môi); bao bì cứng thải bằng kim loại (thùng đựng keo, thùng đựng hóa chất, dung môi).
- Hoạt động kiểm tra nguyên liệu đầu vào và sản phẩm: linh kiện, sản phẩm lỗi hỏng có thành phần nguy hại (hộp đấu nối nếu có dính keo, …).
- Hoạt động kiểm tra tại phòng thí nghiệm: Dung môi làm sạch thải và hóa chất thải bỏ.
- Hoạt động làm sạch: Nước thải có chứa thành phần nguy hại.
- Thay thế bóng đèn huỳnh quang thải tại nhà xưởng, nhà kho và văn phòng.
- Thay thế than hoạt tính định kỳ tại hệ thống xử lý bụi, khí thải.
* Lượng thải:
Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt ngày 02 tháng 10 năm 2023, khối lượng chất thải rắn nguy hại của dự án khi hoạt động công suất tối đa được dự báo là 49.395,1 kg/năm. Tuy nhiên, hiện nay Công ty chưa có đơn hàng sản xuất sản phẩm tấm quang điện mặt trời lên nhà máy chỉ lắp đặt dây chuyền sản xuất màng eva film, màng epe film và dây chuyền sản xuất (lắp ráp) bộ đấu nối – junction box dùng cho tấm pin năng lượng mặt trời. Do đó, khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại cơ sở dự báo như sau:
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
Bảng 3. 10. Khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại cơ sở
TT Tên CTNH
Trạng thái tồn
tại
Số lượng (kg/năm)
Mã CTNH
Ký hiệu phân loại
1 Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm
các thành phần nguy hại Rắn 2.184 18 02 01 KS
2 Bóng đèn huỳnh quang và các loại
thủy tinh hoạt tính thải Rắn 15 16 01 06 NH
3 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn
tổng hợp thải Lỏng 700 17 02 03 NH
4 Bao bì kim loại cứng thải Rắn 100 18 01 02 KS
5 Bao bì nhựa cứng thải Rắn 79,1 18 01 03 KS
6 Các thiết bị, bộ phận, linh kiện điện
tử thải Rắn 3.436 19 02 06 NH
7
Than hoạt tính (trong buồng hấp phụ) đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải
Rắn 6.020 12 01 04 NH
8 Nước thải có chứa thành phần
nguy hại Lỏng 3.000 19 10 01 KS
Tổng 15.534,1
* Công trình lưu trữ CTNH:
Thực hiện việc quản lý CTNH theo đúng hướng dẫn tại Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 và Thông tư số 02/2002/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:
- Phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh, lượng chất thải nguy hại phát sinh được chuyển về khu lưu giữ chất thải nguy hại tại 02 container kín, khung mái, nền bằng thép, lót cao su chống thấm với tổng diện tích 57,6 m2 đặt tại khu vực giữa nhà xưởng D12 và D10.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
chất để cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau bằng vách không cháy cao hơn chiều cao xếp CTNH.
+ Bố trí 03 bình chữa cháy xách tay đề phòng trường hợp xảy ra cháy.
- Các loại chất thải nguy hại sẽ được thu gom vào các thùng chứa riêng biệt, trang bị khay cứng chống tràn bên dưới thùng chứa chất thải nguy hại dạng lỏng, tuyệt đối tránh để lẫn các chất thải nguy hại với nhau, có biển hiệu cảnh báo nguy hiểm tại các thùng chứa và khu lưu giữ CTNH.
Hình 3. 25. Hình ảnh khu lưu giữ CTNH tại cơ sở
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
- Bố trí nhân viên môi trường giám sát quá trình thu gom, phân loại và tập kết chất thải nguy hại hàng ngày, chủ động liên hệ với đơn vị chức năng chuyển giao chất thải phù hợp, tránh để chất thải đầy kho, tràn ra ngoài môi trường.
- Định kỳ 01 năm/lần gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm của Nhà máy lên Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng để theo dõi và quản lý.
- Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại (định kỳ và đột xuất) và các hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Công ty.
* Công trình xử lý CTNH:
- Công ty không có công trình xử lý CTNH.
- Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng, tần suất tùy thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh thực tế. Hiện tại, Công ty đang ký hợp đồng số 2023/CVS-ĐT/CTNH ngày 22 tháng 12 năm 2022 với Công ty TNHH Phát triển thương mại và sản xuất Đại Thắng. Công ty TNHH Phát triển thương mại và sản xuất Đại Thắng:
+ Địa chỉ tại số 318 Tô Hiệu, phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200504396 cấp ngày 26/03/2019 (thay đổi lần thứ 8)
+ Giấy phép xử lý chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 1-2-3.041.VX được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lần 3 ngày 28 tháng 02 năm 2022.
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 3.5.1. Nguồn phát sinh
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động sản xuất của dự án cụ thể như sau:
- Nguồn số 01: Quạt hút khu vực hệ thống xử lý khí thải 36.000 m3/h.
- Nguồn số 02: Quạt hút khu vực hệ thống xử lý khí thải 23.000 m3/h.
- Bên cạnh đó, tiếng ồn còn phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận tải ra vào khu vực dự án để vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, phương tiện cá nhân của CBCNV trong Công ty. Tuy nhiên, các phương tiện vận tải chỉ mang tính chất thời điểm nên chỉ tác động trong thời gian ngắn.
3.5.2. Biện pháp giảm thiểu
Để hạn chế mức tiếng ồn và độ rung, Công ty sẽ sử dụng các biện pháp sau:
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
+ Phương tiện của CBCNV làm việc tại dự án: bố trí các nhà để xe, lối ra – vào theo một chiều hợp lý.
+ Các phương tiện vận chuyển hàng hóa: bảo vệ nhắc nhở lái xe tắt máy vào đến khu vực Công ty, xe ô tô chạy với tốc độ chậm, không bấm còi inh ỏi gây ồn cho khu vực xung quanh.
+ Không/hạn chế vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa vào ban đêm.
- Trong nhà xưởng:
+ Xây dựng nhà xưởng cao ráo, thoáng đáng để phát tán âm thanh tốt.
+ Lắp các thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật để giảm ồn, đặc biệt với các thiết bị gây ồn lớn được lắp đặt chân đế, bệ máy và lắp đặt các đệm chống ồn, rung cho thiết bị. Nhà xưởng được che xung quanh và lắp đặt các cửa kín tránh phát tiếng ồn ra khu vực xung quanh.
+ Kiểm tra định kỳ các thiết bị, hệ thống bằng cách bảo dưỡng, bôi trơn.
+ Cán bộ nhân viên làm việc ở các vị trí có mức ồn và độ rung lớn đều được cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao động chuyên dùng: quần áo bảo hộ, nút tai chống ồn...
+ Tuyên truyền giáo dục và có biện pháp bắt buộc người lao động sử dụng nút tai chống ồn, khẩu trang phòng bụi khi làm việc. Sắp xếp, bố trí những khoảng nghỉ
ngắn xen kẽ trong ca làm việc để giảm thiểu tác hại của tiếng ồn đối với người lao động.
+ Duy trì khám sức khỏe định kỳ cho người lao động để phát hiện kịp thời các bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
+ Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.
+ Lắp đặt giàn nóng điều hòa không khí tại những vị trí bên ngoài nhà xưởng, cách xa khu vực sản xuất và tập trung nhiều nhân viên nhằm hạn chế tác động của nhiệt dư đến người công nhân.
+ Thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong những điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo Thông tư số 25/2013/TT- BLĐTBXH ngày 18/10/2013.
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 3.6.1. Phòng cháy chữa cháy
Để phòng ngừa khả năng gây cháy nổ trong quá trình hoạt động sản xuất, các biện pháp áp dụng bao gồm:
* Các biện pháp giảm thiểu chung:
- Thiết kế kiến trúc nhà xưởng theo quy phạm về thiết kế PCCC và an toàn về điện.
