Chứng minh qua bài thơ

Một phần của tài liệu Bộ đề hsg van 8 (Trang 43 - 46)

PHẦN II.TẠO LẬP VĂN BẢN.(14,0 điểm)

2. Chứng minh qua bài thơ

* Ông đồ là bài thơ toàn bích về nội dung: Thể hiện lòng thương cảm và niềm hoài cổ về một lớp người đã tàn tạ.

a. Hình ảnh ông đồ thời kỳ đắc ý

- Nổi bật giữa trung tâm bức tranh tết đến xuân về là hình ảnh ông đồ. Ông đang là trung tâm chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ, tôn vinh của mọi người: Hình ảnh ông hoà cùng cái đông vui, náo nức của phố phường ngày giáp Tết. Ông chính là một trong những nơi gặp gỡ, hội tụ của văn hoá - tâm linh người Việt một thời.

b. Ông đồ thời kỳ bị quên lãng

- Cũng như bức tranh trước, ở đây, ông đồ vẫn là hình ảnh trung tâm của bức tranh, là đối tượng miêu tả chính của tác giả. Nhưng ngoại trừ điều đó, xung quanh ông, mọi sự đã thay đổi. Ông đồ "vẫn ngồi đấy", giữa phố xá đông đúc người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng,

9

không ai biết, "không ai hay".

- Nỗi buồn tủi thấm đẫm lên cả những vật vô tri vô giác. Ông đồ "ngồi đấy" chứng kiến và nếm trải tấn bi kịch của cả một thế hệ. Đó là sự tàn tạ, suy sụp hoàn toàn của nền Nho học.

Hình ảnh "lá vàng" lìa cành và "mưa bụi bay" trong trời đất mênh mang là những ẩn dụ độc đáo cho sự tàn tạ, sụp đổ đó.

- Hai khổ thơ tả cảnh nhưng chính là để thể hiện nỗi lòng của người trong cảnh. Đó là nỗi xót xa lặng lẽ, nỗi đau đớn ngậm ngùi của lớp nhà nho buổi giao thời.

c. Ông đồ - người "muôn năm cũ"

- Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa Tứ thơ: cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh "người muôn năm cũ" gợi lên trong lòng người đọc niềm cảm thương, tiếc nuối vô hạn.

- "Người muôn năm cũ", trước tiên là các thế hệ nhà nho và sau đó còn là "bao nhiêu người thuê viết" thời đó. Vì vậy, "hồn" ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm nghìn năm.

- Hai câu cuối là câu hỏi nhưng không để hỏi mà như một lời tự vấn. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối bài thơ như rơi vào im lặng mênh mông nhưng từ đó dội lên bao nỗi niềm. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ mới. Đó còn là nỗi mong ước tìm lại, gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua.

d. Ông đồ là bài thơ toàn bích về nghệ thuật:

- Hình thức nghệ thuật bài thơ rất bình dị nhưng có một sức truyền cảm nghệ thuật lớn để cho nội dung, cảm xúc của bài thơ có sức sống bền bỉ lâu dài trong lòng người đọc. Thể thơ ngũ ngôn (năm chữ): đây là thể thơ linh hoạt có khả năng biểu hiện phong phú, rất thích hợp với việc thể hiện tâm trạng và diễn tả những tâm tình cảm xúc sâu lắng.

- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ:

+ Kết cấu đầu cuối tương ứng. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc.

+ Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người.

- Ngôn ngữ thơ trong sáng, bình dị đồng thời cô đọng, có sức gợi lớn trong lòng người - Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ được sử dụng rất thành công

- Hình ảnh thơ giản dị nhưng hàm súc, không mới mẻ nhưng gợi cảm. Kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, tả cảnh ngụ tình gợi liên tưởng đến tâm trạng nhân vật.

* Kết bài:. Đánh giá khái quát

- Ông đồ là "một áng thơ toàn bích" ở từng câu, từng chữ, từng ý thơ. Bài thơ có 20 dòng, mỗi dòng có năm chữ, mỗi khổ bốn câu nhưng câu nào cũng hay, thậm chí có câu đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Lời thơ nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng ý thơ ngoài lời, để lại trong tâm tư người nỗi nghẹn ngào, xúc động lẫn tiếc thương, day dứt.

- Có thể nói, bài thơ Ông đồ là kết tinh phong cách nghệ thuật của hồn thơ Vũ Đình Liên, là

"một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới."

