Tập làm văn ( 14,0 điểm)

Một phần của tài liệu Bộ đề hsg van 8 (Trang 137 - 142)

Câu 1: (4.0 điểm)Từ nội dung gợi ra ở phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của lối sống chân thực trong cuộc sống.

Câu 2: (10.0 điểm) Bàn về thơ, Đuy - bờ - Lây cho rằng: “ Thơ là người thư ký trung thành của trái tim”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc cảm nhận bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 56

CÂU NỘI DUNG ĐIỂ

M

I ĐỌC HIỂU 6.0

1 Phương thức biểu đạt chính: - Biểu cảm

- Thể thơ: Tự do. 1.0

2 Trước khi nhắm mắt, người cha dặn con suốt đời phải làm người chân thật. 2.0 3 - Biện pháp tu từ: (1.0 điểm)

+ Điệp ngữ ( Điệp cấu trúc: “Dù ai ...cũng không ...”

+ Đối lập tương phản giữa hành động và thái độ trong 4 câu thơ:

“Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu”

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: ngon ngọt nuông chiều.

- Tác dụng: (1.0 điểm)

+ Nhấn mạnh sự kiên định, giữ vững lập trường, thái độ sống chân thật.

+ Tạo cho câu thơ có nhịp điệu, giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm.

2.0

4 Hình thức đoạn văn từ 5-7 câu, diễn đạt mạch lạc. Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, có sự lí giải phù hợp có thể theo một trong các hướng sau:

- Đồng tình: Vì yêu ghét rạch ròi là thái độ sống cần có của con người. Thái độ sống dứt khoát được thể hiện ở cụm từ : “cứ bảo”, nói ngay không cần phải suy nghĩ. Đó là biểu hiện của lối sống chân thật ...

- Không đồng tình: Vì sự đời không phải cứ “Yêu ai cứ bảo là yêu/Ghét ai cứ bảo là ghét”

được. Thực tế cũng có những lúc vì một lí do nào đó buộc con người phải nói khác ý mình đi... Vì vậy vấn đề nằm ở chỗ ta có đủ dũng khí để nói đúng, sống chân thật hay không thôi...

2.0

II TẠO LẬP VĂN BẢN 14

1 1.Về kĩ năng:

- Đảm bảo thể thức một đoạn văn đúng dung lượng

-Trình bày rõ ràng mạch lạc, đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.5

2. Về kiến thức:

* Yêu cầu về kiến thức:

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau:

1. Giải thích:

- Sống chân thật là lối sống ngay thẳng, thật thà,chân thành, không dối trá, sống đúng với tính cách, giá trị của bản thân, nhất quán giữa bên trong và bên ngoài, dám chịu trách nhiệm việc mình làm.

2. Bàn luận:

- Sống chân thật là một phẩm chất đáng quý của con người. Người sống chân thật sẽ luôn được nhận được sự tin yêu, tôn trọng cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và thanh thản. Đây là một thước đo giá trị đạo đức của con người.

- Người sống chân thật sẽ nhận ra được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân. Từ đó tìm cách phát huy, khắc phục, sửa đổi để hoàn thiện bản thân.

- Phê phán những người sống giả dối, không dám sống thật với chính mình.

3. Mở rộng:

Trong một số trường hợp, thành thật cần sự khéo léo, tế nhị, tránh gây tổn thương cho người khác.

4. Bài học:

- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của lối sống chân thật.

- Chân thật là lối sống tích cực cần được nhân rộng, bởi có như vậy cuộc sống mới ý nghĩa, tốt đẹp.

3.5

- Rèn luyện lối sống chân thật từ những việc làm nhỏ hàng ngày.

2 1.Về kĩ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả.

1.0

2.Về nội dung:

- Giới thiệu khái về tác giả và bài thơ:

- Bài thơ “Nhớ rừng” đã ghi chép chân thành tâm trạng xót xa uất hận, chán ghét thực tại tầm thường, giả dối , tù túng, mất tự do, bị giam cầm của một con hổ khi bị sa cơ. Đó cũng chính là khao khát tự do của chính tác giả và lớp người như ông khi sống trong hoàn cảnh xã hội ngột ngạt dưới chế độ thực dân nửa phong kiến (Phân tích dẫn chứng đoạn 1,4).