- Xây dựng bể nước chữa cháy, diện tích 166m2 (xây bể có dung tích 166 m3,
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
bơm điện 150 kW, bơm dự phòng diesel 150 kW).
- Bố trí hệ thống báo cháy tự động, bao gồm:
+ Hệ thống báo cháy.
+ Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường trong và ngoài nhà.
+ Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler.
+ Phương tiện thiết bị chữa cháy bằng các bình xách tay.
+ Hệ thống đèn thoát hiểm và chiếu sáng sự cố.
+ Bố trí bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình, thao tác an toàn, và biển báo ở vị trí dễ đọc tại các phân xưởng, kho phải có, ví dụ như một số loại biển báo sau:
- Trong nhà xưởng, văn phòng và các hạng mục khác có nguy cơ hỏa hoạn đều bố trí hệ thống đầu báo khói, báo nhiệt cùng với hệ thống tủ báo cháy. Đặc biệt là khu vực kho chứa nguyên liệu, hóa chất; kho lưu giữ CTNH.
- Xây dựng nội quy, quy định về phòng cháy chữa cháy.
- Bố trí nhân lực: 5 người quản lý các khu vực và chịu trách nhiệm giám sát các khu vực có nguy cơ phòng cháy chữa cháy và chung của nhà máy.
- Hệ thống chữa cháy cấp nước vách tường
+ Đối với hệ thống chữa cháy cấp nước vách tường: các họng được thiết kế đảm bảo bất kỳ điểm nào của công trình cũng được vòi vươn tới, tâm họng nước được bố trí
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
su đường kính D50mm dài 20m và một lăng phun đường D50mm và các khớp nối, lưu lượng phun 2,5l/s và áp lực các họng đảm bảo chiều cao cột nước đặc ≥ 6m, bán kính hoạt động của mỗi họng đến 26m.
+ Khi có sự cố xảy ra, nhân viên chữa cháy khởi động máy bơm chữa cháy để bơm nước vào đường ống, sau đó đến các họng tủ chữa cháy gắn cuộn vòi, lăng phun vào van nước chữa cháy và mở van nước để tiến hành chữa cháy.
- Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler:
+ Hệ thống bao gồm: máy bơm, máy bơm bù áp lực, van báo động, đầu phun Sprinkler, đường ống cấp nước, …
+ Nguyên lý làm việc: Hệ thống làm việc trên nguyên lý tự động ở trạng thái thường trực chữa cháy. Bơm bù sẽ duy trì áp lực trong hệ thống lớn hơn áp lực cần thiết chữa cháy từ 5 kgf/cm2-6 kgf/cm2. Khi có cháy xảy ra, nhiệt độ của đám cháy sẽ làm cho bầu thủy tinh của đầu phun bị vỡ, nước trong đường ống sẽ phun ra để dập tắt đám cháy. Khi nước phun tạo ra sự chênh lệch áp suất trong van báo động làm tấm chắn của van mở ra và tác động lên các tiếp điểm để truyền tín hiệu về tủ điều khiển khởi động bơm chữa cháy. Ngoài ra bơm chữa cháy còn có thể khởi động bằng tay bằng việc ấn nút khởi động ở tủ điện điều khiển máy bơm.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để trách trường hợp chập điện gây cháy.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý PCCC, trình duyệt thiết kế PCCC của dự án. Hiện tại, dự án đã có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 82/TD-PCCC ngày 28/6/2011, số 85/TD-PCCC ngày 12/8/2013, số 18/TD- PCCC ngày 20/01/2016 của Sở Cảnh sát PCCC thành phố Hải Phòng; Công văn nghiệm thu số 777/SCSPCCC-HDPC ngày 03/7/2012 của Sở Cảnh sát PCCC thành phố Hải Phòng; số 28/CSPCCC-HDPC ngày 04/4/2016; số 60/CSPCCC-HDPC ngày 15/4/2016.