ĐỀ SỐ 18PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay Tiếng lích rích chim sâu trong lá Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện Sẽ được nhìn thấy các bà tiên Thấy chú bé đi hài bảy dặm Quả thị thơm cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ Đã nuôi em khôn lớn từng ngày Tay bồng bế, sớm khuya vất vả Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

(Nói với em- Vũ Quần Phương) Câu 1. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

Câu 3. Nội dung của bài thơ nói với chúng ta điều gì?

Câu 4. Từ bài thơ trên em rút bài học cho bản thân.

PHẦN II.TẠO LẬP VĂN BẢN.(14,0 đim)

Câu 1. (4.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ khổ thơ cuối của bài thơ.

Câu 2 (10,0 điểm)

Khát vọng tự do là một trong những tư tưởng phổ biến trong nhiều tác phẩm thơ ca Việt Nam hiện đại trước 1945. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua hai đoạn thơ sau:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua, Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi, Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

(Trích Nhớ rừng - Thế Lữ) và:

Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !

Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !

( Trích Khi con tu hú - Tố Hữu) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 18

CÂU NỘI DUNG ĐIỂ

M

I ĐỌC HIỂU 6.0

1 - Các phương thức biểu đạt: Biểu cảm, nghị luận. 1.0

2 - Bài thơ sử dụng phép điệp ngữ: “Nếu nhắm mắt”.

-Tác dụng: - Nhấn mạnh lời khuyên chân thành tha thiết của nhà thơ với mỗi con người để cảm nhận được và tưởng tưởng ra những điều thú vị và thiêng liêng trong cuộc sống - Tạo cho lời thơ một âm điệu nhịp nhàng, hấp dẫn.

1.0

3 - Nội dung của bài thơ là lời khuyên với mỗi chúng ta nếu nhắm mắt mà nghe, mà nghĩ rồi tưởng tượng, chúng ta có thể thấy, gặp được những điều tốt đẹp mà chúng ta cần, chúng ta hằng mơ ước, những điều rất gần gũi nhưng vô tình chúng ta đã bỏ qua.

2.0

4 -Từ bài thơ trên em rút bài học cho bản thân là: mỗi người hãy biết điềm tĩnh lắng nghe,suy nghĩ về cuộc sống , về những người thân yêu của chúng ta thì chúng ta sẽ cảm nhận được những điều tốt đẹp ngay trong cuộc sống xung quanh ta.

2.0

II TẠO LẬP VĂN BẢN 14.0

1 *Về kĩ năng

- Biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

- Ý tưởng sáng tạo, thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của mình.

- Văn phong trong sáng, có cảm xúc; lập luận chặt chẽ, kết hợp tốt các phương thức biểu đạt trong hành văn.

1.0

*Về nội dung: Thí sinh có thể trình bày quan điểm của mình theo nhiều cách. Nhưng dù viết theo cách nào cũng phải làm rõ được vấn đề nghị luận.

Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:

1.Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hãy nghĩ về những yêu thương chăm chút, những vất vả

3.0

khó nhọc của cha mẹ khi nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn từng ngày và sống sao cho xứng đáng với những tình cảm ấy.

2. Bàn luận vấn đề.

- Khẳng định tình yêu thương của cha mẹ với mỗi con người:

+ Đó là tình cảm thiêng liêng cao cả, tình cảm ấy không chỉ nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành mà còn là nguồn động lực to lớn giúp ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại.

+ Để nuôi dưỡng chúng ta nên người,cha mẹ đã phải chịu biết bao nỗi vất vả đắng cay.- Mỗi chúng ta cần phải thấu hiểu, biết ơn cha mẹ, từ đó phải biết sống sao cho xứng đáng với những vất vả hi sinh mà cha mẹ đã dành cho mình.

3. Phê phán những người con bất hiếu với cha mẹ.

4. Rút ra bài học cho bản thân.

2 I. Yêu cầu chung

- Học sinh tạo lập được một văn bản nghị luận văn học hoàn chỉnh, bàn, phân tích một nội dung liên quan đến hai tác phẩm đã học.

- Trình bày rõ ràng, ít mắc lỗi diễn đạt, chính tả, có cảm xúc khi viết.

1.0

Một phần của tài liệu Bộ đề hsg van 8 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w