- Qua hình tượng con hổ, nhà thơ thể hiện niềm khát khao tự do mãnh liệt, cháy bỏng qua sự hồi tưởng về núi rừng oai nghiêm, bí ẩn, nhớ tiếc quá khứ vàng son đầy quyền uy (Tập trung phân tích đoạn 2,3). Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên uy nghi, lẫm liệt, ngự trị tối cao trong vương quốc của chính mình. “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” – Câu cảm thán, câu hỏi tu từ diễn tả nỗi lòng day dứt, tâm sự u uất, tuyệt vọng của con hổ về quá khứ huy hoàng hay cũng chính là của tác giả, của người dân Việt Nam về thời oanh liệt, lẫy lừng của cha ông.

- Nhà thơ gửi gắm dòng hoài niệm về quá khứ vàng son, oai hùng đã lùi vào dĩ vãng, đẹp như như một giấc mơ. Đáng quý hơn là khát vọng vượt lên những điều tầm thường, nhỏ bé để vươn lên những điều cao cả, đẹp đẽ, thiêng liêng.(Phân tích khổ cuối).

- Tâm sự của nhà thơ thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc: Cảm hứng lãng mạn, phóng khoáng, hình ảnh thơ đẹp, táo bạo, giàu màu sắc hội họa và mang ý nghĩa biểu tượng cao, ngôn ngữ thơ giàu giá trị biểu cảm. Ta cảm nhận được nỗi uất ức tột cùng và khát vọng mãnh liệt của con hổ hay chính là tâm sự thiết tha của nhà thơ.

=> Như vậy bài thơ chính là người thư kí trung thành của trái tim đa sầu, đa cảm và mang nhiều uất ức của thi nhân. Bằng bài thơ, Thế Lữ đã bộc lộ hết những nhịp đập tha thiết của trái tim mình, giãi bày lòng mình trên trang giấy để đi tìm nhịp đập đồng điệu của trái tim bạn đọc.

3. Bình luận, đánh giá:

- Những tâm sự của tác giả được bạn đọc đón nhận, chia sẻ và làm lay động bao trái tim của người Việt Nam yêu nước vì tâm sự của ông cũng chính là nỗi lòng của những người Việt Nam mất nước khi đó.

- Ý kiến có giá trị định hướng cho người sáng tác. Người nghệ sĩ muốn đưa tác phẩm của mình đến được với trái tim độc giả thì những cảm xúc của họ cũng phải xuất phát từ trái tim mình.

- Đọc thơ hay, gặp gỡ “trái tim” người nghệ sĩ, người đọc được thanh lọc tâm hồn mình hơn.

9.0

ĐỀ SỐ 57PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Hơi ấm ổ rơm

Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm Bà mẹ đón tôi trong gió đêm

"Nhà mẹ hẹp, nhưng còn mê chỗ ngủ"

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng, Trong hơi ấm hơn ngàn chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò.

Hạt gạo nuôi tất thảy chúng ta no, Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái dịu ngọt lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người./

(Nguyễn Duy – Cát trắng) Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ rong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

Câu 3: Em có cảm nhận gì về hình ảnh người mẹ trong bài thơ?

Câu 4: Nêu chủ đề bài thơ.

II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 ĐIỂM) Câu 1: (4,0 điểm)

Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn. (Marilin Vos Savant). Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Câu 2: (10,0 điểm)

Nhà văn A-na tô-li Phơ-răng nói: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người. Em hiểu gì về câu nói trên của nhà văn Pháp? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản qua hai bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) và Khi con tu hú (Tố Hữu).

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 57

CÂU NỘI DUNG ĐIỂ

M

I ĐỌC HIỂU 6.0

1 - Phương thức biểu đạt : biểu cảm 1.0

2 -Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

Biện pháp so sánh.

Tác dụng: thể hiện sự ấm áp, hạnh phúc, cảm động về nghĩa tình người mẹ đồng chiêm dành cho mình.