Công văn số 357/TD-PCCC ngày 31/7/2023 của Công an thành phố Hải Phòng cho dự
án cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng của công trình.
- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu quy phạm phòng chống cháy nổ:
đặc biệt khu vực trạm biến thế, các bảng điện.
- Quy định các khu vực cấm lửa và các khu vực dễ gây cháy.
- Một vấn đề khác rất quan trọng là sẽ tổ chức ý thức phòng cháy chữa cháy tốt cho toàn bộ nhân viên trong nhà máy. Việc tổ chức này đặc biệt chú ý đến các nội dung sau:
+ Tổ chức học tập nghiệp vụ; tất cả các khu vực dễ cháy đều có tổ nhân viên kiêm nhiệm công tác phòng hỏa. Các nhân viên này được tuyển chọn, được huấn luyện, thường xuyên kiểm tra.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
+ Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên. Huấn luyện cho toàn thể cán bộ công nhân viên các biện pháp phòng cháy chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Lắp đặt các tiêu lệnh PCCC tại những vị trí dễ nhìn.
- Phối hợp với cơ quan PCCC để diễn tập nhằm nâng cao khả năng ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
- Phương tiện chữa cháy:
Bảng 3. 11. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy bố trí tại cơ sở
TT Phương tiện chữa cháy Số lượng
1 Đèn sự cố 94
2 Đèn thoát hiểm 48
3 Nút ấn khẩn cấp 44
4 Chuông báo cháy 44
5 Bình chữa cháy loại xe đẩy 35kg 41
6 Bình bột loại 2 kg, 4 kg và 8 kg 162
7 Bình khí CO2 loại 5 kg và 3 kg 123
8 Họng chữa cháy bố trí bên trong và ngoại vi xưởng 76
9 Đầu dò khói 316
10 Đầu dò nhiệt 0
Ngoài ra, một số thiết bị PCCC khác
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
Hình 3. 26. Một số hình ảnh và thiết bị PCCC tại cơ sở - Sơ đồ ứng cứu sự cố cháy nổ
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở “Sản xuất tấm quang điện mặt trời tại Việt Nam”
Hình 3. 27. Sơ đồ ứng cứu sự cố khi cháy nổ tại cơ sở
* Các biện pháp giảm thiểu riêng:
- Đối với hệ thống điện và thiết bị điện
+ Kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động của thiết bị điện và hệ thống tải, cấp điện. Kiểm tra thường xuyên nhiệt độ bề mặt của động cơ điện và phải ngừng hoạt động để xem xét khi nhiệt độ đó trên 1500C.
+ Trong các công đoạn sản xuất yêu cầu động cơ điện phải có hộp bảo vệ chống bụi, hóa chất rơi vào.
+ Thiết bị khởi động máy móc thiết bị trong xưởng phải là khởi động từ, không cho phép sử dụng cầu dao làm thiết bị khởi động.
+ Phải tách riêng nguồn điện sản xuất, nguồn điện bảo vệ, chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn lối thoát nạn và điện phục vụ hệ thống PCCC. Dây điện, cáp điện phải đi trong máng.
+ Các thiết bị tiêu thụ điện lắp đặt trong xưởng sản xuất, các kho chứa nguyên liệu và thành phẩm phải là loại thiết bị chống nổ và phải có các thiết bị bảo vệ như Áptomat, cầu dao được lắp đặt trong các tủ, hộp kín.
+ Phải trang bị đèn chiếu sáng sự cố trên lối thoát (EXIT) tại các cửa ra vào và đèn Người phát hiện cháy nổ - dập
ngay nếu có thể
Thông báo cho cán bộ quản lý của Nhà máy
Thông báo cho đội ứng cứu của Công ty
Thông báo các cán bộ phụ trách tham gia ứng cứu
Các đơn vị, lực lượng cùng
tham gia ứng cứu
Tổ chức, bố trí cán bộ nhân viên và điều động đẩy đủ phương tiện thiết
bị tham gia ứng cứu
Thông báo cho chính quyền địa phương, lực
lượng PCCC ...