1.0

3 HS có thể đưa ra nhiều cách cảm nhận khác nhau, trên cơ sở các gợi ý sau:

- Hình ảnh người mẹ nghèo trong bài thơ hiện lên trong một đêm người lính lỡ đường xin ngủ nhờ

- Mẹ sẵn sàng giúp đỡ người lính lỡ đường bằng sự ấm áp, ngọt ngào của tình yêu thương mộc mạc, dân dã mà đầy chu đáo ân tình…

- Người mẹ ấy có tấm lòng thật cao cả, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, dù hoàn cảnh của mình cũng khó khăn. Mỗi hành động, lời nói của mẹ đầy tình yêu thương như ruột thịt.

2.0

4 Nêu chủ đề bài thơ: 0,5 điểm

– Những suy nghĩ về tấm lòng thơm thảo, ấm áp, ngọt ngào của người mẹ nghèo, quê hương nghèo đã nuôi dưỡng sự sống và tâm hồn con người mà không phải ai cũng thấy được.

2.0

II TẠO LẬP VĂN BẢN 14.0

1 A. Yêu cầu về kĩ năng.

Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, lập luận chắc chắn; diễn đạt sáng rõ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

1

B. Yêu cầu về kiến thức.

1. Giải thích ý kiến

- Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời: vì (thất) bại lần đó nhưng lần sau có thể không bại nữa, sẽ giành được chiến thắng nếu ta tiếp tục chiến đấu, tiếp tục theo đuổi mục đích.

- Bỏ cuộc: tức là không theo đuổi mục đích nữa mà đầu hàng, buông xuôi, chấp nhận sự thất bại nhất thời. Đây là sự thất bại mãi mãi.

=> Câu nói nêu lên vấn đề: Trong cuộc sống không nên từ bỏ mục đích mà mình đang theo đuổi vì đó chính là chấp nhận sự thất bại vĩnh viễn. Muốn giành chiến thắng phải theo đuổi mục đích đến cùng.

2. Bàn luận ý kiến

- Khẳng định đây là ý kiến đúng. Trong hành trình đi đến mục đích, con người không chỉ có thắng mà còn có bại: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại” (Tố Hữu).

- Không thể không đau buồn khi thất bại nhưng con người phải biết đứng lên sau thất bại.

Bởi trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công. Chỉ có đứng lên tiếp tục thực hiện mục đích chúng ta mới có cơ hội giành chiến thắng. Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố (Đặng Thùy Trâm).

- Động lực giúp mỗi người đứng lên sau thất bại là khát vọng, ý chí, nghị lực, quyết tâm.

Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường. Khi con người dám ước mơ lớn, họ sẽ biết cách

3.0

sống vĩ đại.

- Thực tiễn đã cho thấy còn nhiều người, nhất là thanh niên trước khó khăn trở ngại trong cuộc sống thường né tránh, buông xuôi đầu hàng, sống thiếu niềm tin… Một số người thất bại bị cuốn theo cái xấu, cái tầm thường, bi quan, bế tắc và có những hành vi tiêu cực.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Cần nhận thức rằng mỗi người phải tự đứng dậy sau thất bại và tiếp tục theo đuổi lí tưởng, mục tiêu cuộc đời mình. Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có ngàn lí do để cười.

- Cần ra sức trau dồi, rèn luyện ý chí, nghị lực cũng như sự bền lòng phấn đấu trong học tập và nỗ lực theo đuổi mục tiêu đã đặt ra.

2 * Yêu cầu về kỹ năng:

- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết vận dụng các phép lập luận để làm bài văn nghị luận văn học chứng minh một nhận định.

- Biết cách chọn lọc dẫn chứng để phân tích làm sáng tỏ vấn đề. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt (có suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc...)

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

1

* Yêu cầu về kiến thức:

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

I. Mở bài:

Dẫn dắt, đưa nhận định II. Thân bài:

1. Giải thích:

Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó.

Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.

2. Chứng minh:

HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:

a. Luận điểm 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:

- Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)

- Bài thơ “Ngắm trăng”:

- Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa.

Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)

- Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)

- Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)

b. Luận điểm 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:

- Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối:

d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.

- Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.

c. Luận điểm 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc 9

1 7 1

5

2

1 1.5

quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).

3. Tổng hợp:

- Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.

- Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

III. Kết bài: Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ…

1

1 ĐỀ SỐ 58

Một phần của tài liệu Bộ đề hsg van 8 (Trang 137 